Đáp án đề cương địa lớp 9 kì II ams

Chia sẻ bởi Nguyễn Nam Hưng | Ngày 16/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: Đáp án đề cương địa lớp 9 kì II ams thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

ĐÁP ÁN ÔN THI HỌC KỲ 2 MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9
Câu hỏi 1: Phân tích thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của ĐBSCL với phát triển kinh tế?
Trả lời:
a) Thế mạnh:
* Đất đai:
- Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta với diện tích gần 4 triệu ha, chiếm 12% diện tích cả nước.
- Chủ yếu đất phù sa, gồm 3 nhóm đất chính:
+ Đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu, có diện tích 1,2 triệu ha (30% diện tích vùng) là đất tốt nhất thích hợp trồng lúa.
+ Đất phèn có diện tích lớn hơn, 1,6 triệu ha (41% diện tích vùng), phân bố ở Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau.
+ Đất mặn có diện tích 750.000 ha (19% diện tích vùng), phân bố thành vành đai ven biển Đông và vịnh Thái Lan -> thiếu dinh dưỡng, khó thoát nước…
+ Ngoài ra còn có vài loại đất khác nhưng diện tích không đáng kể.
* Khí hậu:
- Có tính chất cận xích đạo, chế độ nhiệt cao, ổn định, lượng mưa hàng năm lớn.
- Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
-> Thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhiệt đới quanh năm.
* Sông ngòi 
Kênh rạch chằng chịt -> cung cấp nước để thau chua, rửa mặn, phát triển giao thông, nuôi trồng thuỷ sản và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt.
* Bờ biển và hải đảo:
Biển ấm quanh năm, nhiều ngư trường rộng lớn, tôm cá và hải sản phong phú; Nhiều đảo và quần đảo thuận lợi cho khai thác hải sản.
* Sinh vật:
- Chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu), có diện tích lớn nhất nước ta & rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp).
- Có nhiều loại chim, cá. Vùng biển có hàng trăm bãi cá, bãi tôm với nhiều hải sản quý, chiếm 54% trữ lượng cá biển cả nước.
-> Có nhiều giá trị kinh tế: lâm nghiệp, thuỷ sản, du lịch…
* Khoáng sản:
- Không nhiều, chủ yếu là than bùn ở Cà Mau, VLXD ở Kiên Giang, An Giang.  - Ngoài ra còn có dầu, khí bước đầu đã được khai thác.
-> nguyên liệu để phát triển CN.
b) Khó khăn:
- Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn -> không thuận lợi cho nông nghiệp.
- Mùa khô kéo dài gây thiếu nước & sự xâm nhập mặn vào sâu đất liền làm tăng độ chua và chua mặn trong đất.
- Thiên tai lũ lụt thường xảy ra.
- Khoáng sản hạn chế gây trở ngại cho phát triển KT-XH.

Câu hỏi 2: Nêu đặc điểm đất đai của vùng ĐBSCL? Giải thích tại sao đất mặn, đất phèn lại chiếm phần lớn diện tích?
Trả lời:
*) Đặc điểm dất đai của vùng ĐBSCL:
Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp.
Có 4 nhóm đất chính, đó là:
1. Nhóm đất phù sa sông
a) Diện tích: Đất phù sa sông chiếm diện tích gần 1,2 triệu ha chiếm khoảng 30%: Tập trung ở vùng trung tâm ĐBSCL. Chúng có độ phì nhiêu tự nhiên cao và không có các yếu tố hạn chế nghiêm trọng nào. Nhiều loại cây trồng có thể canh tác được trên nền đất này.
b) Phân bố: Tập trung ở vùng trung tâm ĐBSCL, dọc theo hai bên bờ sông Tiền, sông Hậu và các con sông chảy từ huyện Tân Châu, thị xã Châu Đốc đến gần vùng cửa sông đổ ra biển của các huyện tỉnh nằm về phía đông đồng bằng. Đó là ở các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang.
c) Đặc tính:
Đất phát triển ở mức độ trung bình, độ dày từ 50 -80 cm.
Đất có màu nâu gần suốt phẫu diện.
Thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là thịt hoặc thịt pha cát, chứa nhiều hữu cơ phân hủy và bán phân hủy.
Đất có phản ứng trung tính hoặc hơi chua trị số pH có khuynh hướng giảm dần theo chiều sâu các tầng đất.
Độ phì tự nhiên của đất khá, tuy nhiên hơi nghèo đạm, lân và hàm lượng hữu cơ trên tầng đất mặt không cao.
2. Nhóm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Nam Hưng
Dung lượng: 80,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)