Dạy học tích hợp theo chủ đề các môn khoa học xã hội ( lịch sử và địa lí)

Chia sẻ bởi Phạm Thanh Tâm | Ngày 28/04/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Dạy học tích hợp theo chủ đề các môn khoa học xã hội ( lịch sử và địa lí) thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:


DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP-LIÊN MÔN KHXH NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

TS. NGUYỄN VĂN NINH
Phần 1:DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Phần 2: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP
Phần 3: MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN QUAN
Phần 1:
DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
I. Khái niệm năng lực
II. Cấu trúc của năng lực
III. Năng lực của học sinh
IV. Quá trình hình thành năng lực
V. Các năng lực cốt lõi của học sinh
I. Khái niệm năng lực
- Capacity/Ability: khả năng (hoặc tiềm năng) mà cá nhân thể hiện khi tham gia một hoạt động nào đó ở một thời điểm nhất định. Chẳng hạn, khả năng giải toán, khả năng nói tiếng Anh,... thường được đánh giá bằng các trắc nghiệm trí tuệ (ability tests);
-Compentence: năng lực hành động là khả năng thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ/một hành động cụ thể, liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và sự sẵn sàng hành động
II. Cấu trúc của năng lực
Ngữ cảnh
Định hướng chức năng và cấu trúc đa thành tố của năng lực
Cấu trúc động
III. Năng lực của học sinh
Là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống.
Dấu hiệu:

Khả năng hành động , ứng dụng vận dụng tri thức, kĩ năng học được để giải quyết vấn đề cuộc sống đang đặt ra với chính các em

Sự kết hợp hài hòa giữa 3 yếu tố: kiến thức, kỹ năng, thái độ sống phù hợp với lứa tuổi

Được hình thành, phát triển trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập trong lớp học và ngoài lớp học.
IV. Quá trình hình thành năng lực
V. Các năng lực cốt lõi của học sinh
Năng lực làm chủ kiến thức các môn học cốt lõi bậc phổ thông: Kinh tế học, Tiếng Anh, Nhà nước, Nghệ thuật, Lịch sử, Địa lý, Đọc hiểu hoặc Ngôn ngữ, Toán, Khoa học, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân.

Năng lực nhận thức về các chủ đề của thế kỷ 21: Nhận thức về thế giới, kiến thức về tài chính, kinh tế, kinh doanh, doanh nghiệp, kiến thức về chăm sóc sức khỏe và kiến thức dân sự.

Các năng lực suy nghĩ và học tập: năng lực giải quyết vấn đề và tư duy phê phán, năng lực giao tiếp, năng lực đổi mới và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực học từ bối cảnh thực tế...

