Chuyên đề hướng dẫn sử dụng Atlat

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Sinh | Ngày 28/04/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề hướng dẫn sử dụng Atlat thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ
“Hướng dẫn sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam”
NỘI DUNG
- Atlat Địa lí Việt Nam là nguồn tri thức và phương tiện quan trọng trong giảng dạy và học tập bộ môn.
Nội dung khá chi tiết và có sự kết hợp giữa bản đồ và biểu đồ giúp HS nắm được tình hình phát triển, phân bố đối tượng ĐL. Cung cấp thông tin tổng hợp và hệ thống về địa lí Việt Nam. Giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, hỗ trợ học sinh tự học tự nghiên cứu.
Atlat được dùng để giảng dạy và học tập môn Địa lí cho các bài ở nhiều khối lớp khác nhau như lớp 8, lớp 9 và cả các lớp của THPT.
- Phần thứ nhất: Giới thiệu về các đơn vị Hành chính của nước ta (vị trí địa lí và sự phân chia hành chính của 63 tỉnh, TP của nước ta tính đến thời điểm năm 2008).
- Phần thứ hai: Thể hiện các thành phần chủ yếu của tự nhiên (địa hình, khí hậu, sông ngòi, địa chất, khoáng sản, đất, sinh vật và 3 miền tự nhiên.)
- Phần thứ ba: Trình bày về Địa lí dân cư, các ngành kinh tế (kinh tế chung, các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, giao thông, thương mại, du lịch ), các vùng kinh tế và 3 vùng kinh tế trọng điểm).
Cấu trúc Atlat: 3 phần
Tìm hiểu cấu trúc của Atlat:
- Xem bảng chú giải để biết các kí hiệu cơ bản được sử dụng trong Atlat.
Tùy theo yêu cầu từng bài mà thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo.
+ Những bài có nội dung liên quan, yêu cầu HS mở SGK và Atlat để tra cứu, tìm kiếm kiến thức, rèn kĩ năng sử dụng Atlat.
+ GV có thể ra các bài tập để HS vận dụng kĩ năng sử dụng Atlat trong quá trình kiểm tra...
1. Phương pháp khai thác Atlat.

* Tìm hiểu cấu trúc của Atlat:
- Nắm vững cấu trúc nội dung của toàn bộ Atlat.
- Nắm vững nội dung từng trang Atlat.
+ Nội dung chính.
+ Nội dung phụ.
VD: Bđ Dân sô ́(Trang 15)
- Bản đồ có các nội dung chính là:
+ Mật độ dân số (7 bậc)
+ Quy mô dân số của các đô thị (5 bậc)
+ Phân cấp các đô thị (5 loại).
- Nội dung phụ gồm:
+ Dân số Việt Nam qua các năm
+ Tháp dân số
+ Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế.

* Nắm được các kí hiệu cơ bản.
Chú giải chung cho cả Atlat (trang 3).
+ Phần phân tầng địa hình: Sử dụng màu nền.
+ Phần Khoáng sản và Công nghiệp: sử dụng kí hiệu hóa học, tượng hình, kí hiệu hình học …
+ Phần Nông nghiệp: sử dụng màu nền và kí hiệu tượng hình,…
+ Phần Các yếu tố khác: sử dụng kí hiệu hình học (vòng tròn), tượng hình, chấm điểm,đường và chữ viết tắt,…
- Chú giải riêng (mỗi trang có chú giải riêng).
* Kết hợp với các phương tiện và kênh thông tin khác để thực hiện yêu cầu của bài dạy hay câu hỏi.
- Tìm các trang thích hợp với yêu cầu bài dạy, câu hỏi cần trả lời:
+ 1 trang (chỉ cần 1 trang là đủ để trả lời).
VD: Bài vị trí , giới hạn, hình dạng lãnh thổ VN ….
+ Nhiều trang. (từ 2 trang trở lên).
VD: Bài phát triển tổng hợp KT và …..biển đảo (bài 38,39 – lớp 9).
- Tái hiện kiến thức đã có, kết hợp với kiến thức rút ra từ SGK và phân tích, tổng hợp kênh hình, số liệu trong Atlat để phát hiện ra kiến thức mới hay trả lời theo yêu cầu câu hỏi.

