ĐA chuyên Địa Phan Bội Châu 2012-2013

Chia sẻ bởi Nguyễn Quốc Võ | Ngày 16/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: ĐA chuyên Địa Phan Bội Châu 2012-2013 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:


SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU
NĂM HỌC 2012 - 2013

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Môn: ĐỊA LÝ
(Hướng dẫn chấm này gồm có 04 trang)


Câu

Nội dung chính
Điểm

I.
3,0 điểm
1
Nêu và giải thích hiện tượng số ngày dài suốt 24 giờ ở các vĩ độ...




*) Nêu ...(1,0đ)




- Các địa điểm nằm từ 66o33’B đến 90oB có số ngày dài suốt 24 giờ tăng dần, dao động từ 1 ngày đến 186 ngày.
0.5



- Ở vĩ độ 66o33’B trong 1 năm chỉ có một ngày dài suốt 24 giờ, còn ở 90oB thì có 186 ngày dài suốt 24 giờ.
0.25



- Đây là hiện tượng ngày địa cực chỉ diễn ra từ vòng cực (66o33’) đến phía cực (90o) của hai bán cầu.
0.25



*) Giải thích....(0,5đ)




- Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất có lúc chúc nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ. Do đó, từ vòng cực Bắc (66o33’B) đến cực Bắc (90oB) có hiện tượng ngày dài suốt 24 giờ.
0.5


2.
Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. (1,5đ)




- Sự luân phiên ngày đêm: Trái Đất có dạng hình cầu, do đó Mặt trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng được 1 nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm. Nhờ Trái Đất tự quay quanh trục theo chiều từ Tây sang Đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có sự luân phiên ngày đêm.
0.5



- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể: Do Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên mọi vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng (trừ hai địa cực). Ở bán cầu Bắc vật chuyển động bị lệch về phía bên phải, ở bán cầu Nam vật chuyển động bị lệch về phía bên trái theo hướng chuyển động. Lực làm lệch hướng chuyển động là lực Côriôlit.
0.5



- Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế: Trái đất hình cầu nên ở mỗi kinh tuyến thấy Mặt Trời ở một độ cao khác nhau nên có giờ khác nhau (giờ địa phương). Để tiện tính giờ người ta chia Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi mũi giờ rộng 15o kinh tuyến. Kinh tuyến 180o qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương được chọn làm đường chuyển ngày quốc tế.
0.5

II.
5,0 điểm
1.
Hãy sắp xếp các đèo sau đây theo đúng trình tự từ Bắc vào Nam: đèo Ngang, đèo Pha Đin, đèo Keo Nưa, đèo Mang Yang, đèo Phượng Hoàng, đèo Hải Vân và cho biết chúng nằm trên những quốc lộ nào? (1,0đ)




- Đèo Pha Đin - Quốc lộ 6.
0.25



- Đèo Keo Nưa - Quốc lộ 8.
0.25



- Đèo Hải Vân - Quốc lộ 1.
0.25



- Đèo Mang Yang - Quốc lộ 19.
0.25



Lưu ý: - Đúng trình tự 2 đèo 0,25đ; đúng trình tự 4 đèo 0,5đ.




 - Đúng 2 quốc lộ 0,25đ; đúng 4 quốc lộ 0,5đ.



2.
So sánh thế mạnh tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.




* Giống nhau: (1,0đ)




- Có các cao nguyên và đồi thấp, tạo điều kiện cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi. (dẫn chứng)
0.5



- Đất đai: nhóm đất feralit với diện tích rộng thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực, hoa màu.
0.25



- Khí hậu: Có cả nhiệt đới và cận nhiệt cho phép trồng nhiều loại cây.
0.25



* Khác nhau: (2,5đ)




- Trung du và miền núi Bắc Bộ: (1,25đ)




+ Đất: Phần lớn là đất feralit trên đá phiến,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quốc Võ
Dung lượng: 146,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)