Chuyên đề HSG so sánh các vùng kinh tế
Chia sẻ bởi Hải DươngVP |
Ngày 16/10/2018 |
69
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề HSG so sánh các vùng kinh tế thuộc Địa lí 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GD& ĐT TỈNH VĨNH PHÚC
PHÒNG GD& ĐT THỊ XÃ PHÚC YÊN
CHUYÊN ĐỀ
DẠNG BÀI SO SÁNH CÁC VÙNG KINH TẾ
TRONG BDHSG MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9
Tác giả: Nguyễn Thị Liên
Giáo viên: Trường THCS Lê Hồng Phong- Phúc Yên
Năm học: 2015-2016
DẠNG BÀI SO SÁNH CÁC VÙNG KINH TẾ
TRONG BDHSG MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9
Nguyễn Thị Liên – GV trường THCS Lê Hồng Phong
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Chủ đề trong chương trình địa lý 9 rất đa dạng nhưng chủ yếu dạy và học theo bài độc lập, tuy nhiên một chủ đề có thể vận dụng các câu hỏi so sánh và không thể khác được đó là chủ đề “ Sự phân hóa lãnh thổ” trong chủ đề đó có một số nội dung được học ở nhiều vùng, kể cả các đặc điểm về tự nhiên, dân cư lẫn thế mạnh một số ngành kinh tế . Tuy nhiên. Với chủ đề này, nếu tiến hành giảng dạy theo hướng các bài độc lập nhau, thì thường có tình trạng giáo viên làm việc, thuyết trình là chủ yếu, đặc biệt trong quá trình bồi dưỡng HSG, HS ít sôi động, ghi nhớ kiến thức có phần máy móc và thiếu linh hoạt bài thi của các em sẽ không đạt kết quả cao như mong muốn.
Đề thi môn Địa lý thường bao gồm hai phần: phần lý thuyết (chiếm khoảng 65-70% tổng số điểm) và phần thực hành (chiếm khoảng 30 - 35% tổng số điểm). Trong phần lý thuyết, yêu cầu học phải nắm vững kiến thức cơ bản và nâng cao gồm: Địa lí tự nhiên Việt Nam, Địa lí dân cư, Địa lí các ngành kinh tế, Địa lí các vùng kinh tế…Trong đó, Địa lý các vùng kinh tế của Việt Nam là phần có khối lượng kiến thức lớn nhất. Trong phần kiến thức này, trong đề thi học sinh giỏi có thể hỏi ở cả dạng lý thuyết và thực hành, với nhiều dạng câu hỏi lý thuyết từ dễ đến khó, từ dạng nêu, trình bày, phân tích, chứng minh đến dạng câu hỏi so sánh, giải thích.
Để góp phần giúp giáo viên dạy học ôn thi và giúp học sinh làm bài thi môn Địa lý có chất lượng tốt hơn, tôi mạnh dạn đưa ra các dạng bài so sánh các vùng kinh tế trong BDHSG môn Địa lý 9, dưới dạng sưu tầm và dựa vào kinh nghiệm giảng dạy của bản thân sơ bộ tổng kết các dạng câu hỏi lý thuyết chủ yếu và quy trình xử lí các dạng câu hỏi đó trong chuyên đề Địa lí các vùng kinh tế. Chuyên đề được xây dựng dành cho đối tượng học sinh giỏi lớp 9, dự kiến dạy trong 10 tiết.
II- NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
1- Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Góp phần cùng các đồng nghiệp có thêm các dạng câu hỏi để có thể tiến hành dạy phần địa lý các vùng kinh tế trong chương trình Địa lý 9 có hiệu quả hơn, đặc biệt trong BDHSG.
- Giúp các em học sinh có thể tìm ra mối liên hệ giữa các đặc điểm kinh tế- xã hội giữa các vùng, tạo điều kiện để khắc sâu kiến thức.
2- Phạm vi nghiên cứu :
Đề tài được triển khai tại đội tuyển 9 trường THCS Lê Hồng Phong- Phúc Yên
B. NỘI DUNG
I- Thống kê, phân loại lượng kiến thức có thể dùng để so sánh:
Để hình dung những kiến thức về địa lý vùng có thể dùng để so sánh, tôi đã tiến hành thống kê các kiểu kiến thức có trong từng bài. Cụ thể như sau:
* Phần khái quát:
- Vị trí địa lý của các vùng.
- Quy mô lãnh thổ và dân số các vùng.
* Phần đặc điểm nhân văn:
-Tác dụng của việc phát triển kinh tế- xã hội ở Trung du, miền núi phía Bắc với Tây Nguyên.
- Đặc điểm chung về thành phần dân tộc, nguồn lao động ở Trung du, miền núi phía Bắc với Tây Nguyên.
- Đặc điểm dân số, dân cư của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long.
* Phần kinh tế:
- Hiện trạng và khả năng phát triển cây công nghiệp giữa Trung du, miền núi phía Bắc với Tây Nguyên, giữa Tây Nguyên với Đông Nam Bộ.
-Tiềm năng, hiện trạng sản xuất lâm nghiệp và thuỷ điện của Trung du, miền núi phía Bắc với Tây Nguyên.
- Phát triển kinh tế biển giữa các vùng, trừ Tây Nguyên.
- Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn giữa Trung du, miền núi phía Bắc với Tây Nguyên.
-Thế mạnh về khai khoáng giữa Trung du, miền núi phía Bắc với Đông Nam bộ.
- Hiện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 261,50KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)