CHUYÊN ĐỀ BDHSG ĐỊA 9
Chia sẻ bởi Nguyễn Thi Kim |
Ngày 16/10/2018 |
88
Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN ĐỀ BDHSG ĐỊA 9 thuộc Địa lí 9
Nội dung tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ: HƯỚNG DẪN LÀM DẠNG CÂU HỎI CHỨNG MINH, GIẢI THÍCH TRONG BỒI DƯỠNG HSG MÔN ĐỊA LÍ 9
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tác giả chuyên đề
Nguyễn Thị Kim. GV Địa lí Trường THCS Lập Thạch, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Đối tượng học sinh bồi dưỡng: Lớp 9. Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 8 tiết.
3. Giới hạn
- Chuyên đề chỉ đi sâu vào hai dạng câu hỏi chứng minh, giải thích trong bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 9.
4. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề
- Kiến thức cơ bản trong Sách giáo khoa (Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam và Địa lí tự nhiên Việt Nam).
- Kiến thức nâng cao dùng trong kỳ thi học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh.
5. Hệ thống phương pháp cơ bản trong chuyên đề
- Phương pháp thuyết trình để giảng phần lý thuyết cơ bản.
- Phương pháp đàm thoại - vấn đáp.
- Phương pháp hoạt động theo nhóm.
- Phương pháp tìm hiểu kiến thức qua các đề thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh; qua sách tham khảo; qua trao đổi với bạn đồng nghiệp.
- Phương pháp điều tra thực tế.
6. Sự cần thiết của chuyên đề
Qua thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi cho thấy: Nhiều học sinh chưa tìm ra cách giải cụ thể cho mỗi dạng câu hỏi trong đề thi, cứ thuộc gì là viết hết vào bài thi. Nhiều học sinh cho rằng môn Địa lí là môn xã hội nên chỉ cần học thuộc lòng và nhớ thật nhiều số liệu là có thể đạt điểm cao trong các kỳ thi.
Nhưng qua quá trình giảng dạy nhiều năm tôi thấy, nhiều học sinh tuy thuộc nhiều kiến thức nhưng điểm thi học sinh giỏi lại không cao. Số học sinh có bài đạt 7,8,9 điểm của môn Địa lí trong các kì thi học sinh giỏi các cấp không nhiều đặc biệt là điểm 9. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là do thí sinh còn lúng túng trong việc nhận dạng câu hỏi và cách làm bài thi. Đặc biệt khi gặp các dạng bài khó như dạng câu hỏi chứng minh, giải thích, so sánh…thì hầu như các em đều không biết phải đưa kiến thức gì để làm rõ yêu cầu của đề bài nên các em cứ thuộc kiến thức gì liên quan là viết vào bài làm, thậm chí các em còn bị lạc đề…Hay nói đúng hơn là các em chưa có kỹ năng làm bài nên điểm không cao. Chính vì vậy thông qua việc tổng kết các đề thi học sinh giỏi các cấp, nhất là ở lớp 9, qua kinh nghiệm của bản thân, qua tham khảo sách, tài liệu …tôi đã mạnh dạn thực hiện chuyên đề này.
Các câu hỏi trong thi học sinh giỏi môn Địa lí rất đa dạng như: câu hỏi dạng trình bày, chứng minh, so sánh, phân tích, giải thích… Nhưng trong phạm vi chuyên đề tôi chỉ đi sâu vào hai dạng câu hỏi khó mà học sinh thường gặp trong các kỳ thi đó là dạng câu hỏi chứng minh và giải thích. Ở mỗi dạng câu hỏi chuyên đề làm rõ các nội dung: yêu cầu của câu hỏi, cách nhận dạng câu hỏi, phân loại câu hỏi, hướng dẫn cách giải cụ thể và một số ví dụ minh họa, với hy vọng phần nào khắc phục được thực trạng trên.
7. Kết quả triển khai chuyên đề
Chuyên đề này đã được áp dụng trong bồi dưỡng HS giỏi môn Địa lí cấp huyện của trường THCS Lập Thạch và bồi dưỡng học sinh cấp tỉnh của phòng GD và ĐT Lập Thạch năm học 2014 - 2015. Bước đầu nhận được phản hồi tích cực từ các bạn đồng nghiệp và kết quả khả quan từ phía học sinh trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh năm học 2014 - 2015: học sinh đã có kỹ năng phân tích đề tốt hơn, nhận đúng dạng câu hỏi và biết đưa nguồn kiến thức hợp lí để làm bài, không còn tình trạng làm lạc đề trong bài thi.
B. NỘI DUNG
I. Loại câu hỏi chứng minh
Câu hỏi chứng minh là gì? Là dạng câu hỏi cần làm rõ về một vấn đề hay một đối tượng địa lí nào đó, yêu cầu cần sử dụng hàng loạt các dẫn chứng để khẳng định, để làn sáng tỏ vấn đề cần chứng minh, các dẫn chứng chính là chân lý để thuyết phục người đọc, người nghe. Khi làm bài HS cần trình bày trình tự từ ý khái quát đến ý cụ thể và bắt buộc phải có dẫn chứng.
