CHUYÊN ĐỀ KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ - NTL

Chia sẻ bởi Ngô Thị Lệ | Ngày 28/04/2019 | 56

Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN ĐỀ KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ - NTL thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẼ CÁC DẠNG
BIỂU ĐỒ CƠ BẢN MÔN ĐỊA LÍ Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ
CHUYÊN ĐỀ:
Giáo viên thực hiện: Ngô Thị Lệ

Phần I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, giáo dục nước ta có những cải cách cả về nội dung lẫn phương pháp giáo dục. Điều cần thiết là phải lấy HS làm trung tâm trong quá trình giảng dạy. Giáo viên là người giúp HS tìm ra kiến thức mới trong tất cả các môn học nói chung thì môn địa lí là một môn học tương đối khó không chỉ về kiến thức bài học mà còn một phần quan trọng đó là kĩ năng rèn luyện cho HS cách vẽ biểu đồ, phân tích và nhận xét biểu đồ.
Trong quá trình giảng dạy cho thấy các em HS rất còn lạ lẫm với phần vẽ biểu đồ. Không chỉ các em vẽ sai mà còn thiếu về tính thẫm mĩ. Là HS Trung học cơ sở nếu các em nắm bắt được một số phương pháp vẽ biểu đồ đơn giản thì sẽ làm nền móng cho các em học lên THPT. Do vậy một số phương pháp nhằm hướng dẫn HS vẽ một số dạng biểu đồ là sự rất cần thiết cho các em HS để các em có đủ tự tin khi rèn luyện kĩ năng này.
2. Nhiệm vụ của đề tài:
Một số phương pháp hướng dẫn HS vẽ một số dạng biểu đồ là giúp HS giải quyết một số vấn đề sau:
- Ở THCS, sau khi thay sách giáo khoa thì kĩ năng vẽ biểu đồ chủ yếu ở các khối 7,8,9. Tuy số bài thực hành không nhiều nhưng đây chính là nền tảng tập các em làm quen với một số dạng bài tập rất khó này. Do vậy, đầu tiên đề tài giúp các em làm quen với cách vẽ biểu đồ, đồng thời nắm bắt được một số phương pháp cụ thể trong một bài rèn luyện.
- Ở khối 8,9 hầu như các bài học nào cũng có phần bài tập vẽ biểu đồ. Đề tài này góp phần giúp các em thực hành một cách thành thạo cách vẽ biểu đồ.
- Không chỉ giúp HS thực hành cách vẽ mà còn giúp HS nhận xét về biểu đồ. Qua biểu đồ thấy được những đối tượng sự việc thay đổi. Bằng phương pháp trực quan rút ra được nhận xét, kết luận về đối tượng được trình bày.
- Yêu cầu vẽ một biểu đồ đòi hỏi người vẽ không chỉ có cách vẽ đúng mà còn mang một tính thẫm mĩ cao. Do vậy đề tài góp phần giúp HS có được điều đó.
3. Phương pháp tiến hành.
- Giúp HS làm quen với cách vẽ biểu đồ bằng cách giới thiệu sơ bộ cho các em nắm được các phương pháp cơ bản.
- Trình bày cụ thể một số dạng bài tập rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ.
- Hướng dẫn cụ thể một số dạng bài tập kĩ năng vẽ.
- Qua biểu đồ nhận xét, phân tích số liệu, rút ra được kiến thức. ( có thể giải thích vì sao có sự thay đổi như vậy? Hoặc kết luận về sự tăng giảm của các đối tượng thể hiện trong biểu đồ).
4. Cơ sở tiến hành :
- Với thực tiễn giảng dạy tại trường THCS Nguyễn Bá Loan cho thấy rèn luyện kĩ năng là phần không thể thiếu được trong giảng dạy môn Địa lí. Trong đó kĩ năng vẽ biểu đồ là sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức và tư duy thực hành, đồng thời giúp cho HS có được kĩ năng cơ bản trong việc vẽ và nhận xét biểu đồ.
- Trong quá trình giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp cho thấy rằng kĩ năng vẽ biểu đồ là một kĩ năng quan trọng. Do đó tôi đã học hỏi và rút ra được một số kinh nghiệm trong quá trình cho HS vẽ biểu đồ.

