CHUYEN DE BIEN DAO- 2012
Chia sẻ bởi Hoàng Văn Thi |
Ngày 28/04/2019 |
47
Chia sẻ tài liệu: CHUYEN DE BIEN DAO- 2012 thuộc Địa lí 9
Nội dung tài liệu:
Chuyên đề: Giáo dục về tài nguyên
và môi trường Biển- Đảo Việt Nam
1.SINH VẬT BIỂN
1.1. Thực vật
a) Rừng ngập mặn
Diện tích: đứng thứ hai thế giới, sau rừng ngập mặn ở cửa sông Amazôn (Nam Mỹ). 2002:155.000ha (trước 1945 khoảng 400.000 ha )
vai trò: rất to lớn trong việc mở rộng diện tích đất ven biển, bảo vệ đê, hạn chế xói lở, chống gió bão, chống nạn cát bay... Trong trận sóng thần ở Nam Á (tháng 12 năm 2004) cho thấy, những nơi nào có rừng ngập mặn hay rừng ven biển tươi tốt thì những nơi đó tổn thất giảm bớt khá nhiều.
- Phân bố: chủ yếu ở Nam Bộ, nhất là ở tỉnh Cà Mau. Miền Bắc do có mùa đông lạnh, đồng thời các vùng cửa sông cũng hẹp hơn, nên diện tích rừng ngập mặn và cây cũng nhỏ hơn. Còn dọc miền Trung rất ít bãi lầy ven biển, các cồn cát chiếm diện tích đáng kể, suốt chiều dài trên 1000km chỉ có những đốm nhỏ rừng ngập mặn.
b, Rong biển: Đã phát hiện 653 loài, trong đó có 90 loài có giá trị kinh tế, quan trọng nhất là rong câu( trữ lượng: 9300 tấn) và rong mơ ( trữ lượng: 35.000tấn). Khai thác 7000tấn/năm
- Công dụng: làm thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu trong công nghiệp….ngoài ra còn các loài Tảo là nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật biển.
2. Động vật: Đa dạng, phong phú
a) Cá biển và các loài giáp xác, nhuyễn thể
* Cá biển
Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có hơn 100 loài có giá trị kinh tế.
-Trữ lượng tầng cá nổi khoảng trên 1,7 triệu tấn, khả năng khai thác khoảng 700.000 tấn/năm như: cá nục, cá trích, cá cơm,...
-Nhóm cá tầng đáy: Trữ lượng hơn 1 triệu tấn với khả năng khai thác khoảng trên 400.000 tấn/năm như: cá lượng, cá mối, cá hồng,...
. Như vậy tổng trữ lượng cá biển trên biển Việt Nam là khoảng hơn 2,7 triệu tấn, với khả năng khai thác khoảng 1,1 triệu tấn, trong đó cá tầng nổi chiếm 62,8%, cá tầng đáy 37,2%.
* Các loài giáp xác
khoảng 1647 loài, trong đó tôm, cua là những loài có giá trị kinh tế cao.
- Tôm
Có trên 100 loài(tôm he 72%, tôm trứng chiếm 9,6%, tôm hùm 8,6%, tôm vỗ và tôm rồng khoảng 4,8%). tôm Hùm Sao (loài lớn nhất, tối đa dài đến 36cm, năng 3,4kg, còn trung bình dài khoảng 23cm, nặng 2kg
- Cua
Có thành phần loài cũng như số lượng rất phong phú. Vùng biển nước ta có khoảng 800 loài. Có giá trị nhất là nhóm cua bể, ghẹ. Ngoài ra, nhân dân vùng ven biển còn khai thác cáy rạn, cùm cụp, cáy xanh... làm thực phẩm.
* Loài nhuyễn thể: hơn 2500 loài.
- Mực
Ở các vùng biển nước ta có 37 loài mực Trong số này mực nang và mực ống có số lượng lớn và phân bố rộng, ở độ sâu khoảng 10 - 70m.
Ốc, trai, sò, hàu, vẹm: có giá trị dinh dưỡng cao, Trai nuôi còn để lấy ngọc
b) Bò sát
- Rùa biển: là tên gọi chung của một số loài rùa sống trong môi trường biển. Ở Việt Nam hiện có ba loài rùa biển không chỉ có giá trị kinh tế cao về thực phẩm mà còn để sản xuất các hàng mĩ nghệ là bà tam, vích, đồi mồi
- Rắn biển:rất phong phú. Chúng sống ở những nơi mà bờ biển có nhiều hốc đá hoặc trong các vùng rừng ngập mặn. Kích thước 1m đến 1,5mtới 2,5m.
