Đề cương ôn tập kỳ II địa 9 tham khảo

Chia sẻ bởi Lý Đình Dũng | Ngày 16/10/2018 | 68

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập kỳ II địa 9 tham khảo thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Tiết: 1,2
ÔN TẬP THI HỌC KỲ II
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
Ngày giảng: 9a..../...../2016
9b..../.....2016

Những tiềm năng phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ:
a. Về tự nhiên:
- Vị trí địa lí :
+ Là cầu nối giữa Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ với đồng Bằng Sông Cửu Long + Đầu mối giao thông quan trọng của các tỉnh phía nam với cả nước và quốc tế.
- Địa hình: Địa hình thoải, đất ba zan, đất xám (Thuận lợi xây dựng mặt bằng, phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Khí hậu: Cận xích đạo nóng ẩm thích hợp trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.
- Sông ngòi: Hệ thống sông Đồng nai ( Cung cấp nước tưới sản xuất nông nghiệp, phát triển thuỷ điện, thuỷ sản.
- Tài nguyên:
+ Đất trồng: Đất ba zan, đất feralit đỏ vàng, đất xám, đất phù sa.
+ Khoáng sản: Dầu mỏ và khí đốt ở thềm lục địa, bô xít.
+ Thuỷ sản: Vùng biển ấm ngư trường lớn nên nguồn hải sản dồi dào.
b. Về kinh tế - xã hội:
- Nguồn lao động dồi dào, nhân dân có nhiều kinh nghiệm, năng động, trình độ tay nghề cao
- Cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện.
- Tỉ lệ dân thành thị cao nhất so với cả nước (55,5% ).
- Có sức thu hút đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước.
2. Tình hình phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ:
* Công nghiệp
- Công nghiệp tăng trưởng nhanh chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
- Cơ cấu sản xuất CN đa dạng, bao gồm các ngành như: Khai thác dầu khí, hóa dầu, điện tử, công nghệ cao… Là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.
- Trung tâm công nghiệp: TP HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu (TP HCM chiếm 50% giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng)
* Nông nghiệp
- Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước
- Cây công nghiệp cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, lạc, mía đường, đậu tương, thuốc lá, cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữa...).
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng phát triển.
- Thuỷ sản nuôi trồng và đánh bắt đem lại nguồn lợi lớn.
* Dịch vụ
- Khu vực dịch vụ rất đa dạng.
- TP HCM là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ và của cả nước.
- Đông Nam Bộ là địa bàn có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài.
- TP HCM là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước.
3. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía nam
- TP HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu là ba trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Bộ. Ba trung tâm này tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Công nghiệp là thế mạnh của vùng kinh tế Đông Nam Bộ: Chiếm 56,6% giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước (2002).
* Đông Nam Bộ có vai trò rất quan trọng trong phát triển công nghiệp của cả nước: Là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tỉ trọng GDP cao nhất so với cả nước (527,8 nghìn đồng). Giá trị gia tăng bình quân đầu người năm 2002 đạt 17,84 triệu đồng gấp 2,6 lần bình quân cả nước.
* Những vấn đề khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế:
- Tài nguyên khoáng sản nghèo.
- Diện tích rừng tỉ lệ thấp.
- Hiện tượng ô nhiễm nước bởi các chất thải của các khu công nghiệp .
* Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam :
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm: TP HCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.
- Diện tích: 28 nghìn km2.
- Dân số 12,3 triệu người năm 2002.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng không chỉ đối với Đông Nam Bộ mà còn đối với cả nước.
.......................................................................
Tiết: 3,4
ÔN TẬP THI HỌC KỲ II
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Ngày giảng: 9a..../...../2016
9b..../.....2016

Những tiềm năng phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông cửu long:
* Các bộ phận hợp thành ĐBSCL: Gồm 13 tỉnh, thành phố.
- Diện tích: 40.000 km2 (12% dt cả nước). Dân số: Hơn 17,4 triệu người (20,7% dân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lý Đình Dũng
Dung lượng: 172,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)