Đáp án đề dự bị HSG Địa 9 tỉnh năm 2010 - 2011

Chia sẻ bởi Lê Anh Linh | Ngày 16/10/2018 | 66

Chia sẻ tài liệu: Đáp án đề dự bị HSG Địa 9 tỉnh năm 2010 - 2011 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 2010- 2011

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ DỰ BỊ
Môn: ĐỊA LÍ LỚP 9 - THCS
Ngày thi: 18/02/2011

Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm

Câu 1
1a
(1đ)


1b (1đ)


a. Vẽ hình mô tả mô tả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
- Tên hình vẽ, ghi đầy đủ nội dung (chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, cực Bắc, cực Nam, trục của Trái Đất).
- Mũi tên chỉ hướng tự quay, ½ Trái Đất là ngày, ½ Trái Đất là đêm.
b. Có hiện tượng ngày đêm liên tục trên bề mặt Trái Đất là vì
- Trái Đất có dạng hình cầu, do đó Mặt Trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng được một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm.
- Nhờ có sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất từ Tây sang Đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.



0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ


Câu 2
2a
(1đ)





2b (1đ)


2c
(1đ)



a. Giải thích hiện tượng các mùa ở hai bán cầu Bắc và Nam trái ngược nhau vào ngày 22 tháng 12.
- Vào ngày 22 tháng 12 (đông chí) ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với mặt đất vào lúc giữa trưa tại chí tuyến Nam. Bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, có góc chiếu lớn, nhận nhiều ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa nóng (mùa hạ).
- Ngược lại bán cầu Bắc chếch xa Mặt Trời, có góc chiếu nhỏ, nhận ít ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa lạnh (mùa đông).
b. Một trận bóng đá được tổ chức tại nước Anh vào lúc 18 giờ ngày 20 tháng 03 năm 2009 và được truyền hình trực tiếp trên thế giới thì:
- Bắc Kinh ở múi giờ 8 là 2 giờ ngày 21 tháng 03 năm 2009.
- Niu Đêli ở múi giờ 5 là 23 giờ ngày 20 tháng 03 năm 2009.
c. Tại sao lại có sự lệch hướng các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất theo chiều kinh tuyến?
- Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất nên các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.
- Ở nửa cầu Bắc, nhìn xuôi theo hướng chuyển động thì vật chuyển động sẽ lệch về bên phải.
- Ở nửa cầu Nam, nhìn xuôi theo hướng chuyển động thì vật chuyển động sẽ lệch về bên trái.




0,5 đ


0,5 đ



0,5 đ
0,5 đ


0,5 đ

0,25 đ

0,25 đ


Câu 3
3a
(2đ)






3b
(2đ)





a. Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam của nước ta.
- Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng dần từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh (dẫn chứng).
- Nhiệt độ trung bình tháng 7 có sự biến động từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh (dẫn chứng).
- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh (dẫn chứng).
- Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam.
b. Giải thích:
- Lãnh thổ nước ta kéo dài từ bắc vào nam theo hướng kinh tuyến.
- Từ bắc vào nam nhiệt độ càng tăng do góc nhập xạ càng lớn (càng gần xích đạo nhiệt độ càng tăng).
- Gió mùa đông bắc làm hạ thấp nhiệt độ ở miền Bắc vào mùa đông …
- Tác động của hiệu ứng phơn của gió tây nam vào mùa hạ …



0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ
0,5 đ

0,5 đ
0,5 đ

Câu 4
4a
(1đ)










4b
(2đ)

a. Trình bày vị trí địa lí và giới hạn của lãnh thổ nước ta.
* Phần đất liền:
- Tọa độ địa lí:
+ Cực Bắc: 23023’B - 105o20’Đ.
+ Cực Nam: 8034’B - 104o40’Đ.
+ Cực Tây: 22022’B - 102o10’Đ.
+ Cực Đông: 12040’B - 109o24’Đ.
- Nằm ở múi giờ thứ 7 giờ GMT.
-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Anh Linh
Dung lượng: 79,50KB| Lượt tài: 5
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)