Đề cương địa lý 9 kì 2 đầy đủ nhất

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Thủy | Ngày 16/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: Đề cương địa lý 9 kì 2 đầy đủ nhất thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA 9 HK II
Câu 1: Vùng Đông Nam Bộ
Vị trí địa lí- giơí hạn lãnh thổ:
-ĐNB bao gồm TPHCM, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai. Với diện tích 23550 km vuông
- Giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, ĐBSCL, biển Đông và Campuchia.
- Là đầu mối giao lưu kinh tế xã hội của các tỉnh phía nam với các nước và quốc tế qua mạng lưới các loại hình giao thông.
1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Điều kiện tự nhiên
Thế mạnh kinh tế

Vùng đất liền
Địa hình thoải, đất badan, đất xám.
Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm, nguồn sinh thuỷ tốt
Mặt bằng xây dựng tốt. Các cây trồng thích hợp: cao su, hồ tiêu, cà phê ,điều, đậu tương, lạc, mí, đường, thuốc lá, hoa quả.

Vùng biển
Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế. Thềm lục địa nông, rộng giàu tiềm năng dầu khí.
Khai thác dầu khí ở thềm lục địa, đánh bắt hải sản, giao thông, dịch vụ, du lịch biển.

Bên cạnh những đk thuận lợi ĐNB còn gặp nhiều khó khăn: trên đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên ít, nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và chất thải đô thị.
1.3 Đặc điểm dân cư - xã hội: Số dân: 10,9 triệu người (2002)
- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, lành nghề và năng động, sáng tạo trong nền kinh tế thị trường. Thị trường tiêu thụ rộng lớn. ĐNB ( đặt biệt là TPHCM có sức hút mạnh đối với lao động cả nước.
Tại sao ĐNB (đặt biệt là TPHCM) có sức hút mạnh đối với lao động cả nước: Vì ĐNB có nền kinh tế phát triển mạnh, đặt biêt TPHCM là trung tâm kinh tế lớn của nước ta, là trung tâm dịch vụ, công nghiệp rất phát triển ..... nên thu hút mạnh nguồn lao động của cả nước.
Câu 2: Vùng Đông Nam Bộ (tt) Tình hình phát triển kinh tế:
2.1: Công nghiệp: ĐNB là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước
- Trước năm 1975 công nghiệp ĐNB phụ thuộc vào nước ngoài, chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lương thực, thực phẩm phân bố ở Sài Gòn- Chợ lớn.
- Ngày nay công nghiệp là thế mạnh của vùng. Cơ cấu sản xuất công nghiệp cân đối đa dạng, tiến bộ bao gồm các ngành quan trọng: khái thác dầu, hoá dầu, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, CBLTTP xuất khẩu, hàng tiêu dùng.
- Công nghiệp- xây dựng chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của ĐNB
- Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của TPHCM.
- Công nghiệp tập trung chủ yếu ở TPHCM, Biên Hoà, Bà Rịa - Vũng Tàu.
* Khó khăn: Cơ sở hạ tầng chưa đấp ứng nhu cầu phát triển và sự năng động của vùng, lực lượng lao động tại chỗ chưa phát triển về lượng và chất, công nghệ chậm đổi mới, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.
- Sắp xếp các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng theo thứ tự tăng dần: vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, điện, dệt may, cơ khí điện tử, hoá chất, năng lượng.
- Những ngành cn sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có: khai thác nhiên liệu, năng lượng, chế biến thực phẩm.
- Những ngành cn sử dụng nhiều lao động: dệt may, chế biến thực phẩm
- Những ngành cn đòi hỏi kỹ thuật cao: khai thác nhiên liệu, điện, cơ khí- điện tử, hoá chất, vật liệu xây dựng.
2.2 Nông nghiệp:
-Là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước bao gồm cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp ngắn ngày như cao su, hồ tiêu, điều, mía, đậu tương, thuốc lá và cây ăn quả.
- Cao su trồng nhiều ở Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.
- Cà phê trồng nhiều ở Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu
- Hồ tiêu trồng nhiều ở Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai.
- Điều trrồng nhiều ở Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai.
* ĐNB có những điều kiện thuận lợi để trở thành vùng trồng cây cn quan trọng: có đất xám và đất đỏ ba dan, khí hậu gió mùa nóng ẩm quanh năm, người dân có kinh nghiệm cũng như tập quán sản xuất, có nhiều cơ sở chế biến, thị trường tiêu thị
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Thủy
Dung lượng: 155,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)