ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÝ

Chia sẻ bởi Đoàn Dương Duy | Ngày 16/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÝ thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP HỌC KÌ
Câu 1: Nêu đặc điểm số dân và nguồn lao động nước ta?
Năm 2002, số dân là 79.7 triệu người; nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh ( Dẫn chứng năm 1998 là 37.4 triệu lao động . Mỗi năm tăng khoảng1.1 triệu lao động ).
- Mặt mạnh:
Nguồn lao động rất dồi dào; 42,53 triệu người, chiếm 51,2 % tổng số dân
Mỗi năm tăng thêm một triệu lao động
Người lao động cần cù, sáng tạo có kinh nghiệm sản xuất phong phú, tiếp thu nhanh khoa học kỉ thuật. Trình độ chuyên môn kĩ thuật ngày càng cao. Dẫn chứng : 5 triệu lao động có trình độ CMKT, trong đó có 23% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Nhưng đội ngũ lao động có CMKT còn mỏng so với yêu cầu.
Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên, lao động có kỉ thuật ngày càng đông
-Hạn chế:
Lực luợng lao động có trình độ cao còn ít
Nhiều lao động chưa qua đào tạo ( 75%)
Thiếu tác phong CN, tính kỉ luật chưa cao
Năng suất lao động vẫn còn thấp
Phần lớn lao động có thu nhập thấp
Phân công lao động XH còn chậm chuyển biến
Quỹ thời gian lao động chưa sử dụng hết.
Câu 2: Tại sao ĐBSCL lại trồng được nhiều loại cây ăn quả có giá trị?
Vùng ĐBSCL là vùng có vị trí địa lý thuận lợi.
Đất: diện tích rộng (hơn 4 triệu ha). Đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu (1.2 triệu ha) thích hợp trồng nhiều loài cây ăn quả; vùng đất phèn, đất mặn cũng được cải tạo để trồng cây ăn quả.
Khí hậu: Nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào
Nguồn nước: Có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt (sông mê công đem lại nguồn lợi lớn) cung cấp lượng nước dồi dào thích hợp cho việc tưới tiêu.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn và ổn định.
Người dân có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc cây ăn quả.
Câu 3: Nêu khái niệm ngành CN trọng điểm? Cho vd?
Công nghiệp trọng điểm là: ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất CN, có thế mạnh lâu dài mang lại hiệu quả KT cao và tác động mạnh tới các ngành KT khác.
VD: N ước ta có một số ngành công nghiệp trọng điểm như:chế biến nông, lâm, thuỷ sản, CN sản xuất hàng tiêu dùng CN cơ khí và điện tử, CN dầu khí, điện, hoá chất và sản xuất vật liệu xây dựng.
Câu 4: Vì sao nói VN có thế mạnh du lịch?
Nói Việt Nam có thế mạnh để phát triển du lịch vì:
Có vị trí địa lý thuận lợi, có nguồn tài nguyên du lịch phong phú( phong cảnh, bãi tắm đẹp khí hậu tốt có nhiều vườn quốc gia với các động thực vật quý hiếm,…)
Có bờ biển dài kéo dài từ Bắc đến Nam với nhiều vũng vịnh đẹp, đã hình thành nhiều trung tâm du lịch như: Bãi Cháy (Quãng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Nha Trang (Khánh Hòa), Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu)…
Có các tài nguyên du lịch nhân văn (các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, các làng nghề truyền thống văn hóa dân gian,…)
Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch.
Có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng đã được công nhận là di sản thế giới như Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẽ Bàng, Cố đô Huế, phố cổ Hội An…
Câu 5: Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?
Có sự chênh lệch này là do đặc điểm địa hình ở 2 tiểu vùng giúp chúng thuận lợi về khai thác khoảng sản hay cũng như là phát triển về thủy điện.
Ở tiểu vùng Đông Bắc có núi trung bình và núi thấp, các dãy núi hình cánh cung, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa mỏ khoảng sản trữ lượng nhỏ than, sắt, chì, kẽm bôxit, pirit... (đặc biệt là vùng trung du và đông lạnh, thích hợp với việc phát triển khai thác khoáng sản
Ngoài ra, ở đây còn có các miền núi Bắc Bộ hình thành trên núi đá vôi --> trữ lượng đá vôi lớn --> khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng ) tập chung ở các núi trung bình ,thấp và các dãy núi hình cánh cung .
Còn đối với tiểu vùng Tây Bắc có địa hình núi cao và hiểm trở, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa động ít lạnh hơn, thích hợp với việc phát triển thủy điện.
Ngoài ra vùng này
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Dương Duy
Dung lượng: 66,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)