Da hsg dia 9 v1 13-14 tc

Chia sẻ bởi Nguyễn Sỹ Chung | Ngày 16/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: da hsg dia 9 v1 13-14 tc thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN VÒNG 1 NĂM HỌC 2013 - 2014

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÝ 9
( Hướng dẫn chấm gồm 03 trang )

Câu

Nội dung
Điểm

1
(2.0 điểm)

+ Trong năm, miền Bắc Việt Nam có một mùa Đông lạnh. Yêu cầu nắm được:
- Vị trí: Sát chí tuyến Bắc ( tiếp liền khu vực ngoại chí tuyến và á nhiệt đới của Hoa Nam Trung Quốc) cửa ngõ đón gió mùa Đông Bắc.
- Địa hình: Các cánh cung ở Đông Bắc có cùng hướng với gió mùa Đông Bắc tạo điều kiện cho gió mùa xâm nhập sâu vào lãnh thổ.
+ Ảnh hưởng của khí hậu này đối với sản xuất nông nghiệp:
Yêu cầu nêu được:
- Những thuận lợi: Có thể trồng các loại cây xanh xứ lạnh ( ví dụ).
- Khó khăn: Có nhiều tai biến ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.


0.5


0.5




0.5

0.5

2 (3.0 điểm)
a














b
+ Trình bày về số dân và tình hình tăng dân só của nước ta
- Số dân: Việt Nam là một nước đông dân.Năm 2002: 79,7 triệu người ( đứng thứ 14 trên thế giới) trong lúc đó, lãnh thổ nướ ta đứng thứ 58.
Hiện nay: 2012: 88,5 triệu người, dự kiến tháng 11 năm 2013: 90 triệu người.
- Tình hình tăng dân số:
Hiện nay, dân số Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh tương đối thấp.
Tuy vậy, do số dân đông nên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người.
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số đang giảm dần (năm 1999: 1,43%).
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có sự chênh lệch giữa các vùng (dẫn chứng).
+ Các dân tộc ít người cùng sinh sống với dân tộc Việt ( Kinh) ở đồng bằng, đô thị:
- Người Hoa: Chủ yếu ở thành phố Hỗ Chí Minh.
- Người Khơ-me: Chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Người Chăm: Chủ yếu ở các tỉnh cực Nam Trung bộ.
+ Một vài nét văn hóa và kinh nghiệm sản xuất của các dân tộc này:
- Người Chăm: Có nghề thủ công nổi tiếng dệt lụa tơ tằm, nghề gốm… có tháp Chàm cổ kính…
- Người Khơ-me: Có nghề dệt, nghề gốm, làm đường từ cây thốt nốt… lễ hội đua ghe ngo.
- Người Hoa: Trình độ sản xuất cao ( công nghiệp thực phẩm, luyện kim…) Món ăn đặc sản: hủ tiếu.
(Lưu ý: Thí sinh có thể lấy ví dụ khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa).

0.25


0.25


0.25

0.25

0.25

0.25



0.25
0.25
0.25


0.25

0.25

0.25

3 (2.0 điểm)
a





b
Nhận xét sự thay đổi diện tích và tổng sản lượng lúa nước ta:
- Diện tích: Tăng liên tục, giai đoạn 1990- 2000 tăng nhanh nhất ( số liệu).
- Sản lượng: Cũng tăng ( lưu ý giai đoạn 2000 – 2004 sản lượng lúa khong hề giảm vì giai đoạn này diện tích tăng chậm).
Nguyên nhâ tăng sản lượng lúa: Do việc mở rộng diện tích đẩy mạnh sản xuất thâm canh tăng năng suất, lai tạo được nhiều giống mới, cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp ngày càng được hoàn thiện.



0.5

0.5

1.0

4 ( 3.0 điểm)
a











b
Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất:
- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ( 24,4%).
- Vì:
+ CNCBLTTP có nguồn nguyên liệu dồi dào từ các ngành nông, lâm, ngư nghiệp (dẫn chứng).
+ Nguồn lao động dồi dào có nhiều kinh nghiệm, cần cù, chịu khó ( phù hợp với một số cơ sở chế biến thực phẩm).
+ Mang lại hiệu quả kinh tế cao ( nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ lực) – dẫn chứng…
+ Tác động mạnh mẽ tới các ngành kinh tế khác, ví dụ: nông, lâm, ngư nghiệp hoặc dịch vụ (dẫn chứng).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Sỹ Chung
Dung lượng: 46,00KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)