đề cương đầy đủ

Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Viên | Ngày 16/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: đề cương đầy đủ thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA 9 - NĂM HỌC 2008-2009.

1/ Cho biết tình hình gia tăng dân số ở nước ta và hậu quả. Cơ cấu dân số :
+ Tình hình tăng dân số :
- Số dân nước ta 79,7 triệu người( 2002), 80,9 triệu người ( 2003)
Ở nước ta, bùng nổ dân số bắt đầu vào thập niên 50 và kết thúc vào cuối thế kỷ XX. Nhờ thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta có xu hướng giảm, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có sự khác nhau giữa các vùng (ở thành thị và đồng bằng có tỉ lệ tăng tự nhiên thấp hơn ở nông thôn và miền núi). Tuy vậy dân số nước ta vẫn còn tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu người.
+ Hậu quả : gây khó khăn về nhiều mặt như : lương thực, nhà ở, việc làm, giáo dục, y tế, môi trường.
+ Cơ cấu dân số :
Nước ta có cơ cấu dân số trẻ.
Cơ cấu dân số nước ta có xu hướng thay đổi rõ rệt :
- Cơ cấu dân số theo giới tính : Tỉ lệ nữ cao hơn tỉ lệ nam nhưng tỉ lệ nam có xu hướng tăng dần, kết cấu giới tính đang tiến tới cân bằng.
- Cơ cấu theo độ tuổi : cũng có thay đổi : tỉ lệ dưới độ tuổi lao động giảm, tỉ lệ trong và trên độ tuổi lao động tăng lên.
2/ Mật độ dân số và phân bố dân cư và các loại hình quần cư
- Nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số cao trên thế giới. Mật độ dân số ở nước ta cũng ngày một tăng. Năm 1989 là 195 người/km2. Đến năm 2003 là 246 người/km2.
- Sự phân bố dân cư không đồng đều : tập trung đông ở đồng bằng, ven biển, đô thị, thưa thớt ở miền núi và trung du ; phân bố dân cư có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. Khoảng 74% dân số sống ở nông thôn, 26% dân số sống ở thành thị.
- Quần cư nông thôn và quần cư đô thị ( học trong vở)
3/ Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống :
- Nguồn lao động : nước ta có nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng khoang 1 triệu lao động.- Lực lượng lao động nông thôn gấp 3 lần lực lượng lao động thành thị.- Tỉ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Để nâng cao chất lượng lao động cần có kế hoạch đào tạo hợp lý và có chiến lược đầu tư mở rộngđào tạo dạy nghề
- Bên cạnh là những mặt mạnh về kinh nghiệm sản xuất và khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, người lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.
- Vấn đề sử dụng lao động : Cơ cấu sử dụng lao động nước ta có nhiều thay đổi theo hướng tích cực nhưng còn chậm, giảm số ngươì làm trong nông nghiệp tăng số người làm trong công nghiệp và dịch vụ. Khu vực nông- lâm- ngư vẫn chiếm nhiều lực lượng lao động.
- Vấn đề việc làm : nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh, thuận lợi để phát triển kinh tế đồng thời gây sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay. Năm 2003, tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động ở nông thôn nước ta là 77,7% , tỉ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị khoảng 6%.
Biện pháp : - Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.- Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn.- Phát triển công nghiệp dịch vụ ở các đô thị.- Đẩy mạnh hướng nghiệp dạy nghề, giới thiệu việc làm.
- Chất lượng cuộc sống: Chất lượng cuộc sống đang được cải thiện về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở... Chất lượng cuộc sống còn chênh lệch giữa các vùng, giữa các tầng lớp nhân dân
4/Sự phát triển kinh tế nước ta :
+ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế :
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành : tỉ trọng nông- lâm- ngư không ngừng giảm xuống, nước ta đang từng bước chuyển từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp. Tỉ trọng công nghiệp xây dựng tăng nhanh nhất thể hiện quá trình CNH-HĐH đang tiến triển. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động (tăng đến năm 1995 sau đó giảm đi rõ rệt do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997).
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ : nước ta có 7 vùng kinh tế, 3 vùng kinh tế trọng điểm, hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp, trung tâm công nghiệp và các vùng kinh tế trọng điểm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thế Viên
Dung lượng: 98,00KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)