Đề cương Địa 9 HKII

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Sơn | Ngày 16/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: Đề cương Địa 9 HKII thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:



Đây là tài liệu do tôi sưu tầm, nhằm giúp các em có thêm tài liệu ôn thi tốt HK2
Chúc các em thi tốt liệu. Google: thcs nguyen van troi q2 – để xem các đề thi hay

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ 9 KÌ II
I/ ĐÔNG NAM BỘ:
1. Vị trí địa lí – giới hạn lãnh thổ:
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
a. Thuận lợi:
b. Khó khăn:
- Diện tích đất rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp. Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công
nghiệp và đô thị.
- Trên đất liền nghèo khoáng sản.
- Mùa khô kéo dài gây thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất, thậm chí cả sinh hoạt.
3. Tình hình phát triển kinh tế của vùng:
a. Nông nghiệp:
- Công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng và cao hơn cả nước.
- Cơ cấu ngành đa dạng như: khai thác dầu khí, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực
thực phẩm,
sản xuất hàng tiêu dùng.
- Sản xuất công nghiệp tập trung ở TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu và Biên Hòa.
b. Nông nghiệp:
- Cây công nghiệp như: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, thuốc lá, cây ăn quả, ………
- Trong đó cây cao su chiếm diện tích lớn nhất vùng.
c. Dịch vụ:
- Phát triển đa dạng
- Là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước.
- Đông Nam Bộ là địa bàn có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài.
- Hoạt động xuất – nhập khẩu ở Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước.
- Là trung tâm du lịch lớn nhất nước ta (TP. Hồ Chí Minh)
4. Là vùng thu hút nhiều lực lượng lao động vì:
- Giàu tiềm năng phát triển kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng tốt……….
- Là một trong những vùng có tiềm năng phát triển kinh tế mạnh ở nước ta.
- Sự phát triển kinh tế năng động, thu nhập bình quân đầu người cao, tỉ lệ thất nghiệp thấp là những vấn đề thu hút lao động từ các vùng khác đến.
- Việc phát triển mạnh các ngành kinh tế công nghiệp, dịch vụ cùng với hình thành nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, …. Có ý thức thu hút lao động cả nước.
5. a. Trồng được nhiều cây cao su vì:
- Vùng này có điều kiện sinh thái thích hợp cho phát triển cây cao su: địa hình thấp, khá bằng phẳng, đất badan, đất phù sa cổ xám bạc màu, khí hậu cận xích đạo,….
- Cây cao su có lịch sử phát triển rất sớm ở vùng này nên nhân dân có kinh nghiệm trồng cây cao su.
- Ở vùng đã xây dựng được cơ sở vật chất cho việc phát triển cây cao su.
- Sản phẩm có nhu cầu lớn trên thị trường và quốc tế. Phát triển ngành trồng trồng cây cao su vừa giải quyết được việc làm cho nhiều người, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao và gắn với vấn đề bảo vệ môi trường..
b. Còn lại là các loại cây:
- Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu
- Hồ tiêu: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu
- Điều: Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương.
6. Điều kiện để vùng trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn nhất cả nước là:
a. Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình tương đối bằng phẳng, vùng đồi badan lượn sóng, đồng bằng bằng phẳng liền kề, đất phù sa cổ xám bạc màu.
- Khí hậu cận xích đạo thích hợp cho các loại cây công nghiệp nói chung và cây cao su nói riêng.
- Vùng có hệ thống sông mang ý nghĩa cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp.
b. Kinh tế - xã hội:
- Dân cư, nguồn lao động dồi dào, người lao động có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp.
- Đã xây dựng được cơ sở vật chất kĩ thuật có trình độ nhất định.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, phát triển cây công nghiệp gắn với sự giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.
7. Trên đất liền, vùng còn gặp những vấn đề khó khăn là:
- Sự tương phản giữa hai mùa mưa và khô lớn, dẫn đến tình trạng có nơi thừa có nơi lại thiếu nước.
- Tình trạng rừng ngập mặn xâm nhập sâu vào hệ thống sông Đồng Nai gây khó khăn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Sơn
Dung lượng: 52,50KB| Lượt tài: 5
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)