Chuyên đề ƯDCNTT trong dạy học Địa Lí THCS

Chia sẻ bởi Trần Tuấn Minh | Ngày 28/04/2019 | 64

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề ƯDCNTT trong dạy học Địa Lí THCS thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QÚY THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ CHUYÊN ĐỀ
MÔN: ĐỊA LÍ
Giáo viên thực hiện: Trần Tuấn Minh
Chuyên đề:
ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ KHỐI THCS
A. MỞ ĐẦU :
1. Cơ sở chọn chuyên đề:
- Hiện nay, công nghệ thông tin đã và đang phát triển mạnh mẽ. Nó đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của các ngành khoa học và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống con người.
- Đối với giáo dục và đào tạo, CNTT có tác động mạnh mẽ làm thay đổi phương thức, phương pháp dạy học. Trong giáo dục, việc ứng dụng CNTT trên thực tế cũng đã đem lại kết quả đáng kể và những chuyển biến lớn trong dạy học, bước đầu góp phần nâng cao chất lượng dạy và học các bộ môn văn hoá, CNTT với ưu thế đặc biệt chẳng những đã có tác dụng thiết thực nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ lên lớp của Giáo viên mà còn đang được đẩy mạnh làm khâu đột phá để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
- Ngày 30/9/ 2008, Bộ GDĐT đã ra chỉ thị 55/2008/CT-BGD-ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 – 2012. Chỉ thị nêu rõ: “CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lí, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục …”
- Công văn Số: 1763 /PH-SGDĐT-VP của Sở GD –ĐT Vĩnh Long về phương hướng nhiệm vụ năm học 2011 – 2012 nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm của năm học này là “Tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy – học.”
- Việc ứng dụng CNTT vào trong dạy học là rất cần thiết. Nó được xem là công cụ dạy học hiện đại của người thầy. Vậy mỗi giáo viên chúng ta sẽ sử dụng công cụ dạy học này như thế nào để mang lại hiệu quả cao. Đây là niềm trăn trở của tôi và của tất cả quý thầy cô, sau quá trình sử dụng công cụ này vào việc dạy hoc, tôi xin phép chia sẽ cùng quý thầy cô chuyên đề: “ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ THCS”
2. Phạm vi chuyên đề :
CNTT có rất nhiều ứng dụng đa dạng và phong phú và có nhiều cấp độ. Tuy nhiên, trong chuyên đề này, tôi chỉ trình bày “Một vài ứng dụng của phần mềm PowerPoint vào việc giảng dạy môn Địa Lí” ở cấp độ là phương tiện hỗ trợ, minh họa cho tiết dạy.
B. NỘI DUNG:
I. Hệ thống lí luận:
1. Khái niệm:
- Ứng dụng CNTT vào tiết dạy là việc sử dụng các thiết bị hiện đại như: Máy vi tính, projector... nhằm khai thác những điểm mạnh của CNTT để hỗ trợ trong quá trình dạy học, góp phần nâng cao chất lượng tiết dạy.
- Phần mềm PowerPoint là phần mềm trình diễn của máy tính điện tử. Có thể dùng như phương tiện báo cáo, trình bày nội dung văn hóa, xã hội, giáo dục, … một cách rõ ràng, có thể sử dụng những văn bản cùng với những hình ảnh, đoạn clip sống động và màu sắc theo ý muốn.
2. Một số nguyên tắc:
Việc ứng dụng CNTT vào tiết dạy cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Chính xác khoa học.
+ Đáp ứng được mục tiêu tiết dạy.
+ Đảm bảo tính trực quan sinh động.
+ Đảm bảo tính thẩm mĩ, phù hợp đặc điểm lứa tuổi học sinh.
3. Một số phương pháp thực hiện :
Việc ứng dụng CNTT vào tiết dạy phải kết hợp tốt với một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh như: Vấn đáp, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm…
II. Thực trạng và phân tích thực trạng:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của lãnh đạo PGD, BGH nhà trường đã trang bị các phương tiện dạy học: Projector, máy tính xách tay… để hỗ trợ cho những tiết dạy có ứng dụng CNTT . BGH thường xuyên khuyến khích giáo viên thực hiện CNTT vào tiết dạy. Máy vi tính của trường có nối mạng internet, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên truy cập thông tin về giáo án điện tử…
- Được sự đóng góp nhiệt tình của tổ chuyên môn, đồng nghiệp. Tổ bộ môn đã thực hiện được một số tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin, thông qua những tiết dạy này, giáo viên đã rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học.