* Mối quan hệ giữa bản đồ treo tường, lược đồ SGK và Atlat:
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu các đối tượng địa lí trên bản đồ treo tường.

- HS xác định vị trí các đối tượng đó trên lược đồ SGK hoặc bản đồ trong Atlat.
- Vận dụng kiến thức đã biết, kết hợp kiến thức SGK, phân tích bản đồ, biểu đồ, số liệu trong Atlat để phát hiện kiến thức mới (hoặc giải quyết yêu cầu cảu câu hỏi)
VD: Dựa và Atlat (T13) và kiến thức đã học, so sánh đặc điểm địa hình vùng ĐB và TB nước ta.
Phạm vi:
Đặc điểm chung.
Các dạng địa hình:
3. Cách rèn kĩ năng sử dụng Atlat cho học sinh:
Rèn kĩ năng đọc bản đồ.
(Đọc -> Hiểu -> Sử dụng bản đồ)
Kĩ năng nhận biết: Dựa vào bảng kí hiệu trang 3 của Atlat nhận biết, đọc tên các đối tượng được thể hiện trên bản đồ và phương pháp biểu hiện các đối tượng đó.
Rèn kĩ năng xác định vị trí địa lí, giới hạn, xác định phương hướng, đo đạc khoảng cách trên bản đồ so với thực tế. Tính được tọa độ địa lí của 1 điểm.
Mô tả, nêu đặc điểm các đối tượng địa lí (đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản, dân cư, dân tộc.….)
Trình bày sự phân bố các đối tượng địa lí (khoáng sản, đất, địa hình, dân cư, trung tâm công nghiệp, mạng lưới giao thông, đô thị,...)-> Giải thích sự phân bố các đối tượng địa lí.
- Rèn kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ:
- Kĩ năng mô tả tổng hợp các yếu tố địa lí của một vùng, một khu vực …
Phân tích mối quan hệ giữa các ngành và các lãnh thổ kinh tế với nhau; so sánh các vùng kinh tế; trình bày tổng hợp các đặc điểm của một lãnh thổ.
Đánh giá các nguồn lực phát triển ngành và vùng kinh tế; trình bày tiềm năng, hiện trạng phát triển của một ngành, lãnh thổ.
Cao nhất là đề xuất ra phương hướng sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên TN, hướng phát triển kinh tế địa phương.
Phương pháp đọc bản đồ:
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh khi đọc bất cứ một bản đồ nào phải đọc :
- Tên bản đồ để hình dung ra nội dung của bản đồ.
- Đọc phần chú giải để hiểu rõ các kí hiệu được dùng cho bản đồ đó.
- Sau đó sẽ tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học được thể hiện trên bản đồ, biểu đồ trong Atlat. Từ đó rút ra những nhận xét về các yếu tố của tự nhiên hay xã hội theo từng nội dung của bài học (sẽ trình bày cụ thể trong các mục sau)
b. Rèn kĩ năng sử dụng biểu đồ.
Thực chất phân tích biểu đồ là phân tích các số liệu trên biểu đồ:
Phương pháp đọc biểu đồ: Đọc các biểu đồ trong Atlat giáo viên hướng dẫn học sinh đọc:
- Tên biểu đồ để hình dung ra nội dung của nó;
- Đọc các kí hiệu phần chú giải để biết mục đích thể hiện của biểu đồ.
Đọc kĩ yêu cầu xem đề bài cần phân tích vấn đề gì thông quan bảng số liệu.
- Phân tích các số liệu ghi trên biểu đồ, so sánh các số liệu để nhận xét kết luận theo nội dung bài học.
+ Phải biết xử lý số liệu nhiều khía cạnh (tốc độ tăng trưởng, cơ cấu). Phải nhìn bảng số liệu theo cả hai chiều dọc và ngang.