1. TÌNH TRẠNG THỰC TẠI:
Thực tế qua quá trình giảng dạy, trong từng bài học kĩ năng vẽ biểu đồ có trong các bài nói về đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của vùng, lãnh thổ hoặc của một nước. Các bài tập này thường có sau mỗi bài học, do đó phần rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ ít được thực hành trên lớp. Bởi vậy thông thường những bài tập này giáo viên hướng dẫn cho HS về nhà.
Trong một bài học, thời lượng hướng dẫn về nhà rất ít ( thường từ 4- 5 phút), với một thời gian như vậy thì đối với HS trung bình trở xuống khó mà nắm bắt được một số yêu cầu vẽ cụ thể. Chính vì thế khi cho HS kiểm tra hay thực hành thì HS vấp phải một số khuyết điểm sau:
1. HS chưa hình dung được yêu cầu của đề bài là vẽ dạng biểu đồ gì?
Có thể nói đây là yêu cầu tương đối khó đối với HS THCS, nếu HS hiểu sai đề hoặc chưa nắm được từng dạng biểu đồ thì hay dễ bị mắc sai lầm.
Phần II. THỰC TRẠNG, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP
Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta thời kì 1979- 1999.
Khi làm bài tập này khá nhiều HS xác định biểu đồ này là dạng biểu đồ hình cột và thể hiện như sau:
Ví dụ 1: Khi cho HS làm bài tập 3 trang 10 SGK Địa lí 9
Đề bài: Dựa vào bảng số liệu sau
Tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta thời kì 1979- 1999 (0/00)
Do đó khi gặp những dạng bài tập này giáo viên cần phân tích cho HS thấy được yêu cầu của đề bài là vẽ những dạng biểu đồ cho thích hợp.
Đối với ví dụ trên bảng số liệu cho biết tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta, nhưng yêu cầu của bài tập này là vẽ biểu đồ thể hiện sự gia tăng dân số. Có nghĩa là phải vẽ 2 đường biểu diễn trên cùng một hệ trục tọa độ. Khoảng cách giữa 2 đường biểu diễn chính là tỉ lệ gia tăng tự nhiên.
Biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta thời kì 1979- 1999.
Ví dụ 2: Bài tập 3 trang 123- SGK Địa lí 9
Dựa vào bảng sau, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002.
2. Xử lí số liệu:
Đối với những bài tập khi số liệu là số liệu thô ( số liệu tuyệt đối với các đơn vị khác nhau) thì phải tính toán chuyển sang số liệu tinh ( số liệu tương đối với cùng một đơn vị thống nhất là tỉ lệ %). Khi gặp dạng bài tập này HS thường lúng túng khi xử lí số liệu.
Vì chưa nắm được nội dung đề bài nên HS thường xử lí nhầm:
Tỉ trọng diện tích vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:
Dân số vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:
GDP vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:

