Đề cương địa 9 kì 2

Chia sẻ bởi Lê Võ Đình Kha | Ngày 16/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Đề cương địa 9 kì 2 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Câu 1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ?
Trả lời:
- Vị trí:
+ Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, tất cả các tỉnh của vùng đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
+ Vị trí tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng giàu nông, lâm, thủy sản. Phía tây giáp Cam-pu-chia với nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng Mộc Bài, Xa Mát. Phía đông giáp vùng biển giàu tiềm năng phát triển kinh tế.
- Điều kiện tựn hiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Địa hình thoải, có độ cao trung bình tạo mặt bằng thuận lợi cho xây dựng.
+ Đất badan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, thích hợp cho các cây trồng như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả.
+ Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, sát đường hàng hải quốc tế, thuận lợi để phát triển các ngành đánh bắt hải sản, giao thông, dịch vụ biển, du lịch biển.
+ Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí, phát triển ngành khai thác dầu khí ở thềm lục địa.
+ Sông có giá trị tưới tiêu, giao thông, thủy điện.
Câu 5: Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước?
Trả lời:
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình tương đối bằng phẳng, vùng đồi badan lượn sóng, đất phù sa cổ xám bạc màu.
+ Khí hậu cận xích đạo thích hợp cho cây công nghiệp nhiệt đới nói chung và cây cao su nói riêng.
+ Vùng có một số hệ thống sông có ý nghĩa cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp.
- Điều kiện kinh tế-xã hội.
+ Dân cư, nguồn lao động dồi dào, người lao động có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp.
+ Đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật có trình độ nhất định.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, phát triển cây công nghiệp gắn với giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.
Câu 7: Đông Nam Bộ có những thuận lợi gì về dân cư, xã hội đối với phát triển kinh tế?
Trả lời:
- Đông dân, lực lượng lao động dồi dào, nhất là lao động lành nghề, thị trường tiêu thụ lớn.
- Là khu vực có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước.
- Người dân năng động, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường.
- Thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ dân số đô thi cao hơn so với cả nước.
- Có nhiều di tích lịch sử và văn hóa để phát triển du lịch như Địa đạo Củ Chi, Nhà tù Côn Đảo, Bến Nhà Rồng, Dinh Thống Nhất…
Câu 10: Nêu ý nghĩa và các biện pháp cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Trả lời:
Ý nghĩa:
Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích rất lớn ( 2,5 triệu ha, gấp hơn 2 lần diện tích đất phù sa ngọt). Nết được cải tạo thì diện tích đất nông nghiệp sẽ được tăng thêm.
Biện pháp cải tạo:
+ Thau chua, rửa mặn, xây dựng hệ thống bờ bao, kênh rạch thoát nước vào mùa mưa lũ, giữ nước ngọt vào mùa cạn.
+ Lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp với đất phèn, dất mặn để vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi trường.

Câu 9: Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước?
Trả lời:
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Đất đai: đồng bằng châu thổ có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta. Đất đai phì nhiêu, màu mỡ, kết hợp với địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất LT,TP với qui mô lớn.
+ Khí hậu cận xích đạo điều hòa quanh năm cho phép tăng vụ và năng suất.
+ Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, với hệ thống sông Cửu Long, cung cấp phù sa cho đồng ruộng, cung cấp nước để cải tạo đất phèn, đất mặn
+ Diện tích trồng lúa nước chiếm 51,1% so với cả nước, sản lượng lúa chiếm 51,5% so với cả nước, bình quân lương thực đầu người cao nhất cả nước.
- Điều kiện kinh tế-xã hội:
+ Dân đông, nguồn lao động dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Võ Đình Kha
Dung lượng: 31,96KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)