+ Khi nhận xét nhận xét từ tổng thể (khái quát) trước, cụ thể (chi tiết) sau.
+ Biết so sánh các yếu tố thể hiện trên biểu đồ. (tốc độ tăng trưởng, cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu)
+ Trong một số TH phải xử lí số liệu trước khi nhận xét.
+ Phân tích, so sánh, tổng hợp các số liệu để rút ra nhận định theo yêu cầu đề bài.
c. Rèn kĩ năng đọc lát cắt.
Đọc lát cắt theo tiến trình sau:
Đọc tên lát cắt.
Xác định đường cắt trên bản đồ. Tính chiều dài lát cắt. (Dựa vào tỉ lệ bản đồ)
Đọc tên hay xác định đặc điểm chung của địa hình toàn bộ lát cắt đi qua: (Thuộc vùng tự nhiên nào? Hướng nghiêng, độ cao TB, nơi cao nhất, thấp nhất ….)
Tìm hiểu đặc điểm từng kiểu hay từng khu vực địa hình. (Lát cắt đi qua những khu vực địa hình nào? Chiều dài các khu vực địa hình đó là bao nhiêu? Đặc điểm nổi bật của địa hình mà lát cắt đi qua?)
- Rút ra nhận xét chung về đặc điểm khu vực địa hình, miền hay quốc gia.
d. Phân tích hình ảnh để khắc sâu kiến thức của bài học.

Phương pháp
Đọc tên bức ảnh, tìm giá trị nội dung bức ảnh là gì?
Liên hệ với kiến thức đã học và thực tế để học sinh có thể tự rút ra nhận xét, rồi giáo viên kết luận.
Hướng dẫn sử dụng trang
HÀNH CHÍNH
- Xác định vị trí Việt Nam và vị trí Việt Nam trong Đông Nam Á.
- Xác định ranh giới giữa các tỉnh nước ta và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Khai thác bảng số liệu dân số và diện tích các tỉnh => Biết được mật độ dân số các tỉnh trong cả nước.
- Xác định các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và địa phương.
3. Hướng dẫn sử dụng từng trang cụ thể
Hướng dẫn sử dụng trang
HÀNH CHÍNH
Kể được các tỉnh ven biển …
> Phân tích ý nghĩa của vị trí đị lí nước ta.
Hướng dẫn sử dụng trang
HÌNH THỂ
( Tự nhiên Việt Nam)
Sử dụng thang màu nền để xác định, phân tích đặc điểm địa hình Việt Nam:
Phân tầng độ cao, độ sâu:
VD: 0- 200m: Đồng bằng: 200 – 500m TD và bán bình nguyên; 500-1000m núi TB; >1000m núi cao …
Các dạng địa hình cơ bản,
hướng nghiêng,..v..v
Vị trí các dãy núi, ĐB … điển hình.=> Ảnh hưởng địa hình đến các yếu tố tự nhiên khác ….
Hướng dẫn sử dụng trang
ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN
- Sử dụng kí hiệu tượng hình và hóa học để xác định sự phân bố khoáng sản.
- Đọc bảng các giai đoạn, thời kì và đặc điểm phát triển địa chất Việt Nam.
- Sử dụng màu nền để phân tầng địa chất.
- Đưa khoáng sản vào 4 nhóm: khoáng sản năng lượng, kim loại, phi kim, vật liệu xây dựng.

Hướng dẫn sử dụng trang KHÍ HẬU
1. Khí hậu chung:
- Nêu được tính chất khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
- Đọc tên và xác định các miền (2 miền), vùng khí hậu (7vùng)
- Đọc biểu đồ nhiệt độ lượng mưa ở một số địa điểm.
- Xác định chế độ gió và bão
Khí hậu đa dạng phức tạp
Ảnh hưởng khí hậu với sản xuất và đời sống

Hướng dẫn sử dụng trang KHÍ HẬU
(Có 6 bản đồ phụ về chế độ nhiệt và mưa)
Chế độ nhiệt.
Đối chiếu bảng chú giải riêng để thấy được sự phân hóa nhiệt độ theo mùa, theo vùng và theo độ cao.
Vận dụng kiến thức giải thích.
Lượng mưa
Căn cứ vào bảng chú giải phân tích sự phân hóa lượng mưa theo mùa, theo vùng và theo độ cao
Vận dụng kiến thức để giải thích.


Hướng dẫn sử dụng trang KHÍ HẬU
4. Bản đồ gió:
Hoa gió là bản đồ định vị với các đường màu xanh, đỏ có độ dài khác nhau, biểu hiện các loại gió về cường độ mạnh yếu, tính chất, hướng gió và tần suất hoạt động.
5. Bản đồ bão:
Bão thường xuất hiện, từ phía T của TBD. Thời gian T5 – T12 , nhiều nhất T9,10. Mùa bão chậm dần từ B – N, số lượng, cường độ có sự khác biệt các vùng.

