đề cương địa lí hk II ( kt)

Chia sẻ bởi Ngô Minh Chiến | Ngày 16/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: đề cương địa lí hk II ( kt) thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:


I/Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
1/Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ:
S: 39734 km2
Dân số: 16,7 triệu người.
-Phía bắc giáp Cam-pu-chia.
-Phía đông bắc giáp Đông Nam Bộ.
-Phía tây nam giáp vịnh Thái Lan.
-Phía đông nam giáp Biển Đông.
Ý nghĩa: thuận lợi để pt kinh tế trên đất liền cũng như trên biển, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công.
2/Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
-Giàu tài nguyên để pt NN: ĐB rộng, đất phù sa, khí hậu nóng ẩm, nguồn nước dồi dào sinh vật phong phú đa dạng
-Khó khăn: S đất phèn đất mặn lớn( 2.5 tr ha + bảng màu tím sgk), thiếu nước ngọt trong mùa khô.
3/Đặc điểm dân cư xã hội:
*Đặc điểm: đông dân (16,7 triệu ng` năm 2002) sau ĐB sông Hồng, ngoài ng` Kinh còn có ng` Chăm, Hoa, Khơ me
*Thuận lợi:- Nguồn lao động dồi dào, có kn sx NN, hàng hóa, thị trường tiêu thụ lớn.
*Khó khăn:- Mặt bằng dân trí chưa cao.
4/Tình hình pt kinh tế
a) Nông nghiệp
-ĐBSCL chiếm vị trí dẫn đầu cả nước về sản lượng lúa và diện tích trồng
-Lúa được trồng chủ yếu ở các tỉnh ven hệ thống sông Tiền, Hậu như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp,... bình quân lương thực đầu người đạt 1066,3 kg
-Là vùng xuất khẩu gạo chủ yếu của nước ta
-ĐBSCL là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước và nhiều loại hoa quả nhiệt đới
-Nghề nuôi vịt đàn pt mạnh
-Nghề rừng giữ vị trí quan trọng, đặc biệt là ở rừng ngập mặn
- Là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước.
b) Công nghiệp
-Bắt đầu pt.
-Tỉ trọng sx CN còn thấp khoảng 20% GDP toàn vùng
-Trong cơ cấu sx CN, chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất 65%
c) Dịch vụ
-Bắt đầu pt.
-Bao gồm các hđ xuất nhập khẩu, du lịch, vận tải thuỷ. Trong đó du lịch sinh thái đã bắt đầu khởi sắc.
d) Các trung tâm kinh tế
-Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau, TP Cần Thơ là TP lớn nhất của vùng và là TP trực thuộc trung ương




II/Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo
1/Điều kiện thuận lợi để pt kinh tế biển.
-Vùng biển nước ta là 1 bộ phận của biển Đông gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về KT và thềm lục địa.
-Trong vùng biển nước ta có hơn 3000 đảo lớn nhỏ chia thành ven và xa bờ. Có khoảng 2800 đảo ven bờ và quần đảo lớn:
+Quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng)
+Quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa)
2/Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
Khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản.
-Vùng biển nước ta có khoảng 2000 loài cá, 100 loài tôm, còn có nhiều đặc sản như hải sâm, sò huyết, bào ngư,...
-Trữ lượng khoảng 4 triệu tấn.
b) Du lịch biển đảo:
- Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú dồi dào vàpt nhanh trong những năm gần đây
c) Khai thác và chế biến khoáng sản biển
-Biển nước ta có 1 số loại khoáng sản như: muối là nguồn tài nguyên vô tận, đặc biệt ven biển Nam Trung Bộ như Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận).
-Có nhiều cát chứa oxit titan, nhiều bãi cát trắng. Cát trắng là nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh, pha lê như Vân Hải ( Quảng Nih) Cam Ranh( khánh Hoà)
-Dầu khí, dầu mỏ ở thềm lục địa phía nam
d) Phát triển tổng hợp giao thông vận tải.
-Nước ta có tiềm năng pt giao thông vận tải biển.
-Nằm gần đường hàng hải quốc tế
-Có nhiều vùng vịnh nước sâu để xd hải cảng
3/Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo.
-Diện tích rừng ngập mặn nước ta đang giảm nhanh.
-Nguồn hải sản giảm đáng kể, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng, giảm về mức tập trung, cá quý đánh bắt được kích thước ngày càng nhỏ.
-Ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia tăng rõ rêt làm chất lượng nhiều vùng biển giảm sút, nhất là ở cửa sông, cảng biển.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Minh Chiến
Dung lượng: 40,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)