Với kết quả như trên thì HS sẽ vẽ biểu đồ không đúng theo yêu cầu của đề bài.
3. Học sinh xác định tỉ lệ khoảng cách các đối tượng hay các năm chưa chính xác:
Trong trường hợp bài toán yêu cầu vẽ biểu đồ hình cột với số liệu cho là nhiều năm và thứ tự các năm không đều nhau .Thì trong quá trình vẽ HS hay mắc lỗi xác định tỉ lệ các năm.
Ví dụ 3: Bài tập 2-Trang 18- SGK Địa lí 8
Vẽ biểu đồ và nhận xét sự gia tăng dân số của châu Á theo số liệu sau đây:
Nếu ta để ý trên trục ngang thì đa số HS xác định chưa chính xác, cụ thể như sau:
Mốc 1800 1900 1950 1970 1990 2002 Năm
4. Học sinh vẽ các nan quạt không chính xác và không theo một thứ tự cụ thể của các đối tượng khi vẽ biểu đồ tròn hoặc số liệu ghi tùy ý trong, ngoài nan quạt.
Trong bài hực hành vẽ biểu đồ tròn với số liệu đã cho quá nhỏ hoặc quá lớn thì HS thường vẽ không chính xác độ lớn của các nan quạt( ví dụ như 1%, 2% hoặc số thập phân 74,5%, 68,7%...) khi biểu diễn biểu đồ cơ cấu thể hiện trong 2 năm nhằm có sự so sánh thì HS vẽ không đúng trật tự của các đối tượng( Theo qui ước phải thể hiện các đối tượng theo chiều quay của kim đồng hồ và đồng thời cũng thể hiện tính thẫm mỹ)
Ngoài ra khi số liệu của 2 năm là khác nhau thì độ lớn của 2 hình tròn cũng khác nhau nhằm để so sánh. Trên thực tế thì HS thường hay vẽ hai hình tròn bằng nhau. Do đó không thấy được mức độ gia tăng của đối tượng.
5. Tính thẩm mỹ:
Một bài thực hành vẽ biểu đồ không chỉ yêu cầu chính xác về số liệu, cách vẽ mà còn thể hiện qua tính thẫm mỹ khi đánh giá kết quả.
6. Ngoài những sai sót, nhầm lẫn trên HS còn khá lúng túng khi thực hiện các bước vẽ biểu đồ cột, đường , miền…
Tóm lại, Với thực trạng như trên thì chắc chắn HS khi thực hành vẽ biểu đồ sẽ không đạt hiệu quả. Để khắc phục nhược điểm trên cần có một giải pháp cụ thể nhằm giúp HS có một kĩ năng rèn luyện thực hành các dạng bài tập này một cách thuần thục, đúng phương pháp và đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, HS ít chú ý về vấn đề này nên khi vẽ HS sử dụng quá nhiều kí hiệu trên cùng một biểu đồ làm cho biểu đồ không mang được tính khoa học, không đảm bảo tính trực quan.
2. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Đối với GV: trong quá trình giảng dạy cần cho HS biết được khái niệm chính xác về biểu đồ và các dạng biểu đồ thường gặp, kĩ năng trong các bài kiểm tra chiếm khoảng 20% về số điểm.Tuy nhiên nó cũng đánh giá được trình độ thực sự của HS. Khi làm điều này tôi được biết rằng có tới trên 60% HS cho rằng kĩ năng vẽ biểu đồ là một dạng kĩ năng rất khó. Do vậy đưa ra phương pháp rèn luyện kĩ năng là rất cần thiết với thực tiễn hiện tại.
- Khái niệm về biểu đồ:
+ Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của một hiện tượng ( như quá trình phát triển công nghiệp qua các năm…) mối quan hệ về độ lớn giữa các đối tượng ( như so sánh sản lượng lương thực của các vùng …) hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể ví dụ như cơ cấu ngành của nền kinh tế.

