Đề Cương Ôn tập 1 tiết Địa lí 9
Chia sẻ bởi Phan Quốc Phong |
Ngày 16/10/2018 |
56
Chia sẻ tài liệu: Đề Cương Ôn tập 1 tiết Địa lí 9 thuộc Địa lí 9
Nội dung tài liệu:
HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Trình bày đặc điểm các dân tộc và sự phân bố các dân tộc của nước ta?
Gợi ý:
- Việt Nam có 54 dân tộc cùng chung sống gắn bó với nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán… làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú và giàu bản sắc dân tộc.
- Dân tộc Kinh có số dân đông nhất chiếm khoảng 86,2% dân số cả nước. Có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo và hoạt động nhiều trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, khoa học kỹ thuật.
- Các dân tộc ít người chiểm khoảng 13,8% sinh sống chủ yếu ở vùng núi và trung du. Họ thường trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc và làm nghề thủ công.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Sự phân bố của các dân tộc không đều nhau. Miền Bắc gồm người Tày, Nùng, Dao, Mông…Khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên có người Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho….Vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ có người Chăm, Khơ-me và người Hoa.
Câu 2: Cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số ở nước ta hiện nay ? Ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số ?
Gợi ý:
- Năm 2002 dân số nước ta là 79,7 triệu người, (hiện nay khoảng trên chín mươi triệu người). Sự gia tăng dân số ở nước ta diễn ra khá nhanh, hiện tượng bùng nổ dân số xảy ra vào nửa cuối của thế kỷ XX. Hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình của cả nước là 1,43%, tuy nhiên không đồng đều giữa các vùng miền trên cả nước, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng với miền núi.
Nguyên nhân dấn số tăng nhanh là vì:
+ Nhu cầu đòi hỏi cần có nhiều lao động
+ Do số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao
+ Do ý thức về kế hoạch hóa gia đình chưa tốt, nhất là các đồng bào dân tộc ít người
+ Do tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ muốn coscon trai để nối dõi tông đường
Hậu quả: Dân số tăng nhanh dẫn đến dư thừa lao động, thiếu việc làm, đất chật người đông, môi trường ô nhiễm và kinh tế chậm phát triển, an ninh trật tự không đảm bảo
- Vì vậy, việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số sẽ làm cô kinh tế phát triển ổn định tạo ra được nhiều cơ hội việc làm.
Câu 3: Trình bày mật độ dân số, sự phân bố dân cư nước ta và nêu đặc điểm của các loại hình dân cư ?
Gợi ý:
- Năm 2003 mật độ dân số nước ta là 246 người/km2 cao gấp khoảng 5 lần mật độ dân số trung bình của thế giới. Sự phân bố dân cư không đồng đều, dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng ven biển, các thành thị và thưa thớt ở vùng nông thôn.
- Nước ta có 2 loại hình quần cư là:
+ Quần cư nông thôn: Dân sống tập trung thành các điểm dân cư, quy mô khác nhau như làng, xóm, thôn của người Kinh ở vùng đồng bằng và bản, buôn, phum, soc, play ở miền núi của đồng bào các dân tộc thiểu số. Quần cư nông thôn thường tham gia vào các hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.
+ Quần cư thành thị: Phổ biến là kiểu nhà ống san sát cao tầng và biệt thự. Dân cư thường tham gia vào các hoạt động chính trị, văn hóa , khoa học và dịch vụ.
Câu 4: Nhận xét về nguồn lao động, sử dụng lao động, chất lượng cuộc sống và vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay?
Gợi ý:
- Nguồn lao động ở nước ta dồi dào và tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng hơn 1 triệu lao động.
- Người lao động Việt Nam có kinh nghiệm trong sản xuất nông - lâm - ngư - công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh.
- Đại bộ phận lao động tập trung ở nông thôn 75,8%
- Phần lớn lao động chưa qua đào tạo 78,8%
Người lao động bị hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.
