Chuyên đề Toán 5
Chia sẻ bởi Nguyễn Đăng Tình |
Ngày 10/10/2018 |
62
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề Toán 5 thuộc Kĩ thuật 5
Nội dung tài liệu:
SỐ DƯ TRONG PHÉP CHIA
LTS: Bài viết của cô giáo Minh Hiếu không chỉ bổ ích cho các thầy giáo, cô giáo mà còn khá lý thú đối với các bạn học sinh. Trong đề thi học sinh giỏi bậc Tiểu học của Hà Nội năm 2002 cũng có bài 1 với nội dung này (TTT số 22). TTT hoan nghênh và mong nhận được nhiều bài trao đổi của bạn đọc trong cả nước.
Trong quá trình dạy học phép chia, việc chỉ ra số dư trong các phép chia tưởng như rất đơn giản nhưng lại rất hay nhầm lẫn. Có nhiều cách chỉ ra số dư trong phép chia và sau đây là một cách rất đơn giản mà lại khó quên. Các bạn hãy đi cùng tôi và chỉ ra những khiếm khuyết để vấn đề tôi đưa ra được hoàn chỉnh nhé!
1. Các dạng số dư trong các phép chia của chương trình Toán lớp 4 trở xuống.
Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên.
Dạng này rất đơn giản, các bạn nhìn ra ngay nên tôi không phân tích nhiều!
2. Các dạng số dư trong các phép chia của chương trình Toán 5.
- Nếu như tôi không ghi số dư ở bảng trên thì rất nhiều bạn cho rằng số dư trong các phép chia trên là 9 hoặc 0,9 ... (Rất nhiều học sinh của tôi nhầm rằng số dư đều là 9).
Sau đây là cách xác định chính xác số dư trong các phép chia trên:
- Đến đây các bạn đã hiểu ý tôi chưa?
- Có những học sinh đã kiểm tra phép chia của mình như thế này:
VD c) Lấy 3 x 27 + 9 = 90
VD h) Lấy 3,333 x 27 + 0,009 = 90
Bạn nghĩ sao? Thực chất số dư của hai phép chia này phải là 900 và 0,00009!
* Nói tóm lại: Tôi nói thì rất dài nhưng các bạn chỉ cần nhớ hai điều sau:
1) Khi số chia, thương của phép chia là số thập phân thì số dư là số thập phân.
2) Số lượng chữ số phần thập phân của số dư bằng tổng số lượng các chữ số trong phần thập phân của số chia và thương.
Chẳng hạn:
Rất mong các bạn trao đổi tiếp. Xin cảm ơn các bạn!
Nguyễn Thị Minh Hiếu (GV trường TH Vạn Ninh, Gia Bình, Bắc Ninh)
LTS: Bài viết của cô giáo Minh Hiếu không chỉ bổ ích cho các thầy giáo, cô giáo mà còn khá lý thú đối với các bạn học sinh. Trong đề thi học sinh giỏi bậc Tiểu học của Hà Nội năm 2002 cũng có bài 1 với nội dung này (TTT số 22). TTT hoan nghênh và mong nhận được nhiều bài trao đổi của bạn đọc trong cả nước.
Trong quá trình dạy học phép chia, việc chỉ ra số dư trong các phép chia tưởng như rất đơn giản nhưng lại rất hay nhầm lẫn. Có nhiều cách chỉ ra số dư trong phép chia và sau đây là một cách rất đơn giản mà lại khó quên. Các bạn hãy đi cùng tôi và chỉ ra những khiếm khuyết để vấn đề tôi đưa ra được hoàn chỉnh nhé!
1. Các dạng số dư trong các phép chia của chương trình Toán lớp 4 trở xuống.
Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên.
Dạng này rất đơn giản, các bạn nhìn ra ngay nên tôi không phân tích nhiều!
2. Các dạng số dư trong các phép chia của chương trình Toán 5.
- Nếu như tôi không ghi số dư ở bảng trên thì rất nhiều bạn cho rằng số dư trong các phép chia trên là 9 hoặc 0,9 ... (Rất nhiều học sinh của tôi nhầm rằng số dư đều là 9).
Sau đây là cách xác định chính xác số dư trong các phép chia trên:
- Đến đây các bạn đã hiểu ý tôi chưa?
- Có những học sinh đã kiểm tra phép chia của mình như thế này:
VD c) Lấy 3 x 27 + 9 = 90
VD h) Lấy 3,333 x 27 + 0,009 = 90
Bạn nghĩ sao? Thực chất số dư của hai phép chia này phải là 900 và 0,00009!
* Nói tóm lại: Tôi nói thì rất dài nhưng các bạn chỉ cần nhớ hai điều sau:
1) Khi số chia, thương của phép chia là số thập phân thì số dư là số thập phân.
2) Số lượng chữ số phần thập phân của số dư bằng tổng số lượng các chữ số trong phần thập phân của số chia và thương.
Chẳng hạn:
Rất mong các bạn trao đổi tiếp. Xin cảm ơn các bạn!
Nguyễn Thị Minh Hiếu (GV trường TH Vạn Ninh, Gia Bình, Bắc Ninh)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đăng Tình
Dung lượng: 58,00KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)