CHUYEN DE HUONG DAN HOC SINH VE VA NHAN XET CÁC LOAI BIEU DO SGK DIA LI LOP 9

Chia sẻ bởi Lương Phước Thọ | Ngày 16/10/2018 | 56

Chia sẻ tài liệu: CHUYEN DE HUONG DAN HOC SINH VE VA NHAN XET CÁC LOAI BIEU DO SGK DIA LI LOP 9 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẼ VÀ NHẬN XÉT CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 9.

I) LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Để giúp các em có được kĩ năng nhận biết, phát hiện và tiếp cận được qua bảng số liệu đã cho trong một bài thực hành hoặc những bài tập nào đó. Yêu cầu của câu hỏi đặt ra như căn cứ vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện một vấn đề đặt ra của câu hỏi. Thì học sinh sẽ biết và hiểu được yêu cầu của đề bài yêu cầu sẽ làm thế nào, cách tiến hành vẽ ra sao và nên vẽ dạng biểu đồ gì.
Trong quá trình dạy học, tôi có một kinh nghiệm nhỏ về việc giảng dạy môn địa lí lớp 9 ở trường THCS hiện nay nhất là các tiết thực hành, các bài tập.Vấn đề nhận biết về kĩ năng để vẽ được biểu đồ đúng và chính xác thì cũng rất khó khăn đối với các em. Vì ở lớp 9 môn Địa lí có nhiều dạng biểu đồ: biểu đồ hình tròn, biểu đồ hình cột, biểu đồ đường, biểu đồ cột chồng, biểu đồ cột ghép, biểu đồ miền và biểu đồ thanh ngang…Do đó, các em cần phải có một kĩ năng để tiến hành cách làm và vẽ cho chính xác. Bản thân được rút ra từ thực tế ở học sinh qua một tiết học thực hành và tích lũy được kinh nghiệm.
Cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay là một vấn đề cần thiết để phát huy khả năng học sinh, học hỏi sáng tạo đối với xu thế phát triển toàn diện của học sinh trong nhà trường, nhằm hạn chế tỉ lệ học sinh bỏ học. Để đạt được điều đó, về góc độ chuyên môn, tôi có kinh nghiệm nhỏ trong tiết dạy môn địa lí lớp 9. Nên tôi chọn chuyên đề: “ hướng dẫn học sinh vẽ và nhận xét các loại biểu đồ trong sách giáo khoa địa lí 9 “.
II) TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 9 CÁC EM CÓ CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ SAU ĐÂY:
Dạng 1: Dạng biểu đồ tròn:
a) Khi nào vẽ biểu đồ tròn?
- Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ tròn.
- Trong đề bài có từ cơ cấu (nhưng chỉ có 1 ,2 hoặc 3 năm) ta vẽ biểu đồ tròn. Muốn vậy đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng nhận biết về các số liệu trong bảng, bằng cách người học phải biết xử lí số liệu (hoặc đôi lúc không cần phải xử lí số liệu khi bảng số liệu cho sẵn %) ở bảng mà có kết quả cơ cấu của nó đủ 100 (%) , thì tiến hành vẽ biểu đồ tròn.
b) Cách tiến hành:
- Chọn trục gốc: để thống nhất và dễ so sánh, ta chọn trục gốc là một đường thẳng nối từ tâm đường tròn đến điểm số 12 trên mặt đồng hồ.
- khi vẽ cần phải có kĩ năng vẽ theo chiều kim đồng hồ, điểm xuất phát 12 giờ. Đễ vẽ cho chính xác ta lấy từng tỉ lệ % của từng đối tượng X 3,60, Sau đó dùng thước đo độ vẽ lần lượt các yếu tố theo bảng số liệu đã cho.
- Cuối cùng là chú thích và ghi tên biểu đồ.
+ Tên biểu đồ: ghi phía trên biểu đồ hay phía dưới biểu đồ cũng được.
+ Chú thích: ghi bên phải hoặc phía dưới biểu đồ.
Lưu ý:
chú thích không nên ghi chữ, đánh ca-rô,vẽ trái tim, mũi tên,ngoáy giun,…sẻ làm rối biểu đồ. Mà nên dùng các đường thẳng, nghiêng, bỏ trắng…
Đối với số liệu tuyệt đối sau khi xử lí ra % thì ta phải tính đến bán kính đường tròn theo công thức sau:

= -> R2 =

(Chú ý: các em cũng có thể lấy số liệu thô của năm sau chia cho năm trước để biết được nó gấp bao nhiêu lần rồi sau đó ta chọn bán kính đường tròn tùy thích, dựa vào đó mà vẽ bán kính đường tròn thứ hai)
+ R1 tự cho bao nhiêu cm cũng được( thong thường 20 cm)
+ S1 là số liệu tuyệt đối của năm đầu tiên
+ S2 là số liệu của năm sau.
Hoặc có thể dùng công thức: Công thức tính tỉ lệ bán kính: r2= r 1.
n = tổng giá trị năm sau: tổng giá trị năm đầu
c) Nhận xét:
- Khi chỉ có 1 đường tròn: ta nhận xét về thứ tự lớn nhỏ. Sau đó so sánh.
- Khi có 2 đường tròn trở lên :
+ Ta nhận xét tăng hay giảm trước , nếu đường tròn thì thêm liên tục hay không liên tục
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Phước Thọ
Dung lượng: 962,00KB| Lượt tài: 6
Loại file: DOC
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)