De cuong on tap dia ly hk1

Chia sẻ bởi Bùi Thị Vân Anh | Ngày 16/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: de cuong on tap dia ly hk1 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Đề cương địa lí 9
Câu 1 : Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư nước ta ?Nêu các biện pháp giải quyết sự phân bố dân cư chưa hợp lí ?
* Đặc điểm sự phân bố dân cư :
- Dân cư phân bố không đều :
+ Tập trung đông đồng bằng , ven biển ( 600người /km2)
+ Thưa thớt miền núi và cao nguyên ( 60người /km2 ).
+ Quá nhiều ở nông thôn ( 74% ) , quá ít ở thành thị ( 26% ).
* Giải thích :
- Các vùng đồng bằng , ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi sinh sống và phát triển kinh tế : Địa hình , đất đai , khí hậu , nguồn nước ...
- Dân số thành thị còn ít , chưa thu hút thị dân -> Tỉ lệ đân thành thị thấp, do tập quán sản xuất lâu đời của nhân dân sản xuất nông nghiệp -> Dân số tập trung nhiều ở nông thôn .
* Các biện pháp :
- Giẩm tỉ lệ gia tăng tự nhiên .
- Nâng cao mức sống của người dân .
- Phân công , phân bố lao động một cách hợp lí nhằm khai thác thế mạnh của từng vùng .
- Cải tạo xây dựng nông thôn mứi , thúc đẩy quá trình đo thị hoá nông thôn trên cơ sở phù hợp nhu cầu phát triển KT- XH.
Câu 2: Tại sao nói việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta ?Để giải quyết vấn đề này cần có các giải phấp nào ?
* Việc làm đang là vấn đề gay gắt do :
- Đặc điểm mùa vụ của nghành nông nghiệp , sự phát triển nghề nông thôn còn hạn chế -> Tình trạng thiếu việc làm lớn ( 2003: 22,3% ).
- Các khu vực thành thị tỉ lệ thât nghiệp tương đối cao .
- Đặc biệt số người trong độ tuổi lao động trong những năm gần đây tăng cao trong khi số việc làm tăng không kịp .
* Cách giải quyết :
- Công nghiệp hoá , hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn .
- Tăng vụ , cải tạo giống , chuyên canh các loại cây trồng có năng suất cao .
- Thay đổi kết cấu hạ tầng nông thôn .
- Mỡ thêm nhiều xí nghiệp , nhà máy thu hút lao động .
- Có chính sách xuất khẩu lao động hợp lí .
Câu 3: Cơ cấu dân số nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế xã hội ? Cần có biện pháp gì đẻ khắc phục những khó khăn này ?
* Thuận lợi : Theo cơ cấu đan số nước ta số người trong độ tuổi lao động khá cao bảo đảm ngồun lao động dồi dào cho việc phát triển kinh tế của đất nước . Ngoài ra hằng năm dân số nước ta tăng thêm > 1 triệu người tạo thêm nguồn lao động dự trữ lớn .
* Khó khăn : Tuy số lao động dồi dào, nguồn dự trữ lao động lớn son trong điều kiện sản xuất còn thấp kém, đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh chưa lâu nên mức phát triển kinh tế chưa đáp ứng nhu cầu đời sống của một số dân quá đông . Ngoài ra còn gây nhiều bất ổn về xã hội và bảo vệ môi trường .
* Các biện pháp khắc phục khó khăn :
- Công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước , mở mang nhiều khu công nghiệp , nhà máy, kêu gọi đầu tư các doanh nghiệp trong và ngoài nước để giải quyết dư thừa lao động, tạo nhiều việc làm cho người lao động .
- Nhà nước có chính sách hợp lí về xuất khẩu lao đống sang các nước công nghiệp tiên tiến vừa giảm bớt sức ép về thất nghiệp vừa tạo điều kiện cho người lao độngtiếp thu học hỏi kĩ thuật , nâng cao tay nghề .

Câu 4 : Hãy nêu một số thành tựu và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế nước ta?
* Thành tựu : - Sự tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc .
- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá .
- Trong công nghiệp có một số nghành công nghiệp trọng điểm .
- Sự phát triển sản xuất hàng hoá xuất khẩu thúc đỷ ngoại thương và đầu tư nước ngoài .
- Nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu .
* Khó khăn : - Nhiều tỉnh huyện nhất là miền núi còn các xã nghèo .
- Nhiều loại tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trườg bị ô nhiễm .
- Vấn đề việc làm, phát triển văn hoá , giáo dục , ytế ...chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội .
Câu 5: Vì sao nói tài nguyên đất , khí hậu ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp ?
* Tài nguyên đất : - Đất là tư liệu của nghành sản xuát nông nghiệp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Vân Anh
Dung lượng: 119,50KB| Lượt tài: 6
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)