Vấn đề sử dụng lao động:
- Việc sử dụng lao động ở nước ta đang thay đổi theo xu hướng tích cực, giảm số lượng lao động trong các ngành sản xuất Nông, Lâm, Ngư nghiệp và tăng số lao động trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
- Chất
Câu 1: Trình bày đặc điểm các dân tộc và sự phân bố các dân tộc của nước ta?
Gợi ý:
- Việt Nam có 54 dân tộc cùng chung sống gắn bó với nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán… làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú và giàu bản sắc dân tộc.
- Dân tộc Kinh có số dân đông nhất chiếm khoảng 86,2% dân số cả nước. Có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo và hoạt động nhiều trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, khoa học kỹ thuật.
- Các dân tộc ít người chiểm khoảng 13,8% sinh sống chủ yếu ở vùng núi và trung du. Họ thường trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc và làm nghề thủ công.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Sự phân bố của các dân tộc không đều nhau. Miền Bắc gồm người Tày, Nùng, Dao, Mông…Khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên có người Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho….Vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ có người Chăm, Khơ-me và người Hoa.
Câu 2: Cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số ở nước ta hiện nay ? Ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số ?
Gợi ý:
- Năm 2002 dân số nước ta là 79,7 triệu người, (hiện nay khoảng trên chín mươi triệu người). Sự gia tăng dân số ở nước ta diễn ra khá nhanh, hiện tượng bùng nổ dân số xảy ra vào nửa cuối của thế kỷ XX. Hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình của cả nước là 1,43%, tuy nhiên không đồng đều giữa các vùng miền trên cả nước, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng với miền núi.
Nguyên nhân dấn số tăng nhanh là vì:
+ Nhu cầu đòi hỏi cần có nhiều lao động
+ Do số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao
+ Do ý thức về kế hoạch hóa gia đình chưa tốt, nhất là các đồng bào dân tộc ít người
+ Do tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ muốn coscon trai để nối dõi tông đường
Hậu quả: Dân số tăng nhanh dẫn đến dư thừa lao động, thiếu việc làm, đất chật người đông, môi trường ô nhiễm và kinh tế chậm phát triển, an ninh trật tự không đảm bảo
- Vì vậy, việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số sẽ làm cô kinh tế phát triển ổn định tạo ra được nhiều cơ hội việc làm.
Câu 3: Trình bày mật độ dân số, sự phân bố dân cư nước ta và nêu đặc điểm của các loại hình dân cư ?
Gợi ý:
- Năm 2003 mật độ dân số nước ta là 246 người/km2 cao gấp khoảng 5 lần mật độ dân số trung bình của thế giới. Sự phân bố dân cư không đồng đều, dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng ven biển, các thành thị và thưa thớt ở vùng nông thôn.
- Nước ta có 2 loại hình quần cư là:
+ Quần cư nông thôn: Dân sống tập trung thành các điểm dân cư, quy mô khác nhau như làng, xóm, thôn của người Kinh ở vùng đồng bằng và bản, buôn, phum, soc, play ở miền núi của đồng bào các dân tộc thiểu số. Quần cư nông thôn thường tham gia vào các hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.
+ Quần cư thành thị: Phổ biến là kiểu nhà ống san sát cao tầng và biệt thự. Dân cư thường tham gia vào các hoạt động chính trị, văn hóa , khoa học và dịch vụ.
Câu 4: Nhận xét về nguồn lao động, sử dụng lao động, chất lượng cuộc sống và vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay?
Gợi ý:
- Nguồn lao động ở nước ta dồi dào và tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng hơn 1 triệu lao động.
- Người lao động Việt Nam có kinh nghiệm trong sản xuất nông - lâm - ngư - công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh.
- Đại bộ phận lao động tập trung ở nông thôn 75,8%
- Phần lớn lao động chưa qua đào tạo 78,8%
Người lao động bị hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.
Vấn đề sử dụng lao động:
- Việc sử dụng lao động ở nước ta đang thay đổi theo xu hướng tích cực, giảm số lượng lao động trong các ngành sản xuất Nông, Lâm, Ngư nghiệp và tăng số lao động trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
- Chất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Quốc Phong
Dung lượng: 81,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)