1. Nhận dạng câu hỏi
- Nhận dạng câu hỏi dựa vào các từ và cụm từ “chứng minhh rằng, chứng minh, lấy ví dụ để chứng minh, tại sao nói ”…
2. Yêu cầu của dạng câu hỏi chứng minh
- HS phải nắm vững
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tác giả chuyên đề
Nguyễn Thị Kim. GV Địa lí Trường THCS Lập Thạch, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Đối tượng học sinh bồi dưỡng: Lớp 9. Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 8 tiết.
3. Giới hạn
- Chuyên đề chỉ đi sâu vào hai dạng câu hỏi chứng minh, giải thích trong bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 9.
4. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề
- Kiến thức cơ bản trong Sách giáo khoa (Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam và Địa lí tự nhiên Việt Nam).
- Kiến thức nâng cao dùng trong kỳ thi học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh.
5. Hệ thống phương pháp cơ bản trong chuyên đề
- Phương pháp thuyết trình để giảng phần lý thuyết cơ bản.
- Phương pháp đàm thoại - vấn đáp.
- Phương pháp hoạt động theo nhóm.
- Phương pháp tìm hiểu kiến thức qua các đề thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh; qua sách tham khảo; qua trao đổi với bạn đồng nghiệp.
- Phương pháp điều tra thực tế.
6. Sự cần thiết của chuyên đề
Qua thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi cho thấy: Nhiều học sinh chưa tìm ra cách giải cụ thể cho mỗi dạng câu hỏi trong đề thi, cứ thuộc gì là viết hết vào bài thi. Nhiều học sinh cho rằng môn Địa lí là môn xã hội nên chỉ cần học thuộc lòng và nhớ thật nhiều số liệu là có thể đạt điểm cao trong các kỳ thi.
Nhưng qua quá trình giảng dạy nhiều năm tôi thấy, nhiều học sinh tuy thuộc nhiều kiến thức nhưng điểm thi học sinh giỏi lại không cao. Số học sinh có bài đạt 7,8,9 điểm của môn Địa lí trong các kì thi học sinh giỏi các cấp không nhiều đặc biệt là điểm 9. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là do thí sinh còn lúng túng trong việc nhận dạng câu hỏi và cách làm bài thi. Đặc biệt khi gặp các dạng bài khó như dạng câu hỏi chứng minh, giải thích, so sánh…thì hầu như các em đều không biết phải đưa kiến thức gì để làm rõ yêu cầu của đề bài nên các em cứ thuộc kiến thức gì liên quan là viết vào bài làm, thậm chí các em còn bị lạc đề…Hay nói đúng hơn là các em chưa có kỹ năng làm bài nên điểm không cao. Chính vì vậy thông qua việc tổng kết các đề thi học sinh giỏi các cấp, nhất là ở lớp 9, qua kinh nghiệm của bản thân, qua tham khảo sách, tài liệu …tôi đã mạnh dạn thực hiện chuyên đề này.
Các câu hỏi trong thi học sinh giỏi môn Địa lí rất đa dạng như: câu hỏi dạng trình bày, chứng minh, so sánh, phân tích, giải thích… Nhưng trong phạm vi chuyên đề tôi chỉ đi sâu vào hai dạng câu hỏi khó mà học sinh thường gặp trong các kỳ thi đó là dạng câu hỏi chứng minh và giải thích. Ở mỗi dạng câu hỏi chuyên đề làm rõ các nội dung: yêu cầu của câu hỏi, cách nhận dạng câu hỏi, phân loại câu hỏi, hướng dẫn cách giải cụ thể và một số ví dụ minh họa, với hy vọng phần nào khắc phục được thực trạng trên.
7. Kết quả triển khai chuyên đề
Chuyên đề này đã được áp dụng trong bồi dưỡng HS giỏi môn Địa lí cấp huyện của trường THCS Lập Thạch và bồi dưỡng học sinh cấp tỉnh của phòng GD và ĐT Lập Thạch năm học 2014 - 2015. Bước đầu nhận được phản hồi tích cực từ các bạn đồng nghiệp và kết quả khả quan từ phía học sinh trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh năm học 2014 - 2015: học sinh đã có kỹ năng phân tích đề tốt hơn, nhận đúng dạng câu hỏi và biết đưa nguồn kiến thức hợp lí để làm bài, không còn tình trạng làm lạc đề trong bài thi.
B. NỘI DUNG
I. Loại câu hỏi chứng minh
Câu hỏi chứng minh là gì? Là dạng câu hỏi cần làm rõ về một vấn đề hay một đối tượng địa lí nào đó, yêu cầu cần sử dụng hàng loạt các dẫn chứng để khẳng định, để làn sáng tỏ vấn đề cần chứng minh, các dẫn chứng chính là chân lý để thuyết phục người đọc, người nghe. Khi làm bài HS cần trình bày trình tự từ ý khái quát đến ý cụ thể và bắt buộc phải có dẫn chứng.
1. Nhận dạng câu hỏi
- Nhận dạng câu hỏi dựa vào các từ và cụm từ “chứng minhh rằng, chứng minh, lấy ví dụ để chứng minh, tại sao nói ”…
2. Yêu cầu của dạng câu hỏi chứng minh
- HS phải nắm vững
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thi Kim
Dung lượng: 168,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)