DA Dia PBC

Chia sẻ bởi Lê Thị Hoa | Ngày 16/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: DA Dia PBC thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU
NĂM HỌC 2010 - 2011




HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
(Hướng dẫn và biểu điểm chấm gồm 04 trang)
Môn: ĐỊA LÝ

------------------------

Câu

Nội dung
Điểm

1


2,5


a
- Tọa độ địa lý của một điểm là: kinh độ và vĩ độ của điểm đó (chỗ gặp nhau của đường kinh tuyến và vĩ tuyến)
0,5


b
- Tọa độ địa lý:
+ Điểm A

+ Điểm B


0,5

0,5


c
- Giờ truyền hình trực tiếp tại các quốc gia:
Quốc gia
Múi giờ
Giờ truyền hình trực tiếp
Ngày, tháng

Nam Phi
2
20h30`
25/06/2010

Anh
0
18h30`
25/06/2010

Việt Nam
7
1h30`
26/06/2010

(Học sinh trình bày được cách tính hoặc nêu được múi giờ mới cho điểm tối đa)



0,5
0,5


2


4,0


a
- Sự khác biệt trong chế độ nhiệt của Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh:
+ Hà Nội có nền nhiệt độ thấp hơn Tp Hồ Chí Minh: nhiệt độ TB năm của Hà Nội là 23,50C so với Tp Hồ Chí Minh là 27,10C
+ Hà Nội có 3 tháng (12,1 và 2) nhiệt độ < 200C, 4 tháng (6,7,8 và 9) nhiệt độ cao hơn ở Tp Hồ Chí Minh.
+ Tp Hồ Chí Minh quanh năm nóng, không có tháng nào có nhiệt độ < 250C.
+ Biên độ nhiệt ở Hà Nội cao (12,50C), biên độ nhiệt ở Tp Hồ Chí Minh thấp (3,20C)

0,75

0,5

0,5

0,5


b
- Giải thích sự khác biệt:
+ Hà Nội chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc nên có nhiệt độ thấp hơn trong các tháng mùa đông. Trong thời gian này Tp Hồ Chí Minh không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc nên nền nhiệt độ cao hơn.
+ Từ tháng 5 đến tháng 10 toàn lãnh thổ nước ta có gió Tây Nam thịnh hành và Tín phong của nửa cầu Bắc hoạt động xen kẽ nên nhiệt độ cao đều trên toàn quốc.
+ Hà Nội gần chí tuyến Bắc cùng với hiệu ứng Phơn thỉnh thoảng xẩy ra trong mùa hạ nên nhiệt độ 4 tháng (6,7,8 và 9) cao hơn Tp Hồ Chí Minh
+ Hà Nội gần chí tuyến Bắc cùng nhiệt độ hạ thấp về mùa đông nên biên độ nhiệt cao. Tp Hồ Chí Minh gần xích đạo không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nền nhiệt độ cao quanh năm, biên độ nhiệt thấp


0,5


0,25


0,5



0,5

3


4,5


a
- Sự phân bố của ngành công nghiệp điện lực:
+ CN điện ở nước ta bao gồm nhiệt điện và thuỷ điện.
+ Nhiệt Điện: chủ yếu phân bố ở TDMNBB (Phả Lại, Uông Bí,...); Đông Nam Bộ (Phú Mỹ, Thủ Đức,...) là các vùng giàu tài nguyên khoáng sản (than, dầu khí) và một số khu vực khác (Ninh Bình, Trà Nóc,...)
+ Thuỷ điện: phân bố ở những vùng với các hệ thống sông có tiềm năng thuỷ điện lớn:
* TDMNBB (dc)
* Đông Nam Bộ (dc)
* Tây Nguyên (dc)
* Bắc Trung Bộ và DHNTB (dc)
- Có mối quan hệ trong sự phân bố các cơ sở khai thác nguyên nhiên liệu với các cơ sở sản xuất điện năng hoặc nhu cầu tiêu thụ điện (dc)...


0,5

0,75



0,25
0,25
0,25
0,25

0,5


b
- Công nghiệp điện là ngành công trọng điểm vì:
+ Có thế mạnh lâu dài: Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp điện: cơ sở nhiên liệu cho công nghiệp nhiệt điện (than, dầu, khí,...), tiềm năng thuỷ điện dồi dào (dc), các tiềm năng khác (Mặt Trời, sức gió, thuỷ triều,...)
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn: phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt nâng cao đời sống văn minh xã hội cho trên 85 triệu dân
+ Mang lại hiệu quả kinh tế cao: là tiền đề thực hiện CNH - HĐH, là ngành đi trước một bước tác động mạnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hoa
Dung lượng: 67,00KB| Lượt tài: 5
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)