Đề cương Địa HKII - 2011-2012

Chia sẻ bởi Ngô Minh Tiến | Ngày 16/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: Đề cương Địa HKII - 2011-2012 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ĐỊA 9
HKII – 2011-2012
I - VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
Nhận biết
Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ :
Tiếp giáp: Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Campuchia.
S= 23 550 km2.
Gồm 6 tỉnh, thành phố : Đồng Nai, Tp.HCM, Bình Dương, Bình Phước, BR-VT, Tây Ninh.
Ý nghĩa :
- Nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giao lưu vs các vùng xung quanh và vs quốc tế.
2. Thông hiểu
Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên :
-Vùng đất liền:
+ Đặc điểm : độ cao địa hình giảm từ Tây Bắc -> Đông Nam, giàu tài nguyên.
+ Thuận lợi : Đất xám, bazan, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, thuận lợi cho việc trồng cây cao su, cà phê, hồ tiêu, điều….Mặt bằng xây dựng tốt.
+Khó khăn: trên đất liền ít khoáng sản, rừng tự nhiên ít, nguy cơ ô nhiễm môi trường.
- Vùng biển:
+ Đặc điểm : <> Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế.
<>Thềm lục địa nông rộng, giàu tiềm năng dầu khí.
+ Thuận lợi : khai thác dầu khí ở thềm lục địa, đánh bắt hải sản, giao thông, du lịch, vận tải biển.
3. Vận dụng
Đặc điểm dân cư xã hội :
- Đông dân, mật độ dân số khá cao, tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước (Tp.HCM là thành phố đông dân nhất cả nước).
- Thuận lợi:
+ Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, năng động.
+ Nhiều di tích lịch sử, văn hoá, có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch: Bến cảng Nhà Rồng, địa đạo Củ Chi…

II- VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Nhận biết
Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ :
Là vùng tận cùng của nước ta, nằm ở phía Tây vùng Đông Nam Bộ.
Tiếp giáp : Đông Nam Bộ, Campuchia, vịnh Thái Lan, biển Đông.
Gồm 13 tỉnh, thành phố.
S = 39 734 km2.
Ý nghĩa :
Thuận lợi cho việc giao lưu trên đất liền và trên biển vs các vùng, các nước.
Thông hiểu
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên :
Thuận lợi :
+ Giàu tài nguyên đề phát triển nông nghiệp.
+ Đồng bằng rộng gần 4 triệu ha.
+ Đất phù sa màu mỡ.
+ Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm.
+ Nguồn nước dồi dào.
+ Sinh vật phong phú đa dạng.
Khó khăn
+ Đất phèn, mặn chiếm diện tích lớn.
+ Lũ lụt.
+ Mùa khô thiếu nước ngọt, nguy cơ xâm nhập mặn.
III- PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TNMT BIỂN – ĐẢO
Nhận biết
Những ngành kinh tế biển :
Khai thác nuôi trồng và chế biến thuỷ sản :
Tiềm năng : trữ lượng lớn, 95.5% là cá biển.
Thực trạng : đánh bắt ven bờ là chủ yếu, xa bờ và nuôi trồng còn ít.
Định hướng phát triển :
+ Đẩy mạnh khai thác xa bờ.
+ Phát triển nuôi trồng.
+ Phát triển công nghiệp chế biến.
Du lịch biển đảo :
Tiềm năng : nhiều bãi biển, phong cảnh đẹp như vịnh Hạ Long.
Thực trạng : chủ yếu là hoạt động tắm biển, ít khai thác các hoạt động khác.
Định hướng phát triển : đầu tư phát triển nhiều loại hình du lịch.
Khai thác và chế biến khoáng sản biển :
Tiềm năng : có nhiều khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt, muối, cát trắng, titan.
Thực trạng : làm muối chỉ phát triển ở Nam Trung Bộ, khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn.
Định hướng phát triển : xây dựng thêm nhà máy lọc dầu, cơ sở hoá dầu. Phát triển công nghiệp hoá dầu, chế biến khí.
Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển :
Tiềm năng : nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng, biển có nhiều vũng, vịnh có thể xây dựng các cảng nước sâu.
Thực trạng :
+ VN có nhiều cảng lớn nhỏ (cảng Sài Gòn lớn nhất).
+ Đội tàu biển phát triển.
Định hướng phát triển :
+ Xây dựng hệ thống cảng đồng bộ, hiện đại.
+ Nâng công suất cảng biển.
+ Hình thành nhiều cụm cơ khí đóng tàu.
+ Phát triển toàn diện dịch vụ hàng hải.
Các đảo có điều kiện phát triển tổng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Minh Tiến
Dung lượng: 99,70KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)