DE CUONG DIA 9 -KI 2

Chia sẻ bởi Đỗ Hoài Thanh | Ngày 16/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: DE CUONG DIA 9 -KI 2 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Hướng dẫn vẽ biểu đồ và nhận xét
Vẽ biểu đồ và nhận xét là phần không thể thiếu trong một đề thi (thường là 3đ), phần này rất quan trọng, rất dễ đạt điểm tối đa nếu HS có kĩ năng về biểu đồ. Để làm được điều đó phải chú ý những điểm sau:
Hướng dẫn vẽ biểu đồ:
1. Chú ý cách trình bày - Vẽ biểu đồ chỉ sử dụng một màu mực (không được dùng bút đỏ và bút chì). - Xem kỹ đơn vị mà đề bài cho (đơn vị tuyệt đối hay đơn vị %). - Nếu cần có thể chuyển đơn vị thích hợp, tính toán chính xác. - Vẽ biểu đồ sạch sẽ, Không được kẻ nét để xác định điểm vẽ - Ký hiệu rõ ràng, ghi số liệu và chú thích đầy đủ. - Ghi tên cho biểu đồ đã vẽ.
2. Chú ý đọc kĩ bài để xác định loại biểu đồ vẽ - Nếu đề thi ghi rõ yêu cầu vẽ biểu đồ gì thì chỉ cần đọc kỹ, gạch dưới để tránh lạc đề và thực hiện theo đúng yêu cầu. - Nếu đề không ghi rõ yêu cầu cụ thể là vẽ gì mà là vẽ dạng thích hợp nhất thì học sinh phải phân tích đề thật kỹ trước khi thực hiện – Đây là dạng đề khó học sinh phải biết phân tích để nhận dạng thích hợp. - Để nhận dạng học sịnh cần đọc thật kỹ đề và dựa vào một số cụm từ gợi ý & một số yếu tố cơ bản từ đề bài để xác định mình cần phải vẽ dạng nào cho thích hợp Ví dụ : + 1 : Khi đề bài có cụm từ cơ cấu hoặc có nhiều thành phần của một tổng thể thì vẽ biểu đồ tròn (Nếu chỉ có ít mốc thời gian, nhiều thành phần trong tổng thể ). Biểu đồ miền (Nếu đề cho ít nhất 3,4 mốc thời gian, ít thành phần trong tổng thể). + 2 : Khi đề bài có cụm từ Tốc độ phát triển , Tốc độ tăng trưởng, sự gia tăng… dùng đường biểu diễn (Đồ thị) để vẽ. + 3 : Khi đề bài có cụm từ : Tình hình, so sánh, sản lượng, số lượng thường dùng biểu đồ cột… + 4 : Khi đề bài cho nhiều đối tượng, nhiều đơn vị khác nhau hãy nghĩ đến việc xử lý số liệu để quy về cùng một đơn vị (%) để vẽ, Hoặc phải dùng đến các dạng biểu đồ kết hợp. + 5: Khi đề bài có cụm từ Tốc độ phát triển, Tốc độ tăng trưởng lại có nhiều đối tượng, nhiều năm, cùng một đơn vị thì hãy nghĩ đến lấy năm đầu là 100 % rồi xử lý số liệu trước khi vẽ. có thể tổng hợp thành sơ đồ sau:
Cơ cấu, tỉ lệ %
trong tổng số
1 hoặc 2 mốc năm (nhiều thành phần)
Biểu đồ TRÒN


3 mốc năm trở lên (ít thành phần)
Biểu đồ MIỀN

   Biểu đồ Tròn : Mô tả cơ cấu các thành phần trong một tổng thể
   Biểu đồ miền : Vừa Mô tả cơ cấu các thành phần trong một tổng thể; vừa mô tả động thái phát triển của đối tượng

Tình hình phát triển
Biểu đồ ĐƯỜNG
Biểu đồ CỘT

Tốc độ tăng trưởng







 cách xác định, cách vẽ cụ thể đối với từng loại biểu đồ:
các loại biểu đồ thể hiện cơ cấu:
Loại 1. Biểu đồ tròn:
  Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ TRÒN hay biểu đồ cần thể hiện cơ cấu, tỉ lệ (ít năm, nhiều thành phần).    
- Đề bài cho số liệu tuyệt đối (triệu tấn, triệu người…) phải chuyển sang số liệu tương đối (%).   
- Thể hiện 1% = 3,60 ( 25%= 900 (1/4 hình tròn)—vẽ tương đối chính xác          
 - Vẽ theo chiều kim đồng hồ, theo thứ tự đề bài, lấy mốc chuẩn là kim đồng hồ chỉ số 12.
 - Số liệu ghi trong vòng tròn phải là số liệu %.
 - Cần chú ý độ lớn của các đường tròn:
+ Thông thường vẽ đường tròn năm trước nhỏ hơn đường tròn năm sau.
+ cách tính cụ thể như sau:
R2 = R1× S2
S1
R1 là bán kính của đường tròn năm đầu tiên, cho R1 = 1cm hoặc 2cm... tính được R2, R3,R4...

R3 = R1× S3
S1
S1, S2, S3... là giá trị tổng của các năm thứ 1, thứ 2, thứ 3...

R4 = ..............


Ví dụ:
     Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của các năm 1990, 1999.
Đơn vị: tỉ đồng
Năm
Tổng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Hoài Thanh
Dung lượng: 1,18MB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)