ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÝ 9 HK II

Chia sẻ bởi Lê Thị Thúy Vy | Ngày 16/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÝ 9 HK II thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÝ HỌC KỲ II

Câu 1: Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐB SCL).
Địa hình:
Thấp, bằng phẳng.
Đất gần 4 triệu ha (đất phù sa ngọt 1.2 triệu ha, đất phèn và mặn 2.5 triệu ha).
Khí hậu: Cận xích đạo nóng ẩm, quanh năm mưa dồi dào, ít có thiên tai.
Sông ngòi: Sông ngòi, kênh rạch chằn chịt, có giá trị kinh tế, thuận lợi phát triển giao thông vân tải đường thủy, cung cấp nước trong mùa khô, nuôi trồng khai thác thủy hải sản, bồi đắp phù sa, thủy lợi.
Sinh vật, thực vật:
Rừng: Chủ yếu là rừng ngập mặn.
Sinh vật: Trên cạn và dưới nước rất phong phú.
Biển, hải đảo: Biển ấm, ngư trường rộng lớn, hải sản phong phú, ít thiên tai, nhiều ngư trường và đảo.
→ ĐB SCL có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực, thực phẩm.

Câu 2: ĐB SCL có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước.
Diện tích rộng, địa hình thấp, bằng phẳng, có đất phù sa thích hợp trồng cây lương thực.
Dân cư đông đúc, thị trường tiêu thụ lớn, nguồn lao động dồi dào, năng động, sáng tạo, có kinh nghiệm lâu năm.
Khí hậu cận xích đạo thuận lợi cho trồng cây lương thực và cây ăn quả, ít thiên tai.
Sông ngòi, kênh rạch chằn chịt cung cấp nguồn nước dồi dào cho tưới tiêu.
Có các trung tâm nghiên cứu lúa gạo, viện nghiên cứu lúa được nhà nước quan tâm.
Nhà nước có các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp.

Câu 3: Nêu tên 1 số bãi tắm và khu du lịch biển ở nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam.
Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).
Bãi Cháy (Quảng Ninh).
Bãi biển Cát Bà (Hải Phòng).
Khu du lịch biển Đồng Châu (Thái Bình).
Khu du lịch biển Thịnh Long (Nam Định).
Khu du lịch Tam Cốc – Ninh Bình (Ninh Bình).
Bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa).
Khu du lịch sinh thái biển Hảo Tiến (Thanh Hóa).
Bãi biển Cửa Lò (Nghệ An).
Bãi biển Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế).
Khu du lịch biển Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế).
Bãi biển Nha Trang (Nha Trang – Khánh Hòa).
Bãi biển Mũi Né (Phan Thiết).
Bãi biển Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Bãi Dài (Phú Quốc).

Câu 4: Trình bày các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên, môi trường biển.
Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.

Câu 5: Vùng biển nước ta bao gồm những bộ phận nào? Vùng tiếp giáp lãnh hải VN có chủ quyền gì?
Vùng biển nước ta gồm:
Vùng nội thủy từ bờ biển đến đường cơ sở.
Vùng lãnh hải từ đường cơ sở ra 12 hải lí.
Vùng tiếp giáp từ đường cơ sở ra 24 hải lí.
Vùng đặc quyền kinh tế từ đường cớ sở ra 200 hải lí.
Vùng tiếp giáp lãnh hải nước ta có chủ quyền:
Đảm bào cho việc thực hiện chủ quyền quốc gia.
Tiến hành các biện pháp kiểm soát và trừng phạt cần thiết nhằm ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp luật hay quy định của quốc gia về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trong phạm vi lãnh thổ hay lãnh hải của VN.
Bảo vệ an ninh, bảo vệ quyền lợi về hải quan, thuế khóa, bảo đảm sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ, lãnh hải VN.

Câu 6: Chứng minh rằng nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển.
Vùng biển rộng, ấm với nguồn hải sản phong phú, có giá trị kinh tế, giá trị xuất khẩu.
Bờ biển dài, có nhiều vũng, vịnh, đầm phá,...
Có nhiều bãi tắm, phong cảnh đẹp,...
Ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản phát triển.
Dầu mỏ, khí đốt có trữ lượng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thúy Vy
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)