Năng lực về công nghệ thông tin và truyền thông

Năng lực nghề nghiệp và kỹ năng sống: mềm dẻo linh hoạt và thích ứng, thúc đẩy và tự định hướng, lãnh đạo và trách nhiệm xã hội,...
Các NL cốt lõi của thế kỷ 21, gồm:
Khung kiến thức, kỹ năng của học sinh trong thế kỷ XXI
-
Các NL đặc thù môn học sẽ được nêu ở các chương trình môn học,hoạt động trải nghiệm sáng tạo..
Các năng lực chung được đề xuất bao gồm:
Năng lực tự học;
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
Năng lực thẩm mỹ.
Năng lực ngôn ngữ và giao tiếp;
Năng lực hợp tác;
Năng lực tính toán;
Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông(ICT)
Năng lực thể chất
Phát triển chương trình DH theo định hướng phát triển NL cho HS
Sự khác biệt giữa đặc trưng của nhà trường thế kì XX và XXI
GV phải có khả năng phát triển chương trình (môn học) và thiết kế chủ đề dạy học tích hợp để phát triển năng lực học HS
DH chuẩn đầu ra
Đặc điểm CT môn học được xây dựng dựa trên NL thực hiện đáp ứng chuẩn đầu ra:
- Mô tả năng lực một cách cụ thể, có thể đo lường được;
- Nội dung dạy học dựa trên các mục tiêu xác định (thể hiện trên kết quả đầu ra - học sinh đạt khả năng/năng lực gì);
- Người học sẽ phải học những nội dung trong chương trình môn học cho đến khi chứng minh họ có khả năng làm chủ những kiến thức, kỹ năng cần thiết được xác định trước ở chuẩn đầu ra;
- Sử dụng đa dạng các kỹ thuật giảng dạy và hoạt động nhóm;
- Tập trung vào những gì người học cần phải làm được, đó là việc ứng dụng các kiến thức, kỹ năng cơ bản trong một bối cảnh sống thực tế;
- Sử dụng tài liệu, phương tiện truyền thông, và các vật liệu thực tế của cuộc sống hướng đến mục tiêu năng lực đã đề ra;
- Cung cấp cho người học thông tin phản hồi kịp thời về đánh giá
năng lực thực hiện;
- Từng bước đáp ứng nhu cầu của người học;
- Người học chứng tỏ làm chủ được những năng lực đã xác định trong chương trình qua chuẩn đầu ra.
BH thiết kế theo cách tiếp cận NL
Mục tiêu của bài học định hướng vào việc mô tả kết quả học tập mong đợi,
Tiêu chuẩn đánh giá kết quả (đầu ra): Các khả năng/năng lực
Thúc đẩy sự tương tác giữa GV - HS và giữa HS - HS,khuyến khích HS trao đổi/tranh luận, đánh giá, chia sẻ quan điểm/kinh nghiệm, thúc đẩy/cổ vũ tinh thần hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm
Môi trường học tập thân thiện
Tổ chức hoạt động dạy học: nhấn mạnh vào việc hiểu, khám phá, trải nghiệm, đặc biệt là vận dụng kiến thức BH trong những tình huống gắn với thực tế cuộc sống. Chú trọng phát triển các NL tư duy bậc cao: giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, sáng tạo, siêu nhận thức (nghĩ về cách suy nghĩ); Bài giảng nhấn mạnh vào các hoạt động học (thực hành, trải nghiệm, giải quyết vấn đề, tìm kiếm/xử lý thông tin... tự học).
Vai trò GV: chủ yếu là làm thay đổi HS ở các góc độ sẵn sàng tiếp thu các khái niệm mới, tích cực thể hiện, tích cực tương tác, trải nghiệm, nghĩ về cách nghĩ… tăng cường hứng thú, sự tự tin, kích thích tư duy sáng tạo của HS
Kết thúc bài học HS cảm thấy mình thay đổi và biết cách thay đổi/ sáng tạo lại bản thân
VII. Đánh giá trong dạy học phát triển năng lực
Đánh giá năng lực người học
VII. Đánh giá trong dạy học phát triển năng lực
2. Thiết kế các công cụ đánh giá năng lực và tổ chức hoạt động đánh giá
Ví dụ: Đánh giá năng lực hợp tác nhóm
-Thực hiện các nhiệm vụ để đạt mục tiêu chung của nhóm.
-Thể hiện kỹ năng liên kết, phối hợp với các học sinh khác trong nhóm có hiệu quả.
-Đóng góp cho sự duy trì, phát triển nhóm.
-Đảm nhận các vai trò khác nhau trong nhóm.
Phiếu đánh giá tính hiệu quả trong hợp tác nhóm
(khi thực hiện một đề tài/dự án)
Họ và tên học sinh:........................................ Lớp: ........ trường: ........................
1. Hãy đánh giá sự đóng góp của em trong nhóm theo thang điểm từ 1 đến 5 (5 là điểm cao nhất)
5 điểm: Có những đóng góp rất quan trọng (đối với tất cả các phần của đề tài và trong tất cả các giai đoạn thực hiện; tạo điều kiện hỗ trợ công việc của các bạn khác trong nhóm mà không làm thay).
4 điểm: Có đóng góp có ý nghĩa (đưa ra những gợi ý quan trọng và giúp đỡ các bạn khác một cách có hiệu quả; có vai trò tác động đến tất cả các phần của đề tài).
3điểm: Có một số đóng góp (đưa ra một số gợi ý hữu ích, giúp những người khác nghiên cứu, giải quyết vấn đề, và đóng góp cho việc phát triển các phần khác nhau của đề tài).
2điểm: Có đóng góp nhỏ (đưa ra ít nhất một gợi ý hữu ích, đôi khi giúp đỡ người khác, lãng phí ít thời gian, có vai trò nhỏ trong việc phát triển một hoặc hai phần khác nhau của đề tài).
1 điểm: Không có đóng góp thực sự nào (không đưa ra gợi ý gì, không giúp đỡ ai, không hoàn thành việc được nhóm giao, lãng phí thời gian).
Khoanh tròn số điểm của em: 1 2 3 4 5
Lí giải ngắn gọn tại sao em lại cho điểm bản thân như vậy:
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2. Hãy cho điểm từng bạn trong nhóm:
Bạn: ..........................................: ……………. điểm
Bạn: ..........................................: ……………. điểm
Bạn: ..........................................: ……………. điểm
Bạn: ..........................................: ……………. điểm
Lý giải tại sao em lại cho điểm như vậy (nếu được yêu cầu)?
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
3. Quy trình đánh giá người học trong dạy học phát triển năng lực
CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ CẦN:
Phần 2:
NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP
Làm cho quá trình học tập trong nhà trường thực sự có ý nghĩa
Thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học
Phát triển năng lực cho người học
Giảm bớt những nội dung trùng lặp giữa các môn học
I. Tại sao phải dạy học tích hợp?
II. Các loại chủ đề tích hợp
II. Các loại chủ đề tích hợp
II. Các loại chủ đề tích hợp

