đề cương ôn tập học kì I

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Diệp | Ngày 16/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: đề cương ôn tập học kì I thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I
Môn ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2008 -2009
♫♫♫

Bài 6: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
II. Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới:
Công cuộc đổi mới kinh tế nước ta bắt đầu từ năm 1986.
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành:
Giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.
Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ.
Sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:
Nước ta có 7 vùng kinh tế:
Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Đồng bằng sông Hồng.
Bắc Trung Bộ.
Duyên hải Nam Trung Bộ.
Tây Nguyên.
Đông Nam Bộ.
Đồng bằng sông Cửu Long.
Ba vùng kinh tế trọng điểm:
+ Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc.
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: tp Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An.
Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Phát triển kinh tế nhiều thành phần, từ nền kinh tế chủ yếu là Nhà nước, tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
Những thành tựu và thách thức:
Thành tựu:
Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc.
Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa.
Đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
Khó khăn:
Nhiều tỉnh, huyện nhất là ở miền núi còn các xã nghèo.
Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm.
Vấn đề việc làm, phát triển văn hóa, giáo dục còn nhiều bất cập.
Những biến động trên thị trường thế giới, những thách thức khi tham gia AFTA, WTO …

Bài 8: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
Ngành trồng trọt:
Cây lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn …
Lúa là cây lương thực chính, được trồng khắp nơi trên đất nước ta nhưng tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
Cây công nghiệp: phân bố ở cả 7 vùng sinh thái nông nghiệp cả nước, nhưng tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Vùng


Cây
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Đồng bằng sông Hồng

Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ

Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

Cây công nghiệp hằng năm
Lạc

x
xx

x
x



Đậu tương
x
x


x
xx
x


Mía


x
x

x
xx


Bông




x
x



Dâu tằm




x




Thuốc lá





x


Cây công nghiệp lâu năm
Cà Phê




xx
x



Cao su




x
xx



Hồ tiêu


x
x
x
xx



Điều



x
x
xx



Dừa



x


xx


Chè
xx



x




Bài 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN.
Thủy sản:
Nguồn lợi thủy sản:
Khai thác thủy sản ở:
+ Thủy sản nước ngọt: sông, ao, hồ, đầm…
+ Thủy sản nước lợ: Bãi triều, rừng ngập mặn,…
+ Thủy sản nước mặn: trên mặt biển.
Bốn ngư trường lớn:
+ Ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa-Vũng Tàu
+ Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang.
+ Ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh.
+ Ngư trường quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
Nuôi trồng thủy sản có tiềm năng rất lớn cả về thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn.
Khó khăn: bão, gió mùa đông bắc, môi trường suy thoái, ít vốn đầu tư.
Sự phát triển và phân bố thủy sản:
Khai thác thủy sản:
+ Sản lượng tăng khá nhanh và liên tục.
+ Các tỉnh dẫn đầu: Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận.
Nuôi trồng thủy sản:
+ Phát triển nhanh, đặc biệt là tôm, cá.
+ Các tỉnh có sản lượng lớn nhất là Cà Mau, An Giang, Bến Tre.
Hoạt động
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Diệp
Dung lượng: 107,50KB| Lượt tài: 5
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)