Đề cương ôn tập - Đáp án địa 9 HK I

Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Anh | Ngày 16/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn tập - Đáp án địa 9 HK I thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1 MÔN ĐỊA 9
Câu 1: Trình bày đặc điểm dân số nước ta ?
* Đặc điểm: - Dân số đông (dẫn chứng ) và tăng nhanh (dẫn chứng )
* Nguyên nhân: chủ yếu do tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao ( Do tiến bộ của y học, đời sống được cải thiện, tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm )
* Hậu quả: Dân số đông và tăng nhanh gây ra nhiều khó khăn đối với:
Nền kinh tế (dư thừa lao động, thiếu việc làm trong khi kinh tế còn chậm phát triển, tiêu dùng và tích luỹ thấp)
Xã hội: Thu nhập và mức sống thấp, tạo sức ép đối với giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, phát triển không bền vững.
* Hướng khắc phục: Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình.
Câu 2: Trình bày tình hình phân bố dân cư nước ta?
+ Dân cư phân bố không đều, những nơi có điều kiện thuận lợi (Đồng bằng, ven biển, đô thị) thì đông đúc, dẫn tới quá tải về quỹ đất, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Những nơi điều kiện khó khăn (miền núi, biên giới, hải đảo…) dân cư thưa thớt, dẫn tới thiếu lao động, lãng phí tài nguyên, khó đảm bảo an ninh quôc phòng ….
* Hướng khắc phục: Phân bố lại dân cư giữa các vùng miền, nhưng phải xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức sản xuất, lựa chọn cơ cấu kinh tế và bảo vệ môi trường.
Câu 3: Trình bày sự chuyển dịch kinh tế của nước ta trong thời kỳ đổi mới?
Sự đổi mới kinh tế thể hiện trên ba mặt sau:
-Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỉ trọng của khu vực nông- lâm- ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp-xây dựng, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao.
-Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế, từ khu vực kinh tế nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lảnh thổ: hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các vùng công nghiệp trọng điểm, các khu chế xuất…
Câu 4: Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành trồng trọt?
* Tình hình phát triển: Trồng trọt có cơ cấu cây trồng đa dạng.
Đang chuyển mạnh sang trồng cây hàng hóa làm nguyên liệu cho CN chế biến và xuất khẩu.
Cây lương thực: Gồm lúa và hoa mầu; lúa được trồng ở khắp nơi nhưng tập trung ở đồng bằng châu thổ sông Cửu Long và sông Hồng. Lúa là cây lương thực chính, các chỉ tiêu SX lúa đều tăng nhanh qua các năm.
Cây công nghiệp: Phát triển khá nhanh, sản phẩm chủ yếu là cao su, cà phê… phân bố khắp cả nước, hai vùng trọng điểm trồng cây công nghiệp là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Cây ăn quả: Phát triển khá mạnh ở nhiều nơi nhưng Đông nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng trồng nhiều cây ăn quả nhất cả nước.
Câu 5: Công nghiệp trọng điểm là gì? Trình bày đặc điểm một số ngành CN trọng điểm của nước ta?
Khái niệm: là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu CN, có thế mạnh lâu dài, hiệu quả kinh tế cao và tác động mạnh tới các ngành kinh tế khác
Đặc điểm một số ngành CN trọng điểm:
+ CN khai thác nhiên liệu: Khai thác than ở Quảng Ninh, dầu khí ở vùng thềm lục địa phí nam (ĐNBộ). Sản lượng khai thác lớn và tăng hàng năm, Dầu khí là mặt hàng xuất khẩu chủ lực….
+ CN điện: Ngành SX điện nước ta phát triển dựa vào nguồn thủy năng dồi dào, than phong phú và gần đây là dầu khí (Kể tên các nhà mày điện)
Sản lượng điện tăng hàng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống nhân dân ngày càng tăng nhanh.
+ CN chế biến lương thực- thực phẩm: Là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong các ngành CN. Bao gồm các ngành chế biến các sản phẩm ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Phân bố rộng khắp cả nước. Tập trung nhất ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải phòng, Biên Hoà, Đà Nẵng.
+ CN dệt may: Phát triển dựa trên cơ sở có nguồn nhân công giá rẻ. Là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Trung tâm lớn nhất là TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nam Định.
+ Các ngành CN khác:
Cơ khí- điện tử: Trung tâm lớn nhất là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, Hải phòng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thế Anh
Dung lượng: 120,00KB| Lượt tài: 6
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)