Đề cương đại lí 9 HKI

Chia sẻ bởi Nguyễn Phước Vũ | Ngày 16/10/2018 | 85

Chia sẻ tài liệu: Đề cương đại lí 9 HKI thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI Môn Địa lí lớp 9 PHẦN I: ĐỊA LÍ DÂN CƯ​
2) Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta? - Dân tộc Việt (kinh) phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải.  - Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du  4) Số dân và tình hình gia tăng dân số ở nước ta:  a) Số dân: 80,9 triệu (2003), 85,8 triệu (2009)  Việt Nam là nước đông dân đứng thứ 14 trên thế giới (2002)
b) Tình hình gia tăng dân số:  - Dân số nước ta tăng liên tục qua các năm.  - Hiện tượng “bùng nổ dân số” ở nước ta bắt đầu từ cuối những năm 50 và chấm dứt vào trong những năm cuối thế kỉ XX  5) Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì? - Việc tăng nhanh dân số sẽ làm cho kinh tế không theo kịp với mức tăng của dân số  -Tăng nhanh dân số sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm, cho việc phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, gây tắc nghẽn giao thông, vấn đề nhà ở.  -Gây bất ổn về xã hội  -Sẽ làm suy giảm tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường  6) Nêu những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số ở nước ta? Giảm tỉ lệ gia tăng dân số sẽ giảm bớt những khó khăn trong các vấn đề xã hội như việc làm, nhà ở, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời cũng góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên môi trường  7) Trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta và giải thích?  * Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng, các địa phương. MĐDS trung bình 246 người/ km2 (2003)  - Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị nhưng lại thưa thớt ở vùng núi và trung du  - Dân cư phân bố nhiều ở nông thôn (74%) và ít ở thành thị (26%)  * Giải thích: - Vì vùng đồng bằng ven biển có điều kiện sinh sống thuận lợi, dễ dàng cho giao lưu phát triển sản xuất. Miền núi và trung du là nơi điều kiện sản xuất còn gặp nhiều khó khăn như đi lại khó khăn, thiếu nước...  - So về quy mô diện tích và dân số nước ta thì số thành thị còn ít nên chưa thu hút được nhiều thị dân, do đó tỉ lệ dân thành thị còn ít so với dân sống ở nông thôn  8) Nhận xét về nguồn lao động ở nước ta? - Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh  - Lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn rất chênh lệch (phần lớn lao động vẫn tập trung ở nông thôn 75,8 % )  -Ngành nông lâm ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ lớn về lao động  -Cơ cấu sử dụng lao động có sự thay đổi theo hướng tích cực. Tỉ lệ lao động trong nông lâm ngư nghiệp giảm, tăng tỉ lệ lao động ở ngành công nghiệp và dịch vụ  9) Tại sao nói giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? Việc làm đang là vấn đề gay gắt lớn ở nước ta là do:  - Đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế nên tình trạng thiếu việc làm lớn ( năm 2003 tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động ở nông thôn là 77,7 %. Tỉ lệ thất nghiệp của thành thị là 6 %)  - Đặc biệt là số người trong độ tuổi lao động trong những năm gần đây đã tăng cao trong khi số việc làm không tăng kịp  * Để giải quyết vấn đề việc làm cần tiến hành những biện pháp:  - Phân bố lại lao động và dân cư ở các vùng  - Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn như: tăng vụ, cải tạo giống, chuyên canh các lọai cây trồng có năng suất cao phù hợp với từng vùng  - Mở thêm nhiều xí nghiệp, nhà máy để thu hút lao động  - Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp dạy nghề giới thiệu việc làm.  10) Cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội? cần có những biện pháp gì để khắc phục những khó khăn này ? Nước ta có cơ cấu dân số trẻ. * Thuận lợi : Cung cấp nguồn lao động dự trữ dồi dào, tạo thị trường tiêu thụ lớn. * Khó khăn :  +Giải quyết việc làm ngày càng găy gắt, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. +Tài nguyên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phước Vũ
Dung lượng: 61,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)