Người ta dùng thịt rắn biển để làm thực phẩm, nọc dùng để sản xuất thuốc giảm đau, viêm thần kinh, giảm áp huyết..., da dùng để sản xuất các mặt hàng như ví, túi xách, thắt lưng...
c) Thú có vú: Cá voi thường gặp với các loài cá voi xanh, cá voi không răng, cá voi khoang... có nguồn gốc TBD, xâm nhập vào BĐ trong quá trình di cư tránh mùa đông ở phương Bắc hoặc theo dòng biển đi kiếm ăn.
- Cá heo, cá ông sư... là nhóm có nguồn gốc bản địa, ở vùng khơi của Biển Đông. Cá heo sống theo đàn từ 5 đến 7 con, xâm nhập vào vùng biển gần các cửa sông để kiếm ăn.. Hiện nay nhóm động vật có vú này sống ở môi trường biển nước ta chưa được nghiên cứu, đánh giá đúng mức về thành phần giống loài và số lượng.
- Bò biển hay cá cúi, còn được gọi là Dugon chúng đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. có chiều dài đến 3m và nặng từ 250 - 500kg, da màu xám, chúng sống thành đàn khoảng 100 con. Thức ăn chính là cỏ biển, nhưng không phải loài cỏ nào cũng là thức ăn của chúng. Bò biển có thể sống được 70 năm. Khoảng 6 - 17 tuổi, bò biển bắt đầu sinh sản. mang thai 13 - 15 tháng và đẻ 1 con, dài khoảng 1m. Cách 2 - 3 năm đẻ một lần. hiện nay loài này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. tại Việt Nam, Phú Quốc và Côn Đảo là hai nơi duy nhất có bò biển với số lượng khoảng 100 con.[1]
d) Chim biển: Ở vùng biển VN có khoảng 200 loài chim với các nhóm: hải âu, bồ nông, rẽ, mòng biển, yến... Trong đó loài yến có giá trị kinh tế lớn hơn cả,. Sản lượng tổ yến trong vài năm trở lại đây đạt khoảng 1000kg/năm.
e) San hô
Ở vùng biển Việt Nam, san hô rất phong phú và đa dạng về giống loài với 303 loài san hô đá, 200 loài san hô sừng và san hô mềm. San hô đá phân bố ở vùng bờ tây vịnh Bắc Bộ (Quảng Ninh, Hải Phòng) quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, ven bờ biển Phú Yên, Khánh Hòa, Hòn Thu, đảo Nam Du, đảo Côn Sơn, Thổ Chu, Phú Quốc.
Trên các rạn san hô là nơi tập trung nhiều giống loài sinh vật có giá trị như: rong biển, tôm, cua, trai, hến biển...
Một số hình ảnh tài nguyên sinh vật biển
Rừng ngập mặn
Khai thác Rong mơ ở vùng biển Quảng Ngãi
Hình 2.10. Con vích này có chiều dài 1,8m, chiều ngang lưng 1m, nặng khoảng 200kg. Toàn bộ cơ thể vích chỉ một màu đen, đã được ngư dân huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) thả về biển tháng 5/2011
Hình 2.10. Con vích này có chiều dài 1,8m, chiều ngang lưng 1m, nặng khoảng 200kg. Toàn bộ cơ thể vích chỉ một màu đen, đã được ngư dân huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) thả về biển tháng 5/2011
Rạn san hô ở Phú Quốc
. Rạn san hô ở Nha Trang
Khỉ trên Đảo Cát Bà
2.Khoáng sản biển
2.1 Tài nguyên dầu khí :
- Tài nguyên dầu khí của nước ta phong phú. Được coi là 1 trong 5 bồn trũng chứa nhiều dầu khí nhất thế giới. Theo Hoa Kỳ, trữ lượng là 7 tỷ thùng, khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/1 ngày. Theo Trung Quốc, trữ lượng khoảng 213 tỷ thùng, riêng khu vực Trường Sa là 105 tỷ thùng.
Cùng với hàng trăm tỉ mét khối khí .Hầu hết nằm trên thềm lục địa với độ sâu không lớn phân bố chủ yếu : bể sông Hồng, bể Phú Khánh, bể Cửu Long, bể nam Côn Sơn, bể Thổ Chu- Mã Lai, bể vũng Mây, bể Hoàng Sa và Trường Sa
2.2. Tài nguyên muối
đường bờ biển dài 3260km. Độ muối trong nước biển trung bình 32‰ - 33‰, thay đổi tùy theo khu vực, theo mùa và theo độ sâu.
