Chuyên đề HSG Dịa9- Vẽ biểu đồ

Chia sẻ bởi Hải DươngVP | Ngày 16/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề HSG Dịa9- Vẽ biểu đồ thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
Cùng với các loại bản đồ, biểu đồ địa lí đã trở thành một kênh hình không thể thiếu trong môn Địa lí nói chung và Địa lí ở trường THCS nói riêng. Vì thế kĩ năng lựa chọn và vẽ biểu đồ là một yêu cầu cần thiết đối với HS trong việc học tập môn Địa lí.
Thực tế, qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kì và qua các kì thi học sinh giỏi bộ môn Địa lí ở trường THCS, thì điểm thi phần thực hành về vẽ biểu đồ Địa lí thường thấp, do kĩ năng thực hành địa lí nói chung và kĩ năng vẽ biểu đồ Địa lí nói riêng còn nhiều hạn chế.
Hơn thế nữa, trong các nhà trường hiện nay, chưa có tài liệu quy định thống nhất và hướng dẫn cụ thể, chi tiết về kĩ thuật thể hiện biểu đồ Địa lí. Điều đó càng làm cho việc giảng dạy của các giáo viên và học tập của học sinh có nhiều phần lúng túng, đặc biệt là đối với các giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.
Vì những lí do trên nên tôi đưa ra đề tài “Hướng dẫn kĩ năng lựa chọn và vẽ biểu đồ Địa lí cho học sinh lớp 9” để trao đổi nhằm có biện pháp tốt nhất về việc rèn kĩ năng lựa chọn và vẽ biểu đồ địa lí cho HS lớp 9 để phục vụ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng và học sinh lớp 9 nói chung đạt hiệu quả cao.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh giỏi lớp 9 trường THCS Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điền tra: điều tra trên đối tượng học sinh giỏi lớp 9 trường THCS Vĩnh Thịnh
- Phương pháp thu thập tài liệu: tham khảo các tài liệu có liên quan cách vẽ biểu đồ Địa lí.
- Phương pháp thực hành: tiến hành áp dụng trong đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 của trường THCS Vĩnh Thịnh, cho các em vận dụng kĩ thuật thể hiện biểu đồ địa lí theo yêu cầu của đề tài này rồi so sánh trước và sau khi thực hiện đề tài.



4. Cấu trúc nội dung đề tài
A- KHÁI QUÁT
1. VỊ TRÍ CỦA BIỂU ĐỒ TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN ĐỊA LÍ:
2. PHÂN LOẠI BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ:
B. BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỰA CHỌN VÀ VẼ BIỂU ĐỒ TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9:
1. NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN LOẠI BIỂU ĐỒ THÍCH HỢP:
2. KĨ THUẬT TÍNH TOÁN, XỬ LÍ SỐ LIỆU PHỤC VỤ VẼ BIỂU ĐỒ:
3. KĨ THUẬT VẼ TỪNG LOẠI BIỂU ĐỒ
4. KĨ NĂNG NHẬN XÉT, PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ :


















Phần II: NỘI DUNG
A- KHÁI QUÁT
1. VỊ TRÍ CỦA BIỂU ĐỒ TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN ĐỊA LÍ:
a. Biểu đồ là một hình vẽ có tính trực quan cao:
- Mô tả động thái phát triển của một hiện tượng địa lí .
- Thể hịên quy mô, độ lớn của một đại lượng nào đó.
- So sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng.
- Thể hiện tỉ lệ cơ cấu thành phần trong một tổng thể hoặc nhiều tổng thể có cùng một đại lượng,
- Thể hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu các thành phần qua một số năm.
b. Trong môn học địa lí cấp THCS, biểu đồ trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong kênh hình.
Có thể nói biểu đồ là một trong những ngôn ngữ đặc thù của khoa học địa lí. Chính vì vậy mà kĩ năng thể hiện biểu đồ đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu đối với người dạy và người học địa lí.
Qua thống kê, học sinh được tiếp xúc với biểu đồ địa lí được thể hiện trong chương trình địa lí THCS bắt đầu từ lớp 6 đến lớp 9. Các em đã bắt đầu được hình thành kĩ năng vẽ biểu đồ ở mức độ đơn giản từ lớp 7, sau đó nâng cao dần lên ở lớp 8, và đặc biệt là lên lớp 9 các em được thực hành vẽ biểu đồ rất nhiều và tiếp xúc với nhiều loại biểu đồ khác nhau: có tới 11 bài thực hành, trong đó thực hành kĩ năng vẽ biểu đồ có tới 5 bài; có 12 bài tập có yêu cầu vẽ biểu đồ ở cuối các bài học chính khoá. Trong đó có liên quan tới kĩ năng vẽ nhiều loại biểu đồ khác nhau: biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ cột chồng, biểu đồ miền, biểu đồ hình tròn...Và khoảng 80 % số bài học có quan sát và phân tích biểu đồ. Đó chính là nền tảng cho các em nâng cao kiến thức, kĩ năng về kĩ thuật vẽ biểu đồ ở cấp học cao hơn (
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 1,52MB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)