Tuy vậy, khi vẽ bất cứ loại biểu đồ nào, cũng phải đảm bảo được 3 yêu cầu sau:
Tính khoa học
Tính trực quan
Tính thẩm mỹ.
Để đảm bảo tính trực quan và tính thẫm mỹ, khi vẽ biểu đồ cần dùng kí hiệu để phân biệt các đối tượng trên biểu đồ. Lưu ý khi chọn kí hiệu cho biểu đồ làm sao để biểu đồ vừa dễ đọc, vừa đẹp.
+ Các loại biểu đồ rất phong phú và đa dạng. Mỗi loại biểu đồ lại có thể được dùng để biểu hiện nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy, khi vẽ biểu đồ việc đầu tiên phải đọc kĩ đề bài để tìm hiểu mục đích định thể hiện trên biểu đồ (thể hiện động thái phát triển, so sánh tương quan độ lớn hay thể hiện cơ cấu ). Sau đó, căn cứ vào mục đích đã được xác định để lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất.
2. Một số dạng biểu đồ thường gặp:
Trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là trong chương trình SGK mới có rất nhiều dạng biểu đồ thường gặp đó là :
- Biểu đồ hình cột( hoặc thanh ngang)
- Biểu đồ hình tròn
- Biểu đồ đường
- Biểu đồ kết hợp giữa hình cột và đường
- Biểu đồ miền
Quá trình vẽ biểu đồ đòi hỏi người vẽ phải chuẩn bị kiến thức để nhận dạng cũng như hình thức vẽ một biểu đồ tương ứng. Do đó người giáo viên cần cho HS nắm được trình tự của phương pháp vẽ.
a.Vẽ biểu đồ hình cột (hoặc thanh ngang):
Biểu đồ hình cột (hoặc thanh ngang) có thể được sử dụng để biểu hiện động thái phát triển, so sánh tương quan về độ lớn gữa các đối tượng hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể. Tuy nhiên loại biểu đồ này thường được dùng để biểu hiện sự khác biệt, sự thay đổi về qui mô số lượng của một hoặc nhiều đối tượng. Ví dụ: vẽ biểu đồ so sánh dân số, diện tích… của một số tỉnh, vùng, nước. Hoặc vẽ biểu đồ so sánh sản lượng như: điện than, lúa, ngô, cà phê, thủy sản,… của một địa phương qua các năm.
Khi vẽ biểu đồ hình cột hoặc thanh ngang nên tiến hành theo các bước sau đây:
Bước 1: Chọn tỉ lệ thích hợp
Căn cứ vào số liệu của đề bài và khổ giấy vẽ chọn tỉ lệ thích hợp để vẽ sao cho đảm bảo các yêu cầu trực quan và thẫm mĩ (cần chú ý tương quan về độ cao giữa các cột, tương quan gữa chiều cao và chiều ngang của biểu đồ sao cho cân đối ).
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ
- Ghi các số liệu tương ứng vào các cột ( ghi giá trị độ lớn ở đỉnh cột và ghi thời gian hoặc tên của đối tượng vào chân cột).
- Vẽ kí hiệu vào cột( nếu cần) và lập bảng chú giải.
- Ghi tên biểu đồ
Biểu đồ minh họa ( hình 1, 2, 3)





Cần lưu ý là ở biểu đồ hình cột thì việc thể hiện độ cao của các cột là quan trọng hơn cả, bởi vì nó cho thấy rõ sự khác biệt về qui mô số lượng giữa các năm hoặc các đối tượng cần thể hiện. Còn về khoảng cách các năm nhìn chung cần theo đúng tỉ lệ.
Chú ý: Các cột chỉ khác nhau về độ cao còn bề ngang của các cột phải bằng nhau.Tùy theo yêu cầu cụ thể mà vẽ khoảng cách các cột bằng nhau hoặc cách nhau theo đúng tỉ lệ về thời gian.
Năm
Triệu người
H1: Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta từ năm 1954- 2003
Ví dụ 1: Biểu đồ cột đơn ( hình 1)
Ví dụ 2: Biểu đồ cột chồng ( hình 2)
(Bài tập 2, trang 33 – SGK – Địa lí 9)
H2: Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 1990 và 2002
Ví dụ 3: Biểu đồ cột đơn, gộp nhóm
(Bài tập 3, trang 69 – SGK – Địa lí 9)