Do nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, nên ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất cũng như năng suất muối.
Thời vụ sx muối: MB tháng 4 - tháng 7.
MN: tháng 1 - tháng 6.
Ở một vài tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, muối có thể sản xuất quanh năm.
Năm 1995, cả nước có khoảng 11.454 ha với sản lượng 630.000 tấn, đến năm 2009 tăng lên 14.404ha với sản lượng khoảng 1 triệu tấn.
2.3. Các loại khoáng sản khác
- Titan
Do nhà khoáng vật học Grêgô (người Anh) tìm ra ở dạng đioxit, năm 1791. Là một trong những vật liệu quan trọng của kĩ thuật mới; hợp kim titan được dùng để chế tạo tên lửa, máy bay, tàu thuỷ, tàu ngầm, các thiết bị bền với hoá chất (nồi phản ứng, ống dẫn, quạt)... Ở Việt Nam, quặng titan có nhiều trong sa khoáng ven biển miền Trung (trữ lượng dự báo đạt 22 triệu tấn, trữ lượng đã thăm dò đánh giá là 16 triệu tấn) và ở Núi Chúa (Thái Nguyên).
- Các loại phôt- pho-rit, cát thủy tinh cung có trữ lượng lớn và vai trò quan trọng vơi CNH, HĐH đất nước.
Một số hình ảnh về khai thác KS biển
Giàn khoan mỏ Đại Hùng
Lắp đường ống tại NM lọc dầu Dung Quất
Cánh đồng muối ở Sa Huỳnh (Quảng Ngãi)
Người dân đổ xô khai thác titan tại Cát Thành (Bình Định).
3. Giao thông vận tải biển ngày càng trở lên quan trọng
Với một vùng biển rộng hơn 1 triệu km2 và đường bờ biển chạy dài từ mũi Sa Vĩ (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) cùng hàng loạt vũng, vịnh kín gió và nhiều đảo, quần đảo. Nằm trên đường hàng hải quốc tế, giao thông đường biển của nước ta phát triển rất sớm.
- Hiện nay nước ta có 49 cảng được xếp loại (trong đó có 17 cảng biển loại I, 23 cảng biển loại II và 9 cảng biển loại III) và 166 bến cảng. Các cảng biển và cụm cảng quan trọng là: Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng Liên Chiểu Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn - Thị Vải - Vũng Tàu.
LƯỢC ĐỒ CÁC NGÀNH GTVT
HẢI CẢNG
4. Vùng biển, đảo có nhiều giá trị về du lịch
4.1. Các bãi biển ven bờ
Nước ta có đường bờ biển dài 3.260km với nhiều bãi biển đẹp (nhiều bãi vẫn còn ở dạng hoang sơ, chưa bị ô nhiễm), và một hệ thống đảo ven bờ, trong đó một số đảo có giá trị về du lịch.
Dọc bờ biển nước ta có khoảng 125 bãi biển, đủ điều kiện để khai thác phục vụ hoạt động du lịch. Từ Móng Cái đến Hà Tiên có nhiều bãi tắm đẹp như: Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò,…Theo đánh giá của các chuyên gia Tổ chức Du lịch Thế giới, các khu du lịch biển có thể cạnh tranh được với các khu du lịch biển của các nước trong khu vực (như Pattaya – Thái Lan hay Bali – Inđônêxia,...).
QĐ Cát Bà – Hải Phòng
Hòn Trống – Mái, soi mình trên gương nước Hạ Long
Bãi biển Thiên Cầm(Đàn Trời) với dãy núi Đầu voi( Hà tĩnh)
Bãi Biển Nha Trang- Khánh Hòa
Bình minh trên bãi biễn Mũi Né- Bình Thuận
Côn Đảo – Bà Rịa – Vũng Tàu( Ảnh chụp từ máy bay)
Vịnh Hạ Long là tác phẩm nghệ thuật tạo hình kỳ lạ của tạo hoá, kết hợp tinh tế giữa điêu khắc và hội hoạ, giữa tính hoành tráng, khoẻ khoắn với sự duyên dáng, thơ mộng. Giá trị thẩm mĩ có ý nghĩa toàn cầu của vịnh đã làm say đắm lòng du khách cả trong nước lẫn quốc tế. Thi hào Nguyễn Trãi đã ca ngợi "thiên khôi địa thiết phó kỳ quan" (kì quan đất dựng giữa trời cao), còn nhà thơ Nga Paven Antơcônxki sửng sốt trước vẻ đẹp của vịnh đã viết "Muốn có ý niệm về vẻ đẹp quyến rũ của vịnh Hạ Long, ta phải lấy bờ biển Crưm của chúng ta nhân với miền Nam Kapkaz, được bao nhiêu đem luỹ thừa ba tích số đó". Nhà thơ Trung Quốc Quách Mạt Nhược thì khẳng định "So với cảnh diệu kỳ (Hạ Long) thơ có cũng như không",…
5. Nguồn tài nguyên vô tận: Thủy triều, gió biển
Thủy triều: Con người có thể sử dụng năng lượng thuỷ triều: khi thuỷ triều lên, nước đổ vào vịnh và khi thuỷ triều xuống thì nước trong vịnh chảy ra ngoài khơi. Hai lần mỗi ngày, ở cửa vịnh sẽ có một luồng nước chảy vào vịnh rồi chảy ngược ra khơi. Nếu xây một đập ở cửa vịnh và lắp đặt một tuabin chạy hai chiều thì có thể sản xuất điện.
