CHUYÊN ĐỀ HD HS VẼ VA NHẬN XÉT CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ CẤP THCS

Chia sẻ bởi Lương Phước Thọ | Ngày 16/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN ĐỀ HD HS VẼ VA NHẬN XÉT CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ CẤP THCS thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

Phòng GD&ĐTTX Tân Châu CHUYÊN ĐỀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẼ VÀ Trường THCS Tân An PHÂN TÍCH CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS


I) MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ:
1) Đối với học sinh:
Nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, gây hứng thú cho các em trong học tập bộ môn và có niềm đam mê trong việc học tập môn địa lí, mà đặc biệt là giúp các em có được kĩ năng vẽ và phân tích các loại biểu đồ trong môn địa lí cấp THCS.
2) Đối với giáo viên:
- Thông qua buổi báo cáo chuyên đề, tất cả các giáo viên trong HĐBM địa lí của TX Tân Châu sẻ trao đổi, thảo luận để tìm ra phương pháp thích hợp nhất để hướng dẫn học sinh có được những kĩ năng vẽ và phân tích các loại biểu đồ trong môn địa lí cấp THCS.
- Đồng thời còn góp phần nâng cao chất lượng bộ môn địa lí, hạn chế học sinh yếu kém.
- Giúp cho một số giáo viên có tài liệu để tham khảo về cách vẽ và phân tích một số loại biểu đồ trong chương trình môn địa lí cấp THCS.
II) NỘI DUNG:
Trong môn Địa lí cấp THCS có nhiều dạng biểu đồ:
- Biểu đồ kết hợp cột và đường (biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, biểu đồ lưu lượng và lượng mưa).
- Biểu đồ hình tròn.
- Biểu đồ hình cột (cột đơn, cột chồng, biểu đồ cột ghép (cột nhóm).
- Biểu đồ đường.
- Biểu đồ miền .
- Biểu đồ thanh ngang.
1) Biểu đồ kết hợp cột và đường:
(Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, biểu đồ lượng mưa và lưu lượng )
a) Cách tiến hành :
- Biểu đồ có hai trục, đơn vị thể hiện qua hai trục tung (lượng mưa hoặc lưu lượng), trục hoành thì thể hiện các tháng trong năm.
- Ta chọn một yếu tố để vẽ các cột trước (vẽ 12 cột cho lượng mưa hoặc lưu lượng 12 tháng trong năm), yếu tố còn lại vẽ đường sau.
- Tọa độ đường luôn nằm giữa các cột.
- Tên biểu đồ và chú thích.
+ Chú thích hình vuông hay chữ nhật nhỏ cho cột lượng mưa hoặc lưu lượng, đường thẳng cho nhiệt độ hoặc lưu lượng.
+ Tên biểu đồ có thể ghi phía dưới hay phía trên biểu đồ cũng được
b) Nhận xét:
b.1) Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa:
- Bước 1: nhận xét các cột lượng mưa trước:
+ Sau đó, cho biết tháng nào mưa nhiều nhất, lượng mưa bao nhiêu mm và tháng nào mưa thấp nhất, lượng mưa bao nhiêu mm?
+ So sánh tháng mưa nhiều nhất và tháng mưa ít nhất ( có thể có 2 tháng mưa hiều và hai tháng mưa ít cũng được)
+ Nhận xét mùa mưa, mùa khô kéo dài từ tháng nào đến tháng nào (vùng nhiệt đới tháng mưa từ 100 mm trở lên xem là mùa mưa, còn vùng ôn đới thì chỉ cần 50 mm (chỉ tương đối)).
(Lưu ý: đối với lớp 8 phải hướng dẫn cho các em xác định các tháng mùa mưa, mùa khô theo giá trị trung bình trong năm)
- Bước 2: nhận xét đường biểu diễn nhiệt độ:
+ Xác định tháng có nhiệt độ cao nhất, thấp nhất, bao nhiêu độ.
+ Biên độ nhiệt trong năm là bao nhiêu ? (lấy nhiệt độ tháng cao nhất trừ cho nhiệt độ tháng thấp nhất )
b.2) Biểu đồ lượng mưa lưu lượng:
- Bước 1: nhận xét các cột lượng mưa trước giống như biểu đồ lượng mưa.
- Bước 2: nhận xét đường biểu diễn lưu lượng:
+ Xác định các tháng mùa lũ và các tháng mùa cạn theo giá trị trung bình của các tháng trong năm.
+ Tính lưu lượng nước của các tháng mùa lũ và các tháng mùa cạn rồi đem so sánh với nhau để tìm ra các tháng có mùa mưa trùng với mùa lũ và không trùng với mùa lũ.
Ví dụ 1: Cho bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng thủy văn ở Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Nhiệt độ (0C)
25.8
26.7
27.9
28.9
28.3
27.5
27.1
27.1
26.8
26.7
26.4
25.7

Lượng mưa (mm)
13.8
4.1
10.5
50.4
218
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Phước Thọ
Dung lượng: 720,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: DOC
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)