Đề cương Địa lý 9 học kỳ 1

Chia sẻ bởi Trần Ngọc Nhật Huyền | Ngày 16/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Đề cương Địa lý 9 học kỳ 1 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN KRÔNG PĂK ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÝ HK 1
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN NĂM HỌC: 2008 – 2009
Phần 1: PHẦN TỰ LUẬN
1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kì đổi mới:
- Chuyển dịch cơ cấu ngành:
+ giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, như nghiệp.
+ tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng.
+ khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động.
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
2. Vùng trung dung và miền núi Bắc Bộ:
a/ Thế mạnh về Tài nguyên – thiên nhiên:
-Sông ngòi: khá nhiều, có tiềm năng phát triển thuỷ điện( hoà Bình, Thác Bà, Sơn La . )
- Khoáng sản: Phong phú, nhiều chủng loại, phân bố khá tập trung, song trữ lượng nhỏ
-Rừng: Có diện tích lớn
-Tài nguyên biển: Rất lớn -> Phát triển KT biển (GT, DL, THS, )
b/ Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc:
- Đông Bắc có thế mạnh về khai thác khoáng sản, điều cơ bản là ở đây có nhiều mỏ khoáng sản tập trung với trữ lượng lớn, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi (như mỏ than Quảng Ninh được khai thác lộ thiên…) Ngoài ra tiểu vùng này còn có dố dân đông cung cấp một lượng lao động lớn cho việc khai thác.
- Tây Bắc có thế mạnh về thuỷ điện do có nguồn thuỷ năng lớn với nhiều sông, suối có độ dốc cao, nhiều thác ghềnh, lượng nước dồi dào.
3. Đồng bằng sông Hồng: Điều kiện tự nhiên
a/ Thuận lợi:
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa ẩm có một mùa đông lạnh -> phù hợp với một số cây trồng ưa lạnh.
- Vị trí địa lý: dễ dàng trong việc giao lưu kinh tế – xãhội trực tiếp với các vùng trong nước.
- Hệ thống sông Hồng đầy nước quanh năm cung cấp nước cho SX và đời sống, là nơi giao thông đường sông lớn, cung cấp thuỷ sản, phù sa.
- Vịnh Bắc Bộ rộng lớn, thềm lục địa nông.
b/ Khó khăn:
- Thời tiết diễn biến thất thường: ha có bảo lụt lớn làm thiệt hại mùa màng, đường xá cầu cống, …
- Do hệ thống đê điều chống lũ lụt, đồng ruộng trở thành những ô trũng.
4. Vùng Bắc Trung Bộ: ĐKTN
Thuận lợi:
- Vị trí cầu lối giữa các vùng kinh tế phía bắc với phía nam, là cửa ngõ phía đông của các nước tiểu vùng sông Mê Công thông ra biển - thuận lợi giao lưu...
- Phía tây là núi - gò đồi, phía đông là đồng bằng ven biển và vùng biển rộng, dài thuận lợi phát triển các ngành kinh tế đất liền và biển đảo.
- Vùng có tài nguyên rừng, khoáng sản khá phong phú (phía bắc Hoành sơn), tài nguyên du lịch (phía nam Hoành Sơn) là điều kiện thuận lơi phát triển CN , du lịch.
Khó khăn:
- Về thời tiết khí hậu: thường xuyên xảy ra thiên tai lớn như bão, mưa lũ, hạn hán, gió nóng tây nam.... gây thiệt hại lớn đến đời sống và sản xuất.

6. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ:
1. Địa hình:
+ Dải đồng bằng nhỏ hẹp phía Đông bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ngang ra biển
+ Phía Tây có các núi, gò, đồi.
+ Bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh. các bãi cát, cồn cát, đụn cát trải dọc bờ biển cực nam
2. Khí hậu:
-Nhiệt đới gió mùa. Mang sắc thái Á xích đạo
- Nơi thường bị hạn hán, thiên tai, lũ lụt
7. Vùng Tây Nguyên:
- Thuận lợi:
+ Sông ngòi: Chủ yếu đầu nguồn các con sông ->cung cấp nước
+ Địa hình chủ yếu là các cao nguyên xếp tầng đất ba zan màu mỡ tơi xốp, khí hậu cận xích đạo
-> trồng cây công nghiệp lâu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Ngọc Nhật Huyền
Dung lượng: 43,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)