Như vậy, trong tương lai ở vùng ven biển và hải đảo nước ta sẽ xây dựng các nhà máy điện sử dụng nguồn năng lượng thủy triều để thắp sáng và phục vụ sản xuất.
Gió biển
Trong chương trình đánh giá về năng lượng châu Á, Ngân hàng Thế giới đã có một khảo sát chi tiết về năng lượng gió ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Theo đánh giá này thì Việt Nam có tiềm năng điện gió rất lớn, ước đạt 513.360 MW. Việt Nam hiện đang triển khai dự án nhà máy điện gió ở Bình Thuận. Hy vọng trong tương lai, nguồn năng lượng sạch này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đất nước.
Nhà máy điện gió ở Bình Thuận
Nhà máy điện gió ở Bình Thuận
Nhà máy điện Thủy triều – Nước Anh
MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO
Thực trạng môi trường Biển – Đảo
- Các nguy cơ gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường biển, đảo
a. Hiện tượng biển tiến, biển lùi
b. Bão biển, nước dâng
c. Tràn dầu tự nhiên
d. Sóng thần
e. Suy giảm tài nguyên sinh vật
Một số hình ảnh thực trạng môi trường biển đảo VN
Bão biển – Ảnh vệ tinh
Xe hơi bị sóng thần đẩy lên mái nhà ở thành phố Sendai,
tỉnh Miyagai, Nhật Bản, tháng 3/2011 (theo VNN)
Sạt lở đường bờ biển tại Quảng Bình
RỪNG NGẬP MẶN THÀNH DIỆN TÍCH NUÔI TÔM
Bãi biển mùa du lịch.???
Thủy triều đỏ - Bình Thuận
Ra quân trồng rừng ngập mặn
Xử lý tràn dầu – Thủy triều đen
2. Bảo vệ môi trường biển :
- Hạn chế việc xả các chất thải trực tiếp ra biển và xuống biển , các khu đô thị, các điểm quần cư ở vùng hạ lưu của sông, ven biển
- Cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống xử lí rác và nước thải các cơ sở nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, các hoạt động du lịch , các phương tiện vận tải, công trình xây dựng, thăm dò và khai thác dầu khí trên biển
- Tăng cường và thường xuyên tiến hành việc dọn dẹp vệ sinh, làm sạch môi trường . Không để ô nhiễm tới nước biển, bờ biển và trên biển
2.1 Bảo vệ môi trường bờ biển, bãi biển :
- Các hoạt động của con người ở khu vực bờ biển cần phải kiểm soát chặt chẻ bằng việc thực thi nghiêm chỉnh các điều luật có liên quan
- Nâng cao nhận thức, có ý thức và hành động thiết thực để bảo vệ môi trường biển
- có hệ thống đê, kè để chống sạt lở
- Trồng cây chắn gió
- Xử lí chất thải rắn, nước thải
- Khắc phục các sự cố môi trường
2.2 Bảo vệ môi trường thềm lục địa và đáy biển :
- Hạn chế việc tập trung khai thác quá mức công trình xây dựng và khai thác khoáng sản trên thềm lục địa
- Trục vớt tàu đắm ở đáy biển
2.3 Bảo vệ đa dạng sinh học biển :
- Giảm sản lượng khai thác thuỷ sản ở ven bờ và gần bờ
- Bảo vệ môi trường sống cho các loài sinh vật biển
- Cấm khai thác mang tính chất huỷ diệt các loài sinh vật biển ( cá, san hô)
Hướng dẫn tích hợp vào giờ dạy
Gmail: taphuanbiendaovietnam
Mk: biendaovietnam
và môi trường Biển- Đảo Việt Nam
1.SINH VẬT BIỂN
1.1. Thực vật
a) Rừng ngập mặn
Diện tích: đứng thứ hai thế giới, sau rừng ngập mặn ở cửa sông Amazôn (Nam Mỹ). 2002:155.000ha (trước 1945 khoảng 400.000 ha )
vai trò: rất to lớn trong việc mở rộng diện tích đất ven biển, bảo vệ đê, hạn chế xói lở, chống gió bão, chống nạn cát bay... Trong trận sóng thần ở Nam Á (tháng 12 năm 2004) cho thấy, những nơi nào có rừng ngập mặn hay rừng ven biển tươi tốt thì những nơi đó tổn thất giảm bớt khá nhiều.
