DE CUONG ON HSG DIA 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Sơn | Ngày 16/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: DE CUONG ON HSG DIA 9 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề:
TÌM HIỂU MỘT SỐ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
NỔI TIẾNG VIỆT NAM
***
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Lí do chọn chuyên đề:
Cơ sở lí luận:
Trong chương trình THCS môn Địa lí, học sinh được cung cấp kiến thức phổ thông, cơ bản về địa lí tự nhiên, môi trường sống của chúng ta, biết thành phần nhân văn của môi trường, các môi trường địa lí, thiên nhiên và con người ở các châu lục và có các kỹ năng địa lí cần thiết như: đọc và khai thác thông tin từ một đoạn văn, một biểu đồ, một hình vẽ hay ảnh Địa lí, một bản đồ, sơ đồ... Đặc biệt các em được học về Địa lí Việt Nam, có nhứng hiểu biết về thiên nhiên, con người Việt Nam, các tài nguyên thiên nhiên Việt Nam rất phong phú và đa dạng, đó là những điều kiện thuân lợi để giúp cho nước ta phát triển kinh tế - xã hội, trong đó không thể không kể đến tài nguyên du lịch. Nước ta có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn rất phong phú và đa dạng, nhiều loại tài nguyên du lịch đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên, di sản văn hoá của thế giới, đó là niềm tự hào lớn của cả dân tộc Việt Nam, là điều kiện tốt để nước ta quảng bá cho du khách trong nước, các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta phát triển và hội nhập.
Cơ sở thực tiễn:
Mỗi học sinh cần có những hiểu biết về đất nước – đất liền và hải đảo, vùng biển và vùng trời, từ đó giúp các em thêm yêu quê hương, đất nước, có ý thức giữ gìn và bảo vệ các giá trị thiên nhiên, văn hoá, lịch sử của địa phương, đất nước.
Xuất phát từ những lí do trên mà tôi chọn chuyên đề: “Tìm hiểu một số tài nguyên du lịch nổi tiếng Việt Nam” để giúp các em hiểu cụ thể hơn nữa về tiềm năng du lịch của nước ta.
Mục đích nghiên cứu:
Học sinh có những hiểu biết cụ thể, chi tiết về một số tài nguyên du lịch nổi tiếng của đất nước mình, tự hào về quê hương, đất nước và con người Việt Nam, biết giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới.
Học sinh có thêm những kỹ năng thu thập thông tin qua các tài liệu, tranh ảnh, video clip...
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trước xu thế chung của đất nước, khu vực và thế giới, vai trò của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế, ngành du lịch ngày càng khẳng định ưu thế của mình, đem lại nguồn thu nhập lớn, góp phần mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước trên thế giới và cải thiện đời sống nhân dân.
Thu thập các thông tin, hình ảnh về các tài nguyên du lịch nổi tiếng của Việt Nam để cung cấp cho học sinh.
Rèn cho các em kỹ năng tự học, tự tìm hiểu về quê hương đất nước qua thực tế của cuộc sống, qua các kênh thông tin.
Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
- Các thông tin về một số tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
- Các hình ảnh, video clip về một số địa điểm du lịch nổi tiếng
Phạm vi nghiên cứu:
- Các thông tin về tài nguyên du lịch tự nhiên trong chương trình Địa lí lớp 8.
- Các thông tin về tài nguyên du lịch nhân văn trong chương trình Địa lí lớp 9.
Phương pháp nghiên cứu:
- Giáo viên đọc các tài liệu trong chương trình Địa lí lớp 8, 9 về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của Việt Nam.
- Giáo viên tìm hiểu ở các thông tin trên báo chí, mạng Internet, các tài liệu tham khảo về nội dung nghiên cứu.
- Học sinh tự tìm hiểu rồi trình bày.
Cấu trúc của chuyên đề:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung
A. Kiến thức cơ bản.
B. Câu hỏi và bài tập
Phần III: Kết kuận và kiến nghị
***







PHẦN II: NỘI DUNG

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Nước ta có tài nguyên du lịch tự nhiên rất phong phú và đa dạng như: địa hình, khí hậu, nước, sinh vật...
1. Về địa hình:
Nước ta có nhiều dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng, đất liền, hải đảo tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn du khách, đáng chú ý nhất là địa hình Cac-xtơ với nhiều hang động nổi tiếng có khả năng khai thác du lịch
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Sơn
Dung lượng: 1,37MB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)