- Đa số giáo viên có trang bị máy vi tính cá nhân, có nối mạng internet tạo điều kiện thuận lợi cho việc soạn giảng và thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT .
2. Khó khăn:
- Phương tiện dạy học (Projector, Máy tính xách tay) của nhà trường còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiều giáo viên trong cùng một lúc.
- Chưa có phòng học chức năng, đã gây nhiều khó khăn khi giáo viên dạy tiết học ứng dụng CNTT. (vì phải mất nhiều thời gian để kết nối các thiết bị máy chiếu)
- Trình độ tin học của giáo viên còn hạn chế nên việc ứng dụng CNTT vào soạn giảng còn gặp nhiều khó khăn, chưa tự tin khi thực hiện công cụ dạy học này.
- Đôi khi xảy ra những sự cố bất thường như: mất điện, máy bị treo, không tương thích giữa máy tính xách tay và Projector …
- Học sinh còn bỡ ngỡ khi tiếp cận với tiết dạy có ứng dụng CNTT, các em thường chú ý vào các hiệu ứng mà chưa tập trung vào nội dung bài học, từ đó làm hạn chế việc tiếp thu kiến thức.
III. Những sáng kiến:
1. Những việc đã làm:
Khi thực hiện tiết dạy có ứng dụng CNTT tôi thường làm theo các bước sau:
Bước 1: Phân tích nội dung bài dạy, soạn giáo án
Bước 2: Tìm tư liệu: hình ảnh, đoạn clip, bảng biểu, số liệu … phục vụ cho bài dạy.
Bước 3: Thiết kế bài giảng trên máy (Xây dựng kịch bản sư phạm, sử dụng phần mềm PowerPoint)
Bước 4: Xem xét, điều chỉnh kiểm tra lại nội dung
Bước 5: Trình chiếu trước khi giảng dạy, để đảm bảo tính chính xác.
 Bài giảng minh họa: (File đính kèm)
2. Phân tích tính tích cực, hiệu quả.
Qua việc ứng dụng CNTT vào tiết dạy đã đạt được những kết quả sau:
* Đối với Giáo viên:
- Tận dụng được kho thông tin, hình ảnh khổng lồ trên mạng internet, phần mềm Encatar..., tạo lập bản biểu đồ, bảng số liệu nhanh chóng và chính xác, điều đó chúng ta cập nhật thông tin, tiết kiệm thời gian trong việc chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học, bảng phụ …
- Đối với việc kiểm tra đánh giá, củng cố bài với những bài tập trắc nghiệm, giải ô chữ liên quan đến những nội dung cơ bản cần ghi nhớ của bài học, đó là cách củng cố bài rất thú vị, tạo cho giờ học sự sôi động, vui vẻ thoải mái và khắc sâu được kiến thức.
- Khi soạn giáo án càng làm chúng ta sẽ càng thấy cuốn hút, hứng thú và nảy sinh thêm được những ý tưởng mới. Điều đó đã giúp chúng ta tự nâng cao trình độ tin học, mở rộng hơn kiến thức cho bản thân và lòng yêu nghề, sự sáng tạo của mỗi người cũng được bồi đắp thêm. Hơn nữa khi dạy sẽ nhàn hơn, đỡ tốn công sức trong lúc giảng bài hơn, nhất là với bộ môn chỉ 1 - 2 tiết một tuần như địa lí, bởi bài soạn đó sẽ sử dụng dạy cho nhiều lớp.
- Trong các tiết dạy giáo án điện tử, bài dạy giáo viên hiện lên sinh động qua các slide, các hình ảnh, sơ đồ, mô hình khiến học sinh dễ hiểu, các em rất hứng thú tập trung vào giờ học giúp giáo viên tránh được tình trạng “dạy chay” như trước đây.
- Giáo án điện tử dễ bổ sung, sửa chữa, dễ trao đổi với đồng nghiệp, giáo viên tự tin khi giảng dạy.
- Trong một thời gian ngắn của một tiết học, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh tiếp cận một lượng kiến thức lớn, phong phú đa dạng và sinh động “Một hình ảnh, một đoạn phim có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng”.
* Đối với học sinh:
- Thu hút được sự chú ý, tò mò, hứng thú học tập, học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo, tìm tòi và thu nhận kiến thức.
- Dễ hiểu bài, nắm được bài, học sinh thực sự đóng vai trò là người trung tâm.
- Cùng một thời lượng nhưng số lượng kiến thức và kỹ năng các em thu được lại nhiều hơn, cụ thể, sinh động sâu sắc và chắc chắn hơn.