- Phân bố: chủ yếu ở Nam Bộ, nhất là ở tỉnh Cà Mau. Miền Bắc do có mùa đông lạnh, đồng thời các vùng cửa sông cũng hẹp hơn, nên diện tích rừng ngập mặn và cây cũng nhỏ hơn. Còn dọc miền Trung rất ít bãi lầy ven biển, các cồn cát chiếm diện tích đáng kể, suốt chiều dài trên 1000km chỉ có những đốm nhỏ rừng ngập mặn.
b, Rong biển: Đã phát hiện 653 loài, trong đó có 90 loài có giá trị kinh tế, quan trọng nhất là rong câu( trữ lượng: 9300 tấn) và rong mơ ( trữ lượng: 35.000tấn). Khai thác 7000tấn/năm
- Công dụng: làm thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu trong công nghiệp….ngoài ra còn các loài Tảo là nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật biển.
2. Động vật: Đa dạng, phong phú
a) Cá biển và các loài giáp xác, nhuyễn thể
* Cá biển
Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có hơn 100 loài có giá trị kinh tế.
-Trữ lượng tầng cá nổi khoảng trên 1,7 triệu tấn, khả năng khai thác khoảng 700.000 tấn/năm như: cá nục, cá trích, cá cơm,...
-Nhóm cá tầng đáy: Trữ lượng hơn 1 triệu tấn với khả năng khai thác khoảng trên 400.000 tấn/năm như: cá lượng, cá mối, cá hồng,...
. Như vậy tổng trữ lượng cá biển trên biển Việt Nam là khoảng hơn 2,7 triệu tấn, với khả năng khai thác khoảng 1,1 triệu tấn, trong đó cá tầng nổi chiếm 62,8%, cá tầng đáy 37,2%.
* Các loài giáp xác
khoảng 1647 loài, trong đó tôm, cua là những loài có giá trị kinh tế cao.
- Tôm
Có trên 100 loài(tôm he 72%, tôm trứng chiếm 9,6%, tôm hùm 8,6%, tôm vỗ và tôm rồng khoảng 4,8%). tôm Hùm Sao (loài lớn nhất, tối đa dài đến 36cm, năng 3,4kg, còn trung bình dài khoảng 23cm, nặng 2kg
- Cua
Có thành phần loài cũng như số lượng rất phong phú. Vùng biển nước ta có khoảng 800 loài. Có giá trị nhất là nhóm cua bể, ghẹ. Ngoài ra, nhân dân vùng ven biển còn khai thác cáy rạn, cùm cụp, cáy xanh... làm thực phẩm.
* Loài nhuyễn thể: hơn 2500 loài.
- Mực
Ở các vùng biển nước ta có 37 loài mực Trong số này mực nang và mực ống có số lượng lớn và phân bố rộng, ở độ sâu khoảng 10 - 70m.
Ốc, trai, sò, hàu, vẹm: có giá trị dinh dưỡng cao, Trai nuôi còn để lấy ngọc
b) Bò sát
- Rùa biển: là tên gọi chung của một số loài rùa sống trong môi trường biển. Ở Việt Nam hiện có ba loài rùa biển không chỉ có giá trị kinh tế cao về thực phẩm mà còn để sản xuất các hàng mĩ nghệ là bà tam, vích, đồi mồi
- Rắn biển:rất phong phú. Chúng sống ở những nơi mà bờ biển có nhiều hốc đá hoặc trong các vùng rừng ngập mặn. Kích thước 1m đến 1,5mtới 2,5m.