Mục tiêu chung
III. Cách thức xác định chủ đề tích hợp trong các môn KHXH
Gồm những NL:
1. Năng lực tự học;
2. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
3. Năng lực hợp tác;
4. Năng lực tính toán;
5. Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT);
6. Các năng lực chuyên biệt: Nghiên cứu các vấn đề xã hội, ,…
Hai hướng chính, trong đó tập trung vào những vấn đề của thế kỉ XXI
1. Con người trong môi trường tự nhiên (đất, nước, sinh vật, khí hậu, cảnh quan…)
2. Con người trong môi trường xã hội (các hoạt động lịch sử, kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, giáo dục…)
1. Toàn cầu/Khu vực
2. Quốc gia
3. Địa phương
Một số ví dụ nội dung chủ đề liên môn khoa học xã hội
Bước 1: Lựa chọn chủ đề/tình huống tích hợp
Bước 3: Xác định nội dung kiến thức trong chủ đề
Bước 4: Xác định các phương pháp, kĩ thuật dạy học, phương tiện và thiết bị dạy học cần sử dụng
Bước 5: Thiết kế các hoạt động dạy học theo cách tiếp cận NL
Bước 6: Xây dựng công cụ đánh giá
IV. Quy trình thiết kế chủ đề tích hợp
Bước 2: Xác định mục tiêu của chủ đề/tình huống tích hợp, bao gồm: kiến thức, kĩ năng, thái độ, định hướng các NLcần hình thành ở HS
V. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học thường được vận dụng để tổ chức hoạt động học tập trong chủ đề tích hợp
DẠY HỌC DỰ ÁN
Dạy học dự án (DHDA) là một PPDH trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.
Điều kiện để áp dụng: chỉ phù hợp với những bài học có nội dung gắn với thực tế:
- Những vấn đề toàn cầu: môi trường, thiên tai, sử dụng tài nguyên, xung đột, toàn cầu hóa,…
- Những vấn đề đã và đang diễn ra xung quanh cuộc sống của HS
Các bước tiến hành
Bước 1: Chọn nội dung học tập phù hợp để thiết kế dự án;
Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện, gồm những thao tác sau:
- Xác định mục tiêu cho dự án
- Lập dự án và xác định sản phẩm của dự án
- Xây dựng kế hoạch thực hiện: thới gian tiến hành, địa điểm, chuẩn bị các - phương tiện và thiết bị cần thiết cho thực hiện dự án....
- Phân nhóm và thông báo cho HS về cách thức, nội dung công việc, thời gian hoàn thành, cung cấp tài liệu tham khảo, cho HS biết cách thức đánh giá
Bước 3: Thực hiện dự án
Bước 4: Thu thập kết quả làm việc của HS
Bước 5: Tiến hành đánh giá kết quả làm việc của HS
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Các bước và mức độ của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
KĨ THUẬT KHĂN TRẢI BÀN
Sơ đồ kĩ thuật “Khăn trải bàn”
KĨ THUẬT KWLH
Áp dụng: lần đầu tiên tiếp xúc HS/ trước khi dạy một chủ đề mới rất quan trọng
KĨ THUẬT XYZ
Sơ đồ minh họa cách thức thực hiện kĩ thuật XYZ
Phần 3:
MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
Phần 3:
MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
Phần 3:
MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
Chủ đề
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
NỘI DUNG CỐT LÕI
Chủ đề
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
CÁCH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHO HỌC
– Thời lượng của chủ đề: 4 tiết(1 tiết có GV hướng dẫn tại lớp; sau 1 tuần triển khai dự án ở nhà, HS có 1 tiết báo cáo trước lớp về tiến độ thực hiện dự án để GV hướng dẫn sửa chữa; sau tuần thứ hai làm ở nhà, HS có 2 tiết báo cáo trên lớp và tổng kết dự án)
– Cấp lớp tiến hành: 8
– Trong chủ đề chủ yếu sử dụng những phương pháp và kĩ thuật dạy học sau đây:
+ Các phương pháp dạy học chủ yếu: Dạy học dự án, dạy học theo nhóm, sử dụng phương tiện dạy học trực quan
+ Các kĩ thuật dạy học: Tranh luận – ủng hộ – phản đối, KWLH, XYZ, 321
Chủ đề
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
CÁCH TỔ CHỨC DH CHO HS
Chủ đề
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
TIẾT 1: Giới thiệu chủ đề, định hướng mục tiêu, giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS triển khai dự án
Hoạt động 1: giới thiệu chủ đề và mục tiêu dự án:
Hoạt động 2: Chia nhóm HS và giao nhiệm vụ, yêu cầu sản phẩm dự án (đầu ra) cho từng nhóm và tiêu chí đánh giá
Hoạt động 3: Hướng dẫn các nhóm giải quyết, triển khai nhiệm vụ dự án được giao
Chủ đề
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
TIẾT 1: Giới thiệu chủ đề, định hướng mục tiêu, giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS triển khai dự án
Hoạt động 1: giới thiệu chủ đề và mục tiêu dự án:
Thưởng thức bài hát trên, các em có liên tưởng và suy nghĩ điều gì? Bạn nào dự đoán xem hôm nay chúng ta sẽ học về chủ đề gì?
VIDEO
BH: Nơi đảo xa
Chủ đề
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
TIẾT 1: Giới thiệu chủ đề, định hướng mục tiêu, giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS triển khai dự án
Hoạt động 2: Chia nhóm HS và giao nhiệm vụ, yêu cầu sản phẩm dự án (đầu ra) cho từng nhóm và tiêu chí đánh giá
– Bước 1: GV tổ chức chia nhóm HS theo sở thích.