Hướng dẫn sử dụng trang HỆ THỐNG SÔNG
Đọc tên, xác định vị trí, lưu vực các hệ thống sông lớn.
Xác định hướng chảy
Lập bảng số liệu qua biểu đồ Tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông và Lưu lượng trung bình các sông lớn
Phân tích mối quan hệ đặc điểm của sông với các yếu tố địa hình, khí hậu.
Giá trị kinh tế sông ngòi.
Vấn đề khai thác hợp lí
Hướng dẫn sử dụng trang
NHÓM VÀ CÁC LOẠI ĐẤT
Xác định sự phân bố của các nhóm và các loại đất chính thông qua mảng màu nền.
Phân tích giá trị kinh tế của các loại đất chính => Sự phân bố cây trồng, vật nuôi phù hợp với sự phân bố các nhóm đất.
Khó khăn và phương hướng sử dụng hợp lí.
Hướng dẫn sử dụng trang
THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
Sử dụng màu nền để xác định sự phân bố của thảm thực vật và phân khu động vật. (không được rõ ràng 9 loại)
Sử dụng kí hiệu hình học để xác định sự phân bố các loài động vật và các khu dự trự sinh quyển.
Nêu được ý nghĩa bảo vệ tài nguyên rừng.

Hướng dẫn sử dụng trang
CÁC MIỀN TỰ NHIÊN
Xác định vị trí, giới hạn các miền tự nhiên qua bản đồ các miền  ở góc trên bên phải.
Đọc các lát cắt và nhận xét:
Tên lát cắt, xác định điểm bắt đầu và kết thúc của lát cắt
Hướng lát cắt
Chiều dài lát cắt: lấy độ dài lát cắt trên Atlat chia tỉ lệ bản đồ. 
VD: độ dài lát cắt AB trên Atlat là 11cm chia với tỉ lệ là 1: 3.000.000 sẽ có chiều dài thực của lát cắt là 33.000.000cm=330km.
phân tích các vùng địa hình mà lát cắt đi qua, độ cao, độ dốc các miền địa hình.
Hướng dẫn sử dụng trang
DÂN SỐ
Đọc biểu đồ Dân sô Việt Nam qua các năm, chuyển thành bảng số liệu và nhận xét tốc độ tăng dân số cả nước và dân số nông thôn, thành thị.
Dựa vào màu nền và chú thích để xác định mật độ và sự phân bố dân cư Việt Nam.
Đọc quy mô dân số  và phân cấp đô thị dựa vào các kí hiệu hình học.
Xác định hình dạng tháp tuổi => cơ cấu dân số theo độ tuổi.
Đọc biểu đồ cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế => Nhận xét.
Bảng số liệu thể hiện dân số Việt Nam qua các năm
(đơn vị: triệu người )
Hướng dẫn sử dụng trang
DÂN TỘC
Tham khảo bảng các dân tộc Việt Nam nằm ở góc trên bên phải.
Dựa vào màu nền và chú thích để xác định sự phân bố các ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ, dân tộc ở Việt Nam.
Hướng dẫn sử dụng trang
KINH TẾ
Đặc điểm kinh tế chung Việt Nam dựa vào biểu đồ kết hợp (có thể chuyển thành bảng số liệu).
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Việt Nam.
Xác định các vùng kinh tế.
Dựa vào màu nền và chú thích để xác định GDP Bình quân đầu người của các tỉnh năm 2007.
Đọc quy mô và cơ cấu GDP của các Trung tâm kinh tế trên bản đồ.
Hướng dẫn sử dụng trang NÔNG NGIỆP CHUNG
Nắm được vị trí, phạm vi, ranh giới của 7 vùng nông nghiệp
Biết được quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta.
Dựa vào màu nền và chú thích để xác định sự phân bố của hiện trạng sử dụng đất.
Xác định các vùng chuyên canh cây trồng.
VD: lúa nước ở ĐBSH và ĐBSCL; vùng chuyên canh cây cà phê ở Tây Nguyên; chuyên canh cây cao su ở Đông Nam Bộ...
Phân tích thuận lợi khó khăn đối với phát triển nông nghiệp.
Bài tập tham khảo trang NÔNG NGIỆP CHUNG
Câu hỏi: Dựa vào Atlat trang nông nghiệp chung nêu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta?