Người ta dùng thịt rắn biển để làm thực phẩm, nọc dùng để sản xuất thuốc giảm đau, viêm thần kinh, giảm áp huyết..., da dùng để sản xuất các mặt hàng như ví, túi xách, thắt lưng...
c) Thú có vú: Cá voi thường gặp với các loài cá voi xanh, cá voi không răng, cá voi khoang... có nguồn gốc TBD, xâm nhập vào BĐ trong quá trình di cư tránh mùa đông ở phương Bắc hoặc theo dòng biển đi kiếm ăn.
- Cá heo, cá ông sư... là nhóm có nguồn gốc bản địa, ở vùng khơi của Biển Đông. Cá heo sống theo đàn từ 5 đến 7 con, xâm nhập vào vùng biển gần các cửa sông để kiếm ăn.. Hiện nay nhóm động vật có vú này sống ở môi trường biển nước ta chưa được nghiên cứu, đánh giá đúng mức về thành phần giống loài và số lượng.
- Bò biển hay cá cúi, còn được gọi là Dugon chúng đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. có chiều dài đến 3m và nặng từ 250 - 500kg, da màu xám, chúng sống thành đàn khoảng 100 con. Thức ăn chính là cỏ biển, nhưng không phải loài cỏ nào cũng là thức ăn của chúng. Bò biển có thể sống được 70 năm. Khoảng 6 - 17 tuổi, bò biển bắt đầu sinh sản. mang thai 13 - 15 tháng và đẻ 1 con, dài khoảng 1m. Cách 2 - 3 năm đẻ một lần. hiện nay loài này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. tại Việt Nam, Phú Quốc và Côn Đảo là hai nơi duy nhất có bò biển với số lượng khoảng 100 con.[1]
d) Chim biển: Ở vùng biển VN có khoảng 200 loài chim với các nhóm: hải âu, bồ nông, rẽ, mòng biển, yến... Trong đó loài yến có giá trị kinh tế lớn hơn cả,. Sản lượng tổ yến trong vài năm trở lại đây đạt khoảng 1000kg/năm.
e) San hô
Ở vùng biển Việt Nam, san hô rất phong phú và đa dạng về giống loài với 303 loài san hô đá, 200 loài san hô sừng và san hô mềm. San hô đá phân bố ở vùng bờ tây vịnh Bắc Bộ (Quảng Ninh, Hải Phòng) quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, ven bờ biển Phú Yên, Khánh Hòa, Hòn Thu, đảo Nam Du, đảo Côn Sơn, Thổ Chu, Phú Quốc.
Trên các rạn san hô là nơi tập trung nhiều giống loài sinh vật có giá trị như: rong biển, tôm, cua, trai, hến biển...
Một số hình ảnh tài nguyên sinh vật biển
Rừng ngập mặn
Khai thác Rong mơ ở vùng biển Quảng Ngãi
Hình 2.10. Con vích này có chiều dài 1,8m, chiều ngang lưng 1m, nặng khoảng 200kg. Toàn bộ cơ thể vích chỉ một màu đen, đã được ngư dân huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) thả về biển tháng 5/2011
Hình 2.10. Con vích này có chiều dài 1,8m, chiều ngang lưng 1m, nặng khoảng 200kg. Toàn bộ cơ thể vích chỉ một màu đen, đã được ngư dân huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) thả về biển tháng 5/2011
Rạn san hô ở Phú Quốc
. Rạn san hô ở Nha Trang
Khỉ trên Đảo Cát Bà
2.Khoáng sản biển
2.1 Tài nguyên dầu khí :
- Tài nguyên dầu khí của nước ta phong phú. Được coi là 1 trong 5 bồn trũng chứa nhiều dầu khí nhất thế giới. Theo Hoa Kỳ, trữ lượng là 7 tỷ thùng, khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/1 ngày. Theo Trung Quốc, trữ lượng khoảng 213 tỷ thùng, riêng khu vực Trường Sa là 105 tỷ thùng.
Cùng với hàng trăm tỉ mét khối khí .Hầu hết nằm trên thềm lục địa với độ sâu không lớn phân bố chủ yếu : bể sông Hồng, bể Phú Khánh, bể Cửu Long, bể nam Côn Sơn, bể Thổ Chu- Mã Lai, bể vũng Mây, bể Hoàng Sa và Trường Sa
2.2. Tài nguyên muối
đường bờ biển dài 3260km. Độ muối trong nước biển trung bình 32‰ - 33‰, thay đổi tùy theo khu vực, theo mùa và theo độ sâu.
Do nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, nên ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất cũng như năng suất muối.
