CHUYÊN ĐỀ"RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP TRÌNH"

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hoa | Ngày 17/10/2018 | 68

Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN ĐỀ"RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP TRÌNH" thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

NỘI DUNG SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ THÁNG 04 NĂM 2016 CỦA TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHÍ TRAI
Chuyên đề:
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN TIN HỌC 8
PHẦN MỞ ĐẦU:
Lí do chọn đề tài:
Trong những năm vừa qua bộ giáo dục và đào tạo đã đưa bộ môn tin học vào giảng dạy ở các cấp của trường học trong đó có các trường thcs nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong lĩnh vực giáo dục. Môn tin học là một môn học mới đối với các em học sinh, các em không những biết sử dụng máy vi tính thực hiện các thao tác tắt mở máy, soạn thảo văn bản, tính toán, trình chiếu,…. mà còn phải làm quen với các kỹ năng cơ bản của lập trình. Vì môn tin học 8 đòi hỏi kỹ năng lập trình nên cần sự tư duy, nhạy bén của học sinh và khả năng tiếp thu kiến thức mới có thể đáp ứng các yêu cầu. Nhằm giúp các học sinh lớp 8 nắm được các kiến thức cơ bản và kỹ năng trong lập trình nên đây là lí do tôi chọn chuyên đề này.
Mục đích nghiên cứu:
- Tìm ra một số điểm yếu kém của học sinh để khắc phục một số lỗi thường gặp trong lặp trình.
- Khắc sâu một số kiến thức cơ bản để học sinh làm quen với lập trình nhằm nâng cao chất lượng: ( giúp học sinh nâng cao tư duy để viết một số chương trình cơ bản dựa vào các câu lệnh và cú pháp được định nghĩa sẵn từ trước.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là học sinh THCS mới làm quen với lập trình Turbo Pascal.
Phương pháp nghiên cứu:
+ Theo dõi và kiểm tra chất lượng về tiếp thu bài học.
+ Kiểm tra định kì để nắm tình hình học tập của học sinh.
Thực trạng:
- Ngôn ngữ lập trình ở tin học 8 là môn học có kiến thức hoàn toàn mới, đòi hỏi sự tư duy, nhạy bén.
- Tin học là môn học tự chọn ( học sinh có tâm lí xem thường nên không có sự đầu tư đúng mức trong học tập.
( Đó là vấn đề khó dẫn đến chất lượng học sinh cuối năm thấp ở bộ môn.
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN:
I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
Thuận lợi:
* Về nhà trường: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho các em học tốt hơn trong bộ môn tin học (máy vi tính, bảng, màn hình, ….)
- Sự ủng hộ của phụ huynh (có một số phụ huynh đã đầu tư máy vi tính cho con tự học ở nhà nhưng còn ít)
* Về giáo viên và học sinh:
- Giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành về tin học để đáp ứng yêu cầu cho dạy và học môn tin học bậc THCS.
- Học sinh hứng thú, hăng hái phát biểu xây dựng thông qua một số ví dụ thực tế có liên quan, tạo nên sự tư duy, nhạy bén.
Khó khăn:
Tuy có 2 phòng máy để thực hành cho các em học sinh nhưng một số máy móc đã hư hỏng hoặc các thiết bị như màn hình, bàn phím, chuột xuống cấp theo thời gian nên số lượng máy thực hành bị thu hẹp.
Kiến thức mới nên việc tiếp thu của học sinh gặp nhiều khó khăn.
Các em tiếp xúc với máy tính để thực hành còn hạn chế thời gian nên chưa giải quyết được một số kiến thức mới.
Một bộ phận học sinh chưa có ý thức học tập tốt nên gặp khó khăn trong quá trình tiếp thu kiến thức mới về lập trình.
NỘI DUNG THỰC HIỆN:
Trong giảng dạy cần chỉ rõ học sinh nắm một số các kiến thức cơ bản sau để vận dụng trong lập trình như:
1. Các lệnh nhập /xuất cơ bản trong lập trình (theo PPCT thì không có tiết học này nên giành thời gian để hướng dẫn cụ thể các lệnh nhập /xuất ở tiết học 4 + tiết 5 của PPCT) và nhấn mạnh cú pháp sau:
Nêu rõ cú pháp nhập /xuất dữ liệu:
Cú pháp
Chức năng

Write( ……);
Xuất dữ liệu ra màn hình với con trỏ trên một dòng

Writeln( …… );
Xuất dữ liệu ra màn hình với con trỏ xuống dòng

Read ( …..);
Nhập dữ liệu từ bàn phím vào biến với con trỏ trên một dòng

Readln( …….);
Nhập dữ liệu từ bàn phím vào biến với con trỏ xuống dòng

 - Đối với mỗi lệnh cần trình chiếu cho học sinh thấy rõ cú pháp và kết quả thực hiện khi viết một chương trình hoàn chỉnh và trình chiếu cho học sinh quan sát cụ thể như sau:
Lệnh Write( ………);
Ví dụ:
Cú pháp
Kết quả

Write(‘chao cac ban!’)


Lệnh Writeln( ………);
Ví dụ:
Cú pháp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hoa
Dung lượng: 211,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)