Bảng số liệu thể hiện giá trị và cơ cấu các ngành sản xuất
Hướng dẫn sử dụng trang
NÔNG NGHIỆP
Dựa vào màu nền và chú thích xác định sự phân bố cây lúa nước, cây công nghiệp và chăn nuôi của nước ta.
Dựa vào biểu đồ diện tích và sản lượng lúa qua các năm, cơ cấu giá trị sản lượng ngành chăn nuôi, cơ cấu giá trị sản lượng cây công nghiệp chuyển thành bảng số liệu và rút ra nhận xét.
Tính sản lượng lúa, cây công nghiệp và sản phẩm chăn nuôi...
Bảng số liệu thể hiện diện tích sản lượng và năng suất lúa qua các năm
Hướng dẫn sử dụng trang
LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
Sự phát triển: Tính sản lượng thủy sản và diện tích trồng rừng qua các năm dựa vào biểu đồ.
Dựa vào màu nền và chú thích xác định sự phân bố vùng khai thác và nuôi trồng thủy sản; vùng trồng rừng ở nước ta, các ngư trường trọng điểm ...
Dựa vào các trang tự nhiên khác để nắm được thuận lợi và khó khăn phát triển TS.
Hướng dẫn sử dụng trang CÔNG NGIỆP CHUNG
Dựa vào biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm, biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành công nghiệp lập bảng số liệu và rút ra nhận xét.
Xác định các trung tâm công nghiệp theo quy mô, cơ cấu.
Hướng dẫn sử dụng trang
CÁC NGÀNH CÔNG NGIỆP TRỌNG ĐIỂM
Nhận xét sự phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm.
Xác định quy mô giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp.
Xác định cơ cấu, tỉ trọng các ngành công nghiệp.
Dựa vào biểu đồ sản lượng các ngành lập bảng số liệu và rút ra nhận xét.
Hướng dẫn sử dụng trang
GIAO THÔNG
Xác định các loại hình giao thông, đầu mối giao thông ở thủ đô và thành phố.
Xác định các tuyến đường bộ, đường hàng không, đường sắt theo hướng nào ?
Đọc tên các sân bay, cảng biển, cửa khẩu trên cả nước. ( Quốc tế và nội địa)
Hướng dẫn sử dụng trang
THƯƠNG MẠI
Dựa vào biểu đồ cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu và nhập khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hóa lập bảng số liệu và rút ra nhận xét.
Dựa vào màu nền và chú thích xác định sự phân bố tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ các tỉnh.
Tính giá trị xuất nhâp khẩu của các tỉnh.
Dựa vào bản đồ ngoại thương xác định kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và các nước.
Dựa vào biểu đồ cột kép biết được tinh hình xuất nhập khẩu Việt Nam.
Hướng dẫn sử dụng trang
DU LỊCH
Xác định trung tâm du lịch, các điểm du lịch
Dựa vào biểu đồ biết được:
Số lượng khách, doanh thu từ du lịch.
Quy mô, cơ cấu khách du lịch phân theo Quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hướng dẫn sử dụng trang
VÙNG KINH TẾ
Dựa vào bản đồ tự nhiên xác định:
Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.
Địa hình và hướng nghiêng.
Sông ngòi.
Sự phân bố và tên các loại khoáng sản của vùng. 
Dựa vào bản đồ kinh tế xác định:
Tính giá trị GDP của vùng dựa vào biểu đồ.
Cơ cấu và phân bố cây trồng, vật nuôi.
Các trung tâm công nghiệp, sự phân bố, cơ cấu các ngành công nghiệp trong vùng.
Hướng dẫn sử dụng trang
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
Nêu tên các vùng kinh tế.
Nhận xét về GDP, tỉ trọng của các vùng trong cả nước.
Nhận xết cơ cấu các trung tâm công nghiệp và các vùng kinh tế trọng điểm.
Phân tích GDP của vùng phân theo ngành, lập bảng số liệu.
Nhận xét GDP bình quân đầu người phân theo tỉnh của các vùng kinh tế trọng điểm.
CHÚC TOÀN THỂ CÁC THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
MẠNH KHỎE, HẠNH PHÚC !
CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Sinh
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)