- Học sinh được mở rộng kiến thức từ một bài dạy, dần làm quen với các phương tiện hiện đại.
3. Bài học kinh nghiệm:
Để áp dụng thành công chuyên đề này ngoài việc thực hiện tốt các nguyên tắc đã nêu trên giáo viên nên chú ý:
- Nên chọn cở chữ sau cho phù hợp nhằm đảm bảo học sinh cả lớp dễ quan sát.
+ Font chữ (kiểu chữ): Chỉ nên dựng các kiểu chữ đậm, rõ, gọn: VNI-time; VNI-Have, Arial…
+ Cở chữ: Nếu dùng máy chiếu, đối với lớp học 40 HS, cở chữ thích hợp nhất từ 20 trở lên
- Không nên lạm dụng màu sắc và các hình ảnh động để chèn vào các trang trình chiếu.
+ Màu sắc của nền hình. Nguyên tắc tương phản:
Nền màu sậm - Chữ màu trắng, sáng
Nền màu trắng sáng - Chữ màu sậm
- Chọn vị trí để máy chiếu và máy tính thuận lợi với bố cục phòng học, có thể sử dụng được bảng đen. Lưu ý các các hoạt động của HS (lên bảng, thảo luận nhóm) có thể vướng dây, khuất đèn chiếu, tắt đèn, đóng bớt cửa…
- Sắp xếp các Slides theo trình tự:
+ Slides đầu “Chào mừng…”
+ Slides nội dung
+ Slides kết thúc: “Cám ơn…”
- Đối với GV:
+ Đứng vị trí thuận lợi: vừa quan sát lớp, vừa điều khiển máy
+ Không nên chăm chú vào máy chiếu hoặc máy tính
+ Động tác phải nhịp nhàng, linh hoạt
- Cần phối kết hợp nhịp nhàng giữa trình chiếu và ghi bảng để tiết kiệm và giành thời gian nhiều hơn cho việc thực hành của học sinh.
- Nên dự trù phương án xử lí tình huống khi xảy ra tình trạng mất điện
đột ngột.
- Mỗi giáo viên bộ môn phải xây dựng cho mình một kho thư viện tư liệu điện tử nhằm hoàn thiện dần bộ giáo án điện tử của mình.
- Giáo viên phải luôn luôn tự nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức, kỹ năng sử dụng máy vi tính, truy cập internet ( tìm kiếm thông tin, tra cứu, lưu dữ và xử lý thông tin…) để ứng dụng CNTT đổi mới PPDH có hiệu quả
C. KẾT LUẬN:
Việc ứng dụng CNTT vào tiết dạy đã góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Nó mang đến cho học sinh những hình ảnh trực quan rất sinh động, những liên hệ thực tế lí thú. Giúp học sinh hứng thú học tập, khắc sâu và nhớ lâu kiến thức.
Công nghệ thông tin được xem như một công cụ dạy học hiện đại. Công cụ này rất hiệu lực, nhưng vẫn không phủ nhận vai trò của người thầy, nếu ta ứng dụng hợp lí, có sự kết hợp tốt với phương pháp dạy học truyền thống sẽ mang lại hiệu quả cao.
Trên đây là một số vấn đề bản thân chúng tôi đã trải nghiệm, những suy nghĩ, trăn trở của bản thân cũng như của nhiều đồng nghiệp những người luôn quan tâm đến vấn đề ứng dụng CNTT nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa Lí, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới giáo dục. Tuy nhiên làm thế nào để phát huy được tối đa những ưu điểm mà CNTT đem lại cũng như hạn chế tối đa những “tác dụng phụ”, làm thế nào để học sinh học tập được nhẹ nhàng, hứng thú trong học tập, các em thực sự yêu thích bộ môn, đó là cái đích cần hướng tới. Mặc dù đã có nhiều cố gắng. Song, chuyên đề này vẫn còn thiếu sót. Đồng thời qua chuyên đề này để có quan điểm thống nhất của cơ quan chỉ đạo chuyên môn giúp cho giáo viên ở các trường có định hướng rõ ràng và thống nhất, rất mong được sự chia sẻ, trao đổi, góp ý của quí đồng nghiệp để chuyên đề hoàn thiện hơn và triển khai thực hiện đạt kết quả khả quan.
Xin chân thành cám ơn quí thầy cô!
CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI!
KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ SỨC KHỎE – THÀNH ĐẠT

[email protected]
Mật khẩu: pgdtraon
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Tuấn Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)