Đề cương ôn tập Địa 9 HK2
Chia sẻ bởi Lê Quang Trường |
Ngày 16/10/2018 |
52
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập Địa 9 HK2 thuộc Địa lí 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II –MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9
Năm học 2010-2011
A/ Tự luận:
Câu 1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ?
Trả lời:
- Vị trí:
+ Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, tất cả các tỉnh của vùng đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
+ Vị trí tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng giàu nông, lâm, thủy sản. Phía tây giáp Cam-pu-chia với nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng Mộc Bài, Xa Mát. Phía đông giáp vùng biển giàu tiềm năng phát triển kinh tế.
- Điều kiện tựn hiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Địa hình thoải, có độ cao trung bình tạo mặt bằng thuận lợi cho xây dựng.
+ Đất badan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, thích hợp cho các cây trồng như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả.
+ Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, sát đường hàng hải quốc tế, thuận lợi để phát triển các ngành đánh bắt hải sản, giao thông, dịch vụ biển, du lịch biển.
+ Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí, phát triển ngành khai thác dầu khí ở thềm lục địa.
+ Sông có giá trị tưới tiêu, giao thông, thủy điện.
Câu 2: Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ?
Trả lời:
Cần phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ vì:
- Rừng ở Đông Nam Bộ có diện tích không lớn, song ý nghĩa về bảo vệ môi trường thì thật quan trọng, có tác dụng giữ đất, giữ nước để cung cấp nước cho cây công nghiệp vào mùa khô.
- Đất trồng cây công nghiệp chiếm tỉ lệ lớn, đất rừng không còn nhiều nên nguồn thủy sinh bị hạn chế. Vì vậy, việc bảo vệ đất rừng và nguồn thủy sinh là rất quan trọng.
- Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra rất mạnh, nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt lớn, làm cho phần hạ lưu của các dòng sông có nguy cơ ô nhiễm cao nên phải quan tâm đến việc xử lý nước thải và các chất thải làm hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông.
Câu 3: Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ?
Trả lời:
Cây cao su được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ vì:
- Đông Nam bộ có một số lợi thế đặc biệt về thổ nhưỡng(đất xám, đất đỏ); địa hình (đồi lượn sóng); khí hậu nóng quanh năm, rất phù hợp với trồng cây cao su.
- Cây cao su được đưa vào trồng ở Đông Nam Bộ từ đầu thế kỷ trước; người dân có kinh nghiệm trồng và lấy mủ cao su đúng kỹ thuật; lại có nhiều cơ sở chế biến quan trọng.
- Thị trường tiêu thụ cao su rộng lớn và ổn định, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Bắc Mĩ và Liên minh châu Âu ( EU)
Câu 4: Cho biết vai trò của hồ thủy điện đối với sản xuất nông nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ?
Trả lời:
Các hồ thủy điện góp phần giải quyết vấn đề nước trong mùa khô ở đây là khó khăn của Đông Nam bộ do mùa khô ke1oda2i, tạo điều kiện cho nông nghiệp sản xuất thâm canh, tăng vụ.
Câu 5: Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước?
Trả lời:
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình tương đối bằng phẳng, vùng đồi badan lượn sóng, đất phù sa cổ xám bạc màu.
+ Khí hậu cận xích đạo thích hợp cho cây công nghiệp nhiệt đới nói chung và cây cao su nói riêng.
+ Vùng có một số hệ thống sông có ý nghĩa cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp.
- Điều kiện kinh tế-xã hội.
+ Dân cư, nguồn lao động dồi dào, người lao động có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp.
+ Đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật có trình độ nhất định.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, phát triển cây công nghiệp gắn với giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.
Câu 6: Tại sao tuyến du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp?
Trả lời:
- Thành phố Hồ Chí Minh là
Năm học 2010-2011
A/ Tự luận:
Câu 1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ?
Trả lời:
- Vị trí:
+ Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, tất cả các tỉnh của vùng đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
+ Vị trí tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng giàu nông, lâm, thủy sản. Phía tây giáp Cam-pu-chia với nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng Mộc Bài, Xa Mát. Phía đông giáp vùng biển giàu tiềm năng phát triển kinh tế.
- Điều kiện tựn hiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Địa hình thoải, có độ cao trung bình tạo mặt bằng thuận lợi cho xây dựng.
+ Đất badan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, thích hợp cho các cây trồng như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả.
+ Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, sát đường hàng hải quốc tế, thuận lợi để phát triển các ngành đánh bắt hải sản, giao thông, dịch vụ biển, du lịch biển.
+ Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí, phát triển ngành khai thác dầu khí ở thềm lục địa.
+ Sông có giá trị tưới tiêu, giao thông, thủy điện.
Câu 2: Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ?
Trả lời:
Cần phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ vì:
- Rừng ở Đông Nam Bộ có diện tích không lớn, song ý nghĩa về bảo vệ môi trường thì thật quan trọng, có tác dụng giữ đất, giữ nước để cung cấp nước cho cây công nghiệp vào mùa khô.
- Đất trồng cây công nghiệp chiếm tỉ lệ lớn, đất rừng không còn nhiều nên nguồn thủy sinh bị hạn chế. Vì vậy, việc bảo vệ đất rừng và nguồn thủy sinh là rất quan trọng.
- Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra rất mạnh, nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt lớn, làm cho phần hạ lưu của các dòng sông có nguy cơ ô nhiễm cao nên phải quan tâm đến việc xử lý nước thải và các chất thải làm hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông.
Câu 3: Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ?
Trả lời:
Cây cao su được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ vì:
- Đông Nam bộ có một số lợi thế đặc biệt về thổ nhưỡng(đất xám, đất đỏ); địa hình (đồi lượn sóng); khí hậu nóng quanh năm, rất phù hợp với trồng cây cao su.
- Cây cao su được đưa vào trồng ở Đông Nam Bộ từ đầu thế kỷ trước; người dân có kinh nghiệm trồng và lấy mủ cao su đúng kỹ thuật; lại có nhiều cơ sở chế biến quan trọng.
- Thị trường tiêu thụ cao su rộng lớn và ổn định, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Bắc Mĩ và Liên minh châu Âu ( EU)
Câu 4: Cho biết vai trò của hồ thủy điện đối với sản xuất nông nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ?
Trả lời:
Các hồ thủy điện góp phần giải quyết vấn đề nước trong mùa khô ở đây là khó khăn của Đông Nam bộ do mùa khô ke1oda2i, tạo điều kiện cho nông nghiệp sản xuất thâm canh, tăng vụ.
Câu 5: Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước?
Trả lời:
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình tương đối bằng phẳng, vùng đồi badan lượn sóng, đất phù sa cổ xám bạc màu.
+ Khí hậu cận xích đạo thích hợp cho cây công nghiệp nhiệt đới nói chung và cây cao su nói riêng.
+ Vùng có một số hệ thống sông có ý nghĩa cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp.
- Điều kiện kinh tế-xã hội.
+ Dân cư, nguồn lao động dồi dào, người lao động có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp.
+ Đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật có trình độ nhất định.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, phát triển cây công nghiệp gắn với giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.
Câu 6: Tại sao tuyến du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp?
Trả lời:
- Thành phố Hồ Chí Minh là
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Quang Trường
Dung lượng: 64,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)