Thời vụ sx muối: MB tháng 4 - tháng 7.
MN: tháng 1 - tháng 6.
Ở một vài tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, muối có thể sản xuất quanh năm.
Năm 1995, cả nước có khoảng 11.454 ha với sản lượng 630.000 tấn, đến năm 2009 tăng lên 14.404ha với sản lượng khoảng 1 triệu tấn.
2.3. Các loại khoáng sản khác
- Titan
Do nhà khoáng vật học Grêgô (người Anh) tìm ra ở dạng đioxit, năm 1791. Là một trong những vật liệu quan trọng của kĩ thuật mới; hợp kim titan được dùng để chế tạo tên lửa, máy bay, tàu thuỷ, tàu ngầm, các thiết bị bền với hoá chất (nồi phản ứng, ống dẫn, quạt)... Ở Việt Nam, quặng titan có nhiều trong sa khoáng ven biển miền Trung (trữ lượng dự báo đạt 22 triệu tấn, trữ lượng đã thăm dò đánh giá là 16 triệu tấn) và ở Núi Chúa (Thái Nguyên).
- Các loại phôt- pho-rit, cát thủy tinh cung có trữ lượng lớn và vai trò quan trọng vơi CNH, HĐH đất nước.
Một số hình ảnh về khai thác KS biển
Giàn khoan mỏ Đại Hùng
Lắp đường ống tại NM lọc dầu Dung Quất
Cánh đồng muối ở Sa Huỳnh (Quảng Ngãi)
Người dân đổ xô khai thác titan tại Cát Thành (Bình Định).
3. Giao thông vận tải biển ngày càng trở lên quan trọng
Với một vùng biển rộng hơn 1 triệu km2 và đường bờ biển chạy dài từ mũi Sa Vĩ (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) cùng hàng loạt vũng, vịnh kín gió và nhiều đảo, quần đảo. Nằm trên đường hàng hải quốc tế, giao thông đường biển của nước ta phát triển rất sớm.
- Hiện nay nước ta có 49 cảng được xếp loại (trong đó có 17 cảng biển loại I, 23 cảng biển loại II và 9 cảng biển loại III) và 166 bến cảng. Các cảng biển và cụm cảng quan trọng là: Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng Liên Chiểu Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn - Thị Vải - Vũng Tàu.
LƯỢC ĐỒ CÁC NGÀNH GTVT
HẢI CẢNG
4. Vùng biển, đảo có nhiều giá trị về du lịch
4.1. Các bãi biển ven bờ
Nước ta có đường bờ biển dài 3.260km với nhiều bãi biển đẹp (nhiều bãi vẫn còn ở dạng hoang sơ, chưa bị ô nhiễm), và một hệ thống đảo ven bờ, trong đó một số đảo có giá trị về du lịch.
Dọc bờ biển nước ta có khoảng 125 bãi biển, đủ điều kiện để khai thác phục vụ hoạt động du lịch. Từ Móng Cái đến Hà Tiên có nhiều bãi tắm đẹp như: Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò,…Theo đánh giá của các chuyên gia Tổ chức Du lịch Thế giới, các khu du lịch biển có thể cạnh tranh được với các khu du lịch biển của các nước trong khu vực (như Pattaya – Thái Lan hay Bali – Inđônêxia,...).
QĐ Cát Bà – Hải Phòng
Hòn Trống – Mái, soi mình trên gương nước Hạ Long
Bãi biển Thiên Cầm(Đàn Trời) với dãy núi Đầu voi( Hà tĩnh)
Bãi Biển Nha Trang- Khánh Hòa
Bình minh trên bãi biễn Mũi Né- Bình Thuận
Côn Đảo – Bà Rịa – Vũng Tàu( Ảnh chụp từ máy bay)
Vịnh Hạ Long là tác phẩm nghệ thuật tạo hình kỳ lạ của tạo hoá, kết hợp tinh tế giữa điêu khắc và hội hoạ, giữa tính hoành tráng, khoẻ khoắn với sự duyên dáng, thơ mộng. Giá trị thẩm mĩ có ý nghĩa toàn cầu của vịnh đã làm say đắm lòng du khách cả trong nước lẫn quốc tế. Thi hào Nguyễn Trãi đã ca ngợi "thiên khôi địa thiết phó kỳ quan" (kì quan đất dựng giữa trời cao), còn nhà thơ Nga Paven Antơcônxki sửng sốt trước vẻ đẹp của vịnh đã viết "Muốn có ý niệm về vẻ đẹp quyến rũ của vịnh Hạ Long, ta phải lấy bờ biển Crưm của chúng ta nhân với miền Nam Kapkaz, được bao nhiêu đem luỹ thừa ba tích số đó". Nhà thơ Trung Quốc Quách Mạt Nhược thì khẳng định "So với cảnh diệu kỳ (Hạ Long) thơ có cũng như không",…
5. Nguồn tài nguyên vô tận: Thủy triều, gió biển
Thủy triều: Con người có thể sử dụng năng lượng thuỷ triều: khi thuỷ triều lên, nước đổ vào vịnh và khi thuỷ triều xuống thì nước trong vịnh chảy ra ngoài khơi. Hai lần mỗi ngày, ở cửa vịnh sẽ có một luồng nước chảy vào vịnh rồi chảy ngược ra khơi. Nếu xây một đập ở cửa vịnh và lắp đặt một tuabin chạy hai chiều thì có thể sản xuất điện.