Năm
Tỉ đồng
H3: Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp ở 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc
b. Vẽ biểu đồ hình tròn.
Biểu đồ hình tròn được dùng để thể hiện cơ cấu các thành phần trong tổng thể.
Ví dụ: biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế Việt Nam hoặc biểu đồ cơ cấu xuất nhập khẩu ở nước ta…
Khi vẽ biểu đồ cơ cấu người ta thường sử dụng loại biểu đồ hình tròn hơn cả. Khi vẽ biểu đồ hình tròn, nên tiến hành theo các bước sau đây:
Bước 1: xử lí số liệu
Nếu số liệu của đề bài đã cho là số liệu thô ( tỉ đồng, triệu người…) thì việc đầu tiên xử lí số liệu thô thành số liệu tinh ( tỉ lệ %).
Ví dụ: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây năm 1990 và 2002
Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây( nghìn ha)
*Xử lí số liệu
+Năm 1990
Tỷ trọng cây lương thực:
Tỷ trọng cây công nghiệp:
Tỷ trọng cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác:
+Năm 2002
Tỷ trọng cây lương thực:
Tỷ trọng cây công nghiệp:
Tỷ trọng cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác:
Bảng số liệu đã xử lí
Bước 2: Xác định bán kính hình tròn
Bán kính hình tròn cần phù hợp với khổ giấy, đảm bảo tính trực quan và tính mĩ thuật của biểu đồ.
Trong trường hợp phải vẽ biểu đồ bằng hình tròn có bán kính khác nhau, cần phải tính bán kính của hình tròn. Ở ví dụ nêu trên, nếu ta vẽ 2 biểu đồ hình tròn thì hình tròn biểu hiện cho năm 2002 có diện tích lớn hơn hình tròn biểu hiện cho năm 1990 ( tổng diện tích gieo trồng nước ta năm 2002 lớn hơn tổng diện tích gieo trồng năm 1990 là: 12831,4:9040,0 = 1,4 lần)
Theo công thức tính diện tích hình tròn S = .R2 ta có thể suy ra bán kính của biểu đồ năm 2002 lớn gấp 1,2 lần bán kính của biểu đồ năm 1990. Nghĩa là nếu ta lấy bán kính của hình tròn năm 1990 là 2cm thì bán kính của hình tròn năm 2002 là 2,4cm.
Bước 3: Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tự của các thành phần trong đề bài.
Khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu tia 12 giờ ( nếu ta hình dung hình tròn như một mặt đồng hồ) và lần lượt vẽ theo chiều thuận với chiều quay của kim đồng hồ. Thứ tự các thành phần của các biểu đồ phải giống nhau để tiện cho việc so sánh.
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ
+ Ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ
+ Chọn kí hiệu thể hiện trên biểu đồ và lập bảng chú giải
+ Ghi tên biểu đồ
* Lưu ý:
+ Trong quá trình vẽ biểu đồ cơ cấu, hình tròn phải thể hiện các đối tượng cho chính xác đồng thời mang tính thẩm mĩ cao. Do đó chọn kí hiệu sao cho đơn giản, tránh tình trạng cầu kì sử dụng nhiều quá các kí hiệu + Trong biểu đồ nếu cơ cấu nhiều thành phần việc ghi chép số liệu phải tính toán có sự thống nhất: Ghi hết bên trong nan quạt hoặc bên ngoài ( tránh tình trạng vừa ghi bên trong vừa ghi bên ngoài).
+ Biểu đồ hình tròn thường là biểu đồ cơ cấu, tuy vậy số liệu thường chỉ nhiều nhất là 3 năm, còn nhiều năm thì thuộc dạng biểu đồ khác.
Biểu đồ minh họa:
Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây năm 1990
71,6%

15,1%

13,3%
64,8%

18,2%

17%

Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây năm 2002
c. Vẽ biểu đồ đường
Biểu đồ dường là dạng biểu đồ dùng để thể hiện tiến trình phát triển, sự biến thiên của các đối tượng qua thời gian. Khi vẽ biểu đồ nên tiến hành các bước sau đây:
Bước 1:Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc, trục đứng hể hiện độ lớn của các đối tượng
( số người, sản lượng, tỉ lệ %...), trục ngang thể hiện thời gian.
Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục, chú ý tương quan giữa độ cao của trục đứng và độ dài của trục ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính trực quan và thẩm mĩ.
Bước 3: Căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định để tính toán và đánh dấu tọa độ của các điểm mốc trên 2 trục. Khi đánh dấu các năm trên trục ngang cần hết sức lưu ý đến tỉ lệ nghĩa là khoảng cách các năm cần đúng tỉ lệ. Thời điểm năm đầu tiên nằm trên trục đứng ( gốc hệ trục tọa độ).

- Ghi tên biểu đồ
Trong trường hợp trên cùng một hệ trục tọa độ phải vẽ từ 2 đường biểu diễn trở lên, cần lưu ý: Nếu vẽ 2 hoặc nhiều đường biểu diễn có chung 1 đơn vị thì mỗi đường cần có một kí hiệu riêng để phân biệt và có bảng chú giải kèm theo.
Bước 4:
Xác định các điểm mốc và nối các điểm mốc bằng các đoạn thẳng để hình thành đường biểu diễn.
Bước 5: Hoàn thiện biểu đồ
- Ghi số liệu vào biểu đồ
- Nếu sử dụng số liệu thì cần có bảng chú giải
Năm
Nghìn tấn

