đề cương ôn tập địa lý và lịch sử 9

Chia sẻ bởi Đoàn Dương Duy | Ngày 16/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: đề cương ôn tập địa lý và lịch sử 9 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ LỚP 9 HKI
--------(((--------
BÀI 1: Các dân tộc ở Việt Nam:
- Nước ta có 54 dân tộc, người Việt (Kinh) chiếm đa số. Mỗi dận tộc có đặc trưng về văn hóa, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán…
- Người Việt là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nhiều nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo. Người Việt là lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học – kĩ thuật
- Các dân tộc ít người có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất, đời sống.
- Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
2/ Phân bố các dân tộc:
2.1/ Dân tộc Việt (Kinh): phân bố rộng khắp trong cả nước, tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng, trung du và ven biển.
2.2/ Các dân tộc ít người:
- Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Sự khác nhau về dân tộc và phân bố dân tộc:
+ Trung du và miền núi phía Bắc: dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông,…
+ Trường Sơn – Tây Nguyên: dân tộc Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho,…
+ Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: có các dân tộc Chăm, Khơ-me, Việt, Hoa.
* Giải thích:
-Do ảnh hưởng địa hình đồi, núi, giao thông khó khăn.
-Khí hậu khắc nghiệt.
-Tập quán canh tác trồng lúa nước ở đồng bằng.
BÀI 2: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ.
1/ Mật độ dân số và phân bố dân cư:
- Mật độ dân số ở nước ta cao (năm 2008 là 260 người/km2).
- Dân cư nước ta phân bố không đồng đều theo lãnh thổ:
+ Đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị; miền núi, dân cư thưa thớt.Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất, Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất.
+ Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng chênh lệch nhau (71,9% dân số sống ở nông thôn và 28,1% ở thành thị năm 2008).
BÀI 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển nông nghiệp.
NÔNG NGHIỆP.
1/ Các nhân tố tự nhiên:
1.1/ Tài nguyên đất.
- Đa dạng.
- Đặc điểm và phân bố:
+ Đất phù sa: khoảng 3 triệu ha, thích hợp cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày. Phân bố ở Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng ven biển miền Trung.
+ Đất feralit: trên 16 triệu ha, thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, chè, cao su), cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày (sắn, ngô,…). Phân bố ở trung du, miền núi.
1.2/ Tài nguyên khí hậu.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Phân hóa đa dạng, nhiều thiên tai (sương muối, rét hại, bão,…).
1.3/Tài nguyên nước: phong phú, phân bố không đều trong năm (lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô).
1.4/ Tài nguyên sinh vật: phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi.
2/ Các nhân tố kinh tế - xã hội:
2.1/ Dân cư và lao động nông thôn: chiếm tỉ lệ cao, nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
2.2/ Cơ sở vật chất – kĩ thuật: ngày càng hoàn thiện.
2.3/ Chính sách phát triển nông nghiệp: nhiều chính sách nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
2.4/ Thị trường trong và ngoài nước: ngày càng được mở rộng.
BÀI 4: TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ
1/ Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
- Vị trí địa lí: ở phía bắc đất nước, tiếp giáp Trung Quốc, Lào, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ.
- Lãnh thổ: chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ của cả nước, có đường bờ biển dài.
- Ý nghĩa: dễ giao lưu với nước ngoài và trong nước, lãnh thổ giàu tiềm năng.
2/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Đặc điểm: địa hình cao, cắt xẻ mạnh; khí hậu có mùa đông lạnh; nhiều loại khoáng sản, trữ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Dương Duy
Dung lượng: 79,07KB| Lượt tài: 2
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)