Như vậy, trong tương lai ở vùng ven biển và hải đảo nước ta sẽ xây dựng các nhà máy điện sử dụng nguồn năng lượng thủy triều để thắp sáng và phục vụ sản xuất.
Gió biển
Trong chương trình đánh giá về năng lượng châu Á, Ngân hàng Thế giới đã có một khảo sát chi tiết về năng lượng gió ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Theo đánh giá này thì Việt Nam có tiềm năng điện gió rất lớn, ước đạt 513.360 MW. Việt Nam hiện đang triển khai dự án nhà máy điện gió ở Bình Thuận. Hy vọng trong tương lai, nguồn năng lượng sạch này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đất nước.
Nhà máy điện gió ở Bình Thuận
Nhà máy điện gió ở Bình Thuận
Nhà máy điện Thủy triều – Nước Anh
MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO
Thực trạng môi trường Biển – Đảo
- Các nguy cơ gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường biển, đảo
a. Hiện tượng biển tiến, biển lùi
b. Bão biển, nước dâng
c. Tràn dầu tự nhiên
d. Sóng thần
e. Suy giảm tài nguyên sinh vật
Một số hình ảnh thực trạng môi trường biển đảo VN
Bão biển – Ảnh vệ tinh
Xe hơi bị sóng thần đẩy lên mái nhà ở thành phố Sendai,
tỉnh Miyagai, Nhật Bản, tháng 3/2011 (theo VNN)
Sạt lở đường bờ biển tại Quảng Bình
RỪNG NGẬP MẶN THÀNH DIỆN TÍCH NUÔI TÔM
Bãi biển mùa du lịch.???
Thủy triều đỏ - Bình Thuận
Ra quân trồng rừng ngập mặn
Xử lý tràn dầu – Thủy triều đen
2. Bảo vệ môi trường biển :
- Hạn chế việc xả các chất thải trực tiếp ra biển và xuống biển , các khu đô thị, các điểm quần cư ở vùng hạ lưu của sông, ven biển
- Cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống xử lí rác và nước thải các cơ sở nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, các hoạt động du lịch , các phương tiện vận tải, công trình xây dựng, thăm dò và khai thác dầu khí trên biển
- Tăng cường và thường xuyên tiến hành việc dọn dẹp vệ sinh, làm sạch môi trường . Không để ô nhiễm tới nước biển, bờ biển và trên biển
2.1 Bảo vệ môi trường bờ biển, bãi biển :
- Các hoạt động của con người ở khu vực bờ biển cần phải kiểm soát chặt chẻ bằng việc thực thi nghiêm chỉnh các điều luật có liên quan
- Nâng cao nhận thức, có ý thức và hành động thiết thực để bảo vệ môi trường biển
- có hệ thống đê, kè để chống sạt lở
- Trồng cây chắn gió
- Xử lí chất thải rắn, nước thải
- Khắc phục các sự cố môi trường
2.2 Bảo vệ môi trường thềm lục địa và đáy biển :
- Hạn chế việc tập trung khai thác quá mức công trình xây dựng và khai thác khoáng sản trên thềm lục địa
- Trục vớt tàu đắm ở đáy biển
2.3 Bảo vệ đa dạng sinh học biển :
- Giảm sản lượng khai thác thuỷ sản ở ven bờ và gần bờ
- Bảo vệ môi trường sống cho các loài sinh vật biển
- Cấm khai thác mang tính chất huỷ diệt các loài sinh vật biển ( cá, san hô)
Hướng dẫn tích hợp vào giờ dạy
Gmail: taphuanbiendaovietnam
Mk: biendaovietnam
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Văn Thi
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)