Dap an de HSG Ha nam

Chia sẻ bởi Trương Nhật Duy | Ngày 16/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: dap an de HSG Ha nam thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NAM


ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 9 THCS NĂM 2011
Môn: Địa lí
(Đáp án có 03 trang)



Câu

Nội dung
Điểm

1
(4,0
điểm)
a
Trình bày và giải thích đặc điểm chế độ mưa của nước ta



- Tổng lượng mưa trung bình năm của nước ta khá lớn (phần lớn diện tích lãnh thổ nước ta nhận được lượng mưa từ 1600mm trở lên).
0,5



Do: Vị trí địa lí, giáp biển Đông với đường bờ biển kéo dài và do hoạt động bão nhiệt đới.
0,5



- Lượng mưa trung bình của nước ta phân bố không đều trên khắp lãnh thổ (dẫn chứng địa phương: dưới 800mm, 800 - 1600mm, trên 2000mm).
0,5



Do: Ảnh hưởng của địa hình, hướng gió, dải hội tụ nhiệt đới...
0,5



- Chế độ mưa của nước ta có sự phân mùa khá rõ rệt và khác nhau cả về thời gian mùa mưa giữa các địa phương (dẫn chứng: Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ mưa từ tháng 5 đến tháng 10; Duyên hải miền Trung mưa từ tháng 8 đến tháng 12; sự phân mùa mưa - khô sâu sắc nhất là ở vùng Tây Nguyên, Nam Bộ).
0,5



Do: Các vùng mưa vào mùa hạ do vào mùa hạ có gió mùa mùa hạ thổi từ biển tới đem theo lượng hơi nước gây mưa trên phần lớn lãnh thổ nước ta.
Các vùng mưa vào thu đông do nằm ở sườn khuất gió Tây Nam, do tác động của front và dải hội tụ nhiệt đới, bão.
0,5



Các vùng có mùa mưa - khô sâu sắc do ít chịu sự nhiễu loạn của thời tiết nên vào mùa khô lượng mưa nhỏ.



b
Nêu ảnh hưởng chế độ mưa của nước ta đến sản xuất và đời sống.



- Tích cực:
0,5



+ Lượng mưa lớn thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp




+ Phát triển nhiều ngành kinh tế khác như lâm nghiệp, giao thông vận tải thủy, nuôi trồng thủy sản...




- Tiêu cực:
0,5



+ Lượng mưa lớn, phân bố không đều trong năm dẫn đến mùa mưa gây úng lụt, mùa khô gây hạn hán thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt







2
(3,0 điểm)










a




b






Viết công thức tính mật độ dân số trung bình.




 số dân
0,25



Mật độ dân số =




 (người/km2) diện tích




Nhận xét và giải thích mật độ dân số của cả nước và các vùng trong thời gian trên.



- Nhận xét:




+ Mật độ dân số trung bình của cả nước cao và tăng lên (dẫn chứng)
0,5



+ Mật độ dân số trung bình của các vùng cũng tăng lên (dẫn chứng)
0,5



+ Mật độ dân số giữa các vùng không đều, có 3 vùng có mật độ cao hơn trung bình cả nước (Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long), Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao nhất còn Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số thấp nhất.
0,75



- Giải thích:
+ Mật độ dân số nước ta cao vì nước ta có diện tích nhỏ nhưng lại có số dân đông.
+ Mật độ dân số trung bình cả nước và các vùng tăng lên do dân số nước ta vẫn gia tăng khá nhanh trong thời gian qua.
+ Những vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình cả nước do điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế, đô thị phát triển mạnh và ngược lại những vùng kinh tế kém phát triển, điều kiện tự nhiên khó khăn thì mật độ dân số thấp.
Đồng bằng sông Hồng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển và có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm nên có mật độ dân số cao. Tây Nguyên là vùng miền núi, kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp nên có mật độ dân số thấp.

0,25

0,25

0,25


0,25

3
(7,0 điểm)


a




Phân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Nhật Duy
Dung lượng: 95,00KB| Lượt tài: 5
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)