Dap an HSG Dia 9 Yen Lac (11-12)

Chia sẻ bởi Tr­­Uong Quang Khanh | Ngày 16/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Dap an HSG Dia 9 Yen Lac (11-12) thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC



HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2011 – 2012
Môn thị: Địa lí
(Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang)




CÂU
NỘI DUNG
Điểm

Câu 1
Chứng minh sự phân bố dân số nước ta chưa hợp lý, nguyên nhân, hậu quả. Nêu các biện pháp phân bố dân số nước ta hợp lý hơn.
3,5


a, Sự phân bố dân cư chưa hợp lý, nguyên nhân, hậu quả.



* Sự phân bố dân cư chưa hợp lý:



+ Phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi cao nguyên:
- Đồng bằng, ven biển đông đúc (75% dân số) mật độ dân số cao: đồng bằng sông Hồng: từ 501-2000 người/km2; sông Cửu Long: từ 501-1000 người/km2.
- Miền núi và cao nguyên thưa (25% dân số) mật độ dân số thấp: Tây Bắc, Tây Nguyên chủ yếu dưới 50 người/km2 và từ 50 - 100 người/km2; vùng Bắc Trung Bộ mật độ chủ yếu dưới 100 người/km2.

0,25


0,25


+ Phân bố không đồng đều giữa các đồng bằng:
- Đồng bằng sông Hồng mật độ cao nhất nước ta: 501-2000 người/km2.
- Duyên hải miền Trung: 101-200 người/km2và 201-500 người/km2.
- Cửu Long phần lớn 101-200 người/km2 và vùng phù sa ngọt 201-500 người/km2.

0,25

0,25
0,25


+ Ngay trong nội bộ các vùng dân cư phân bố không đều:
- Đồng bằng sông Hồng: phần trung tâm và ven biển Đông, Đông Nam mật độ cao: >2000 người/km2; rìa phía Bắc, Đông Bắc và Tây Nam 201-500 người/km2.
- Đồng bằng sông Cửu Long: ven sông Tiền mật độ từ 501-1000 người/km2; phía Tây Long An và Kiên Giang 50-100 người/km2.

0,25


0,25


+ Chưa hợp lý giữa thành thị và nông thôn: thành thị chiếm 26,9% còn nông thôn 73,1% dân số.
0,25


* Nguyên nhân:



- Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên (nơi thuận lợi dân cư đông).
- Do lịch sử khai thác lãnh thổ (vùng khai thác sớm có dân cư đông như đồng bằng sông Hồng).
- Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên.
0,25
0,25

0,25


* Hậu quả:



Sự phân bố dân cư chưa hợp lý gây khó khăn trong việc sử dụng hợp lý nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng.
0,25


b. Biện pháp phân bố dân số hợp lý hơn:



- Kiềm chế tốc độ tăng dân số, thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng, trong phạm vi cả nước.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và thành thị. Phát triển kinh tế văn hóa ở miền núi. Hạn chế nạn di dân tự do.
0,25

0,25

Câu 2
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
2,0


* Giống nhau:
0,75


- Địa hình: Phân hóa từ Tây sang Đông: núi và gò đồi, đồng bằng, biển, đảo và quần đảo.
- Tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng: Rừng, đất đai, biển...
- Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ lụt, hạn hán, cát lấn ...
0,25

0,25
0,25


* Khác nhau:
1,25


- Địa hình:
+ Vùng Bắc Trung Bộ chỉ có một nhánh núi đâm ngang ra biển tạo thành thành đèo Ngang. Bờ biển ít khúc khuỷu. Còn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển tạo ra nhiều đèo như đèo Cả ở Phú Yên, đèo Cù Mông ở Bình Định, đồng thời chia cắt thành nhiều cánh đồng nhỏ ven biển làm cho bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh: Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh ...
+ Bắc Trung Bộ có nhiều đồng bằng lớn hơn.

0,5





0,25


- Về
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tr­­Uong Quang Khanh
Dung lượng: 77,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)