Đề cương ôn tập nghề Tin học THCS

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Vĩnh | Ngày 14/10/2018 | 64

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập nghề Tin học THCS thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGHỀ TIN HỌC VĂN PHÒNG
BẬC THCS

I. Lý thuyết
1. Đối tượng và công cụ lao động của nghề Tin học văn phòng:
( Đối tượng:
- Các chương trình ứng dụng trong công tác văn phòng như thư điện tử, soạn thảo văn bản, bảng tính, hệ điều hành hệ quản trị CSDL…
- Các loại văn bản hành chính, bảng biểu trong công việc văn phòng
- Tài nguyên trên mạng
( Công cụ:
- Máy vi tính, các thiết bị kết nối mạng internet
- Các thiết bị lưu trữ dữ liệu
- Máy in, máy fax, máy photocopy, điện thoại.
2. Các yêu cầu của nghề Tin học văn phòng đối với người lao động?
- Phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp THCS, tiếng Anh trình độ A, kiến thức cơ bản về tin học, hiểu biết các văn bản quản lý nhà nước, có tính sáng tạo, thẩm mỹ
- Sử dụng máy vinh tính thành thạo và biết sử dụng các phần mềm liên quan đến công tác văn phòng
- Yêu thích công việc của nghề, làm việc cẩn thận, chính xác, kiên trì
- Có sức khỏe trung bình, không bệnh tật.
3. Hệ điều hành là gì? Cho 2 ví dụ về hệ điều hành?
( Hệ điều hành:
- Hệ điều hành là một chương trình chạy trên máy tính, dùng để điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng và các tài nguyên phần mềm trên máy tính. - Hệ điều hành đóng vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và phần cứng máy tính, cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng phát triển và thực hiện các ứng dụng của họ một cách dễ dàng.
( 2 ví dụ về hệ điều hành: Hệ điều hành MSDOS, hệ điều hành WINDOWS
4. Phần mềm ứng dụng là gì? Cho ví dụ?
- Phần mềm ứng dụng là chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể.
- Ví dụ: Phần mềm soạn thảo văn bản Word, phần mềm đồ MS Paint, phần mềm Excel…
5. Nêu các thành phần cơ bản của máy tính?
- Các thành phần cơ bản của máy tính gồm: Bộ xử lý trung tâm (CPU), bộ nhớ (bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài), thiết bị nhập xuất thông tin (Input/Output)
6. Bộ nhớ trong là gì? Các thành phần của bộ nhớ trong?
- Bộ nhớ trong được hiểu là các loại bộ nhớ nằm nội bộ bên trong thùng máy.
- Các thành phần của bộ nhớ trong gồm:
+ Bộ nhớ đệm nhanh (cache memory)
+ Bộ nhớ chính (main memory): Gồm bô nhớ ROM (bộ nhớ chỉ đọc) và bộ nhớ RAM (bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên).
7. Ví dụ về bộ nhớ ngoài: Đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD/DVD, USB…
8. Ví dụ về thiết bị vào: Chuột, bàn phím, máy quét…
9. Ví dụ về thiết bị ra: Màn hình, máy in, máy vẽ…

10. Các thành phần cơ bản trong cửa sổ làm việc của hệ điều hành Windows:
- Thanh tiêu đề: Chứa tên của chương trình hoặc cửa sổ đang mở
- Hộp điều khiển (Control box): Nằm trên thanh tiêu đề, là biểu tượng của cửa sổ chương trình
- Nút điều khiển: Nằm trên thanh tiêu đề, làm nhiệm vụ đóng cửa sổ, phóng to, thu nhỏ, khôi phục kích thước cửa sổ
- Thanh menu (Menu bar): Chứa các nhóm lệnh của cửa sổ chương trình
- Thanh công cụ (Toolbar): Chứa các nút lệnh thông dụng của cửa sổ chương trình
- Thanh địa chỉ (Address Bar): Chứa địa chỉ hoặc đường dẫn của đối tượng hiện thời
- Thanh cuốn dọc (Vertical Scroll Bar): Nếu nội dung của cửa sổ không đủ hiển thị theo
chiều dọc trong phạm vi của cửa sổ chương trình thì thanh cuốn dọc sẽ xuất hiện giúp bạn xem các phần
bị che khuất
- Thanh trạng thái (Status bar): Nằm ở dưới cùng của cửa sổ, thông báo trạng thái.
11. Liệt kê các thao tác với chuột: Di chuyển chuột, nháy chuột, nháy nút phải chuột, nháy đúp chuột, kéo thả chuột.
12. Sắp xếp thứ tự đơn vị đo dung lượng từ nhỏ đến lớn:
- bit, bye, KB, MB, GB, TB, PB
Trong đó:
1 byte = 8 bit
1KB = 1024 byte
1MB = 1024 KB = 1024x1024 byte
1GB = 1024 MB = 1024x1024 KB = 1024x1024x1024 byte
1TB = 1024 GB = 1024x1024 MB = 1024x1024x1024 KB = 1024x1024x1024x1024 byte
1PB = 1024 TB = 1024x1024 GB = 1024x1024x1024 MB = 1024x1024x1024x1024 KB
= 1024 x 1024 x 1024 x 1024 x
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Vĩnh
Dung lượng: 210,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)