– Bước 2:
+ GV thống nhất tên gọi của từng nhóm HS và giao nhiệm vụ để các em thực hiện dự án.
+ GV đặt vấn đề và giao nhiệm vụ dự án, yêu cầu sản phẩm (đầu ra) cho từng nhóm

– Bước 3: GV thông báo yêu cầu về sản phẩm (đầu ra) của mỗi dự án.

– Bước 4: Đưa ra tiêu chí đánh giá dự án của từng nhóm.
Tiết 2: Báo cáo tiến độ triển khai dự án
Hoạt động 4: Tổ chức cho HS báo cáo tiến độ triển khai nhiệm vụ dự án và hướng dẫn các nhóm sử dụng một số phần mềm, công cụ để báo cáo.
Tiết 3 + 4: Báo cáo, đánh giá và tổng kết dự án
Hoạt động 5: Tổ chức, hướng dẫn các nhóm báo cáo sản phẩm dự án và cùng đánh giá, nhận xét dự án của nhau.
GV hướng dẫn HS sử dụng kĩ thuật 321 để nhận xét sản phẩm của các nhóm (3 lời khen dành cho đội bạn, 2 lời góp ý – chưa hài lòng và 1 câu hỏi yêu cầu làm rõ, giải đáp thắc mắc liên quan đến sản phẩm).
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỰ ÁN
Nhóm được đánh giá:...................................................................
Nhóm đánh giá:..........................................................................
PHIẾUTỰ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁ NHÂN TRONG NHÓM
Họ và tên: ....................................
Nhóm: ........................................
CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ TRONG CHỦ ĐỀ
Chủ đề
BUỔI BÌNH MINH CỦA LOÀI NGƯỜI
NỘI DUNG CỐT LÕI
Chủ đề
BUỔI BÌNH MINH CỦA LOÀI NGƯỜI
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
Thời lượng của chủ đề: 3 tiết
Cấp lớp tiến hành: 6
Trong chủ đề chủ yếu sử dụng những phương pháp và kĩ thuật dạy học sau đây:
Phương pháp dạy học chủ yếu: Giải quyết vấn đề; Làm việc theo nhóm
Kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn, sơ đồ tư duy, tranh luận – ủng hộ – phản đối
Chủ đề
BUỔI BÌNH MINH CỦA LOÀI NGƯỜI
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới – Tìm hiểu về nguồn gốc của loài người

Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình chuyển biến từ vượn thành người

Hoạt động 3: Khám phá đời sống con người thời nguyên thuỷ

Hoạt động 4: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ

Hoạt động 5: Khám phá về thời nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam
1. Thử đóng vai các nhân vật trong tranh và xây dựng một đoạn hội thoại tranh luận về nguồn gốc của loài người.
2. Em theo quan niệm của Đức chúa Giêsu hay nhà khoa học Đácuyn về nguồn gốc của loài người? Vì sao?
3. Em biết gì về đời sống của con người thời nguyên thuỷ?
Tìm hiểu về nguồn gốc của loài người
Khám phá về thời nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam
“Dựa vào những tư liệu bên, em hãy thể hiện những dấu tích người nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam trên một sơ đồ tư duy.Em có nhận xét gì về địa bàn sinh sống của người nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam?”

CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ TRONG CHỦ ĐỀ
Bảng mô tả các công cụ đánh giá được sử dụng trong chủ đề
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thanh Tâm
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)