CHUÊN ĐỀ TIN HỌC 8

Chia sẻ bởi Nguyễn Chí Dũng | Ngày 14/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: CHUÊN ĐỀ TIN HỌC 8 thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:


CHUYÊN ĐỀ:
“SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU LỆNH LẶP ĐỂ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP TRONG PASCAL CÓ HIỆU QUẢ.”

I./ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy Pascal là môn học khó đối với các em học sinh Khối 8, vì có một số thuật toán các em chưa được học ở bộ môn Toán, thêm vào đó là các em chỉ sử dụng các câu lệnh bằng Tiếng Anh để thể hiện khi lập trình. Do đó việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính mơ hồ, như bị ép buộc, có nhiều học sinh rất sợ môn Tin học 8 vì tính chất khô khan, khó hiểu trong khi học. Vì thế tôi đã đưa ra những tóm lược cơ bản nhất của các câu lệnh lặp và một số ví dụ mẫu vận dụng cấu trúc lặp để giải quyết có hiệu quả là nhằm giúp học sinh tiếp thu bài nhanh, nhớ kiến thức lâu hơn và cảm thấy thích thú trong học tập. Đó cũng là lí do tôi chọn chuyên đề này
II./ NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
* CẤU TRÚC LẶP VỚI LỆNH FOR...DO:
- Tác dụng: Dùng để xây dựng chu trình với số lần lặp xác định.
- Cú pháp:
Dạng tiến:
For := to do ;
Dạng lùi:
For := Downto do ;
Trong đó:
+ for, to, do là các từ khóa.
+ Biến đếm có kiểu nguyên.
+ Giá trị đầu và giá trị cuối là các biểu thức có cùng kiểu với biến đếm và giá trị cuối phải lớn hơn hoặc bằng giá trị đầu.+ Câu lệnh có thể là câu lệnh đơn giản hay câu lệnh ghép.
* Nguyên lý hoạt động cấu trúc For dạng tiến:


















1. Biến đếm nhận giá trị của giá trị đầu. 2. Máy kiểm tra xem giá trị của biến đếm còn nhỏ hơn giá trị của biểu thức giá trị cuối hay không (biến đếm ≤ giá trị cuối). 3. Nếu việc kiểm tra: - Cho giá trị sai câu lệnh sẽ bị bỏ qua. - Cho giá trị đúng: +Máy sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khóa do. + Tăng giá trị của biến đếm lên giá trị đứng liền sau của nó (biến đếm:=succ(b)) - Quay trở lại bước 2
Trong cấu trúc For dạng tiến, câu lệnh được thực hiện lặp đi lặp lại cho đến khi giá trị của biến đếm lớn hơn giá trị cuối. Mỗi lần thực hiện xong câu lệnh, giá trị của biến đếm được tăng lên đến giá trị liền sau của nó.
* Nguyên lý hoạt động cấu trúc For dạng lùi:


















1. Biến đếm nhận giá trị cuối. 2. Máy kiểm tra xem giá trị của biến đếm còn lớn hơn giá trị đầu không? 3. Nếu việc kiểm tra: - Cho giá trị sai: máy bỏ qua câu lệnh. - Cho giá trị đúng: + Máy sẽ thực hiện câu lệnh. + Giảm giá trị của biến đếm b đến giá trị đứng liền trước của nó (biến đếm:=pred(b)) - Quay trở lại bước 2
Trong cấu trúc For dạng lùi, câu lệnh được thực hiện lặp đi lặp lại cho đến khi giá trị của biến đếm nhỏ hơn giá trị của giá trị đầu. Mỗi lần thực hiện xong câu lệnh, giá trị của biến đếm được giảm đi đến giá trị liền trước của nó.
1. Ví dụ 1: Tính tổng S = 1 + 1/2 + 1/3 + .... + 1/n
Nhận xét:
- Trong biểu thức trên, số hạng thứ i của tổng có thể tính được theo công thức S(i) = 1/i (i=1,2,...,n)
- Trường hợp này có thể sử dụng được một trong hai dạng cấu trúc của FOR
Chương trình:
Phương án 1: Sử dụng cấu trúc For dạng tiến.
Var i, n : Integer; S:Real;
Begin
Write(`Hay nhap vao so nguyen n=`);
Readln(n);
S:=0;
For i:=1 to n do
S:= S + 1 / i;
Writeln( ` Tong S =`, S : 6 : 2 );
Readln;
End.
Phương án 2: Sử dụng cấu trúc For dạng lùi.
Var i, n : Integer; S:Real;
Begin
Write(`Hay nhap vao so nguyen n=`);
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Chí Dũng
Dung lượng: 81,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)