Biểu đồ minh họa ( bài tập 3, trang 37-SGK Địa lí 9)
Biểu đồ sản lượng thủy sản nước ta thời kì 1990-2002
d. Vẽ biểu đồ miền:
Biểu đồ miền còn được gọi là biểu đồ diện. Loại biểu đồ này thể hiện được cả cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng. Toàn bộ biểu đồ là một hình chữ nhật trong đó được chia thành các miền khác nhau.
Trong trường hợp biểu đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau ta vẽ tuần tự từng miền theo thứ tự từ dưới lên trên. Việc sắp xếp thứ tự các miền cần lưu ý sao cho có nghĩa nhất. Đồng thời cũng phải tính đến tính trực quan và tính thẩm mĩ của biểu đồ. Khoảng cách các năm nằm trên cạnh nằm ngang cần đúng tỉ lệ. Thời điểm năm đầu tiên nằm trên cạnh đứng bên trái của biểu đồ. Nếu số liệu của đề bài là số liệu tuyệt đối thì trước khi vẽ phải xử lí số liệu thành số liệu tương đối theo tỉ lệ %.

Khi giáo viên cho học sinh vẽ biểu đồ miền nên tiến hành theo các bước sau đây:
Bước 1: Vẽ khung biểu đồ ( là một hình chữ nhật), cạnh đứng thể hiện tỉ lệ %, cạnh nằm ngang thể hiện khoảng cách từ năm đầu tiên đến năm cuối của biểu đồ.
Bước 2: Vẽ ranh giới của miền. Trong trường hợp biểu đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau thì ranh giới phía trên của miền thứ nhất vẽ như khi vẽ đồ thị ( đường biểu diễn). Cần lưu ý là ranh giới phía trên của miền thứ nhất lại chính là ranh giới phía dưới của miền thứ 2 và ranh giới phía trên của miền cuối cùng chính là đường nằm ngang.
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ
+ Ghi số liệu tương ứng và kí hiệu lên biểu đồ của từng miền ( Mỗi miền có một kí hiệu khác nhau).
+ Lập bảng chú giải
+ Ghi tên biểu đồ
Biểu đồ minh họa ( bài thực hành: Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế, trang 60-SGK Địa lí 9)

Biểu đồ cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991- 2002
Phần III: KẾT LUẬN
Từ cuộc sống cho thấy, muốn có một sản phẩm tốt thì phải qua thực tế trãi nghiệm và khẳng định điều này còn đúng trong thực hành kĩ năng vẽ biểu đồ ở môn Địa lí của học sinh. Tuy phương pháp lí thuyết không phải là yếu tố quyết định kĩ năng rèn luyện nhưng nó góp phần cho học sinh làm quen cũng như thực hành một cách chính xác về vẽ biểu đồ. Do đó nắm được một phương pháp vẽ cụ thể là yêu cầu không thể thiếu được trong quá trình học môn Địa lí.
Muốn vẽ được một biểu đồ thì phải đi đúng theo trình tự hợp lí, từ khâu xác định yêu cầu đề bài đến khâu xử lí số liệu và đòi hỏi người vẽ phải có một kiến thức về kĩ năng vẽ nhất định. Vì thế truyền thụ về phương pháp vẽ cụ thể cho học sinh là điều rất cần thiết. Tuy nhiên điều quan trọng là phải xem xét mức độ tiến bộ của học sinh và trình độ của các em để có sự hướng dẫn một cách hợp lí hơn.

Với kinh nghiệm “ Một số phương pháp hướng dẫn học sinh vẽ các dạng biểu đồ cơ bản môn Địa lí ở trung học cơ sở” khi được áp dụng ở nhà trường thì mức độ tiến bộ của học sinh được nâng lên rõ rệt ( khoảng 90% học sinh vẽ được các dạng biểu đồ) . Điều này chứng tỏ việc vận dụng kinh nghiệm này vào giảng dạy là có hiệu quả. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của bản thân thì chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong bộ phận chuyên môn của ngành quan tâm góp ý, rút kinh nghiệm để đề tài này hoàn chỉnh hơn.
Xin cảm ơn!
Tháng 3 năm 2011
Người viết




Ngô Thị Lệ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Lệ
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)