Dap an HSG Dia 9 10-11 Soc Trang

Chia sẻ bởi Dương Nguyễn Sĩ Tín | Ngày 16/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: Dap an HSG Dia 9 10-11 Soc Trang thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
SÓC TRĂNG Năm học 2010-2011

Đề chính thức

Môn: Địa lí - Lớp 9
(Thời gian làm bài 150 phút, không kể phát đề)
________________

HƯỚNG DẪN CHẤM
----------------------
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM

1
(3,0điểm)
Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta.
Người Việt (Kinh) phân bố rộng khắp cả nước, tập trung ở đồng bằng, trung du và duyên hải.
Các dân tộc ít người chiếm 13,8% dân số, phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc (Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông).
Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người (Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho).
Các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơme. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị.
Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi. Một số dân tộc ít người từ miền núi phía Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên, nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo.

0,5

0,5

0,5


0,5

0,5


0,5


2
(4,0điểm)
Kể tên các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.
+ Công nghiệp khai thác nhiên liệu
+ Công nghiệp điện
+ Công nghiệp cơ khí – điện tử
+ Công nghiệp hóa chất
+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
+ Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
+ Công nghiệp dệt may
Thí sinh kể được từ 5 ngành công nghiệp trở lên cho trọn điểm, kể dưới 5 ngành công nghiệp được 0,5điểm
Đặc điểm của các ngành công nghiệp
+ Công nghiệp khai thác nhiên liệu.
Công nghiệp khai thác than phân bố chủ yếu ở vùng than Quảng Ninh, mỗi năm sản xuất 15 – 20 triệu tấn.
Các mỏ dầu khí hiện nay được phát hiện và khai thác chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam.
Dầu thô là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay.
+ Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
Đây là ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.
Bao gồm: Chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi và chế biến thủy sản.
Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước. Tập trung nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.

1,0











0,5

0,5

0,5


0,5

0,5

0,5




3
(6,0điểm)
 Điều kiện thuận lợi và khó khăn của Tây Nguyên.
Thuận lợi:
+ Có nhiều tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế:
Đất badan: 1,36 triệu ha (66% diện tích đất badan cả nước) thích hợp việc trồng cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, dâu tằm.
Rừng tự nhiên: gần 3 triệu ha (chiếm 29,2% diện tích rừng tự nhiên cả nước)
Khí hậu: trên nền nhiệt đới cận xích đạo, khí hậu cao nguyên thích hợp phát triển cây công nghiệp.
Nguồn nước và tiềm năng thủy điện lớn (chiếm khoảng 21% trữ năng thủy điện cả nước)
Khoáng sản; Bô xít có trữ lượng lớn (hơn 3 tỉ tấn)
Khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp thuận lợi phát triển du lịch.
+ Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng cây công nghiệp. Các dân tộc có truyền thống đoàn kết, có bản sắc văn hóa phong phú với nhiều nét đặc thù.
Khó khăn:
Mùa khô thường kéo dài, dẫn đến nguy thiếu nước và cháy rừng nghiêm trọng.
Việc chặt phá rừng quá mức, nạn săn bắn động vật hoang dã đang ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư.
Đây là vùng thưa dân nhất nước, đa số tập trung các dân tộc ít người, trình độ dân trí còn thấp. Trong nhiều chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội, Tây Nguyên còn là vùng khó khăn của đất nước.



0,5

0,5

0,5

0,5

0,5
0,5

1,0

0,5
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Nguyễn Sĩ Tín
Dung lượng: 55,00KB| Lượt tài: 5
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)