Chu nghia mac le nin

Chia sẻ bởi Trần Thị Kim Hoa | Ngày 24/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: chu nghia mac le nin thuộc Tin học 8

Nội dung tài liệu:

CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 5
1.NGUYỄN BÌNH MINH LÝ
2.TRẦN THỊ THÙY LINH
3.TRẦN THỊ TRINH
4.TRẦN THỊ KIM HOA
5.NGUYỄN THỊ HOÀNG OANH
6.ĐOÀN THỊ NGA
7.CHU THỊ CHỨC.
TÌM HIỂU CHUNG
VỀ CÁC TÔN GIÁO TRÊN THẾ GIỚI
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH
KHÁI NIỆM
NGUỒN GỐC
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
MỘT SỐ TÔN GIÁO LỚN TRÊN THẾ GIỚI
LỜI NÓI ĐẦU
Tôn giáo hay đạo, đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó. Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: thiêng liêng và trần tục. Trần tục là những gì bình thường trong cuộc sống con người, còn thiêng liêng là cái siêu nhiên, thần thánh. Đứng trước sự thiêng liêng, con người sử dụng lễ nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo. Trong nghĩa tổng quát nhất, có quan điểm đã định nghĩa tôn giáo là kết quả của tất cả các câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ; những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại. Chính vì thế những tư tưởng tôn giáo thường mang tính triết học
1.KHÁI NIỆM
Khái niệm tôn giáo là một vấn đề được giới nghiên cứu về tôn giáo bàn cãi rất nhiêu:
Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người”.
Khái niệm mang dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin vào cái siêu nhiên”.
Một số nhà tâm lý học lại cho rằng “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo”.
Theo mác: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần”.
Theo Ph.Ăngghen: “Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày”
Như vậy: Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.
2.NGUỒN GỐC
NGUỒN GỐC XÃ HỘI CỦA TÔN GIÁO
NGUỒN GỐC NHẬN THỨC CỦA TÔN GIÁO
NGUỒN GỐC TÂM LÝ CỦA TÔN GIÁO
3.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Hầu hết trong giới khoa học đều cho rằng khi con người hiện đại – người khôn ngoan (Homo Sapiens) – hình thành và tổ chức thành xã hội, tôn giáo mới xuất hiện. Thời kỳ này cách đây khoảng 95.000 – 35.000 năm đó chỉ là các tín hiệu đầu tiên. Đa số các nhà khoa học đều khẳng định tôn giáo ra đời khoảng 45.000 năm trước đây với những hình thức tôn giáo sơ khai như đạo Vật tổ (Tôtem), Ma thuật và Tang lễ… đây là thời kỳ tương ứng với thời kỳ đồ đá cũ.
Thời kì đồ đá->thời kì văn minh nông nghiệp->cuộc cách mạng công nghiệp->thời kì ngày nay.
Sự phát triển của các tôn giáo vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia đã hình thành nên các tôn giáo khu vực và thế giới như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo… Khác với các tôn giáo dân tộc, tôn giáo thế giới mang tính đa quốc gia, ảnh hưởng đến nhiều khu vực rộng lớn trên thế giới.
CÁC TÔN GIÁO LỚN TRÊN THẾ GIỚI
1.THIÊN CHÚA GIÁO
Có khoảng 2,1 tỷ tín đồ phân bố khắp thế giới trừ Tây Phi,Bắc Phi,bán đảo Ả Rập và một phần của trung Á,Nam Á,ĐNA.
2.HỒI GIÁO
Với khoảng 1,5 tỷ tín đồ phân bố ở trung đông,Bắc Phi,Trung Á,Nam Á,Tây Phi,Đông Phi,tiểu lục địa Ấn Độ,Quần Đảo Mã Lai,một phần lãnh thổ Nga,Trung Quốc.
Các tín đồ hồi giáo vây quanh kaaba-điện thờ linh thiêng nhất trong đạo hồi
3.ẤN ĐỘ GIÁO
Có khoảng 900 triệu người phân bố ở tiểu lục địa Ấn Độ,Fiji,Guyana,Mautus.
Varanasi- con sông linh thiêng nhất Ấn Độ
Tượng thần Shiva lớn nhất thế giới
4.PHẬT GIÁO
Có khoảng 365 triệu tín đồ phân bố ở tiểu lục địa Ấn Độ,Trung Quốc,Đông Á Bắc Đông Nam Á.
Ngày lễ Phật Đản
5.KHỔNG GIÁO
Với khoảng 150 triệu tín đồ phân bố ở Trung Quốc,Hàn Quốc,Việt Nam.
6.DO THÁI GIÁO
Khoảng 14 triệu tín đồ phân bố ở Irael,Mỹ,Châu Âu.
Biểu tượng thiêng liêng của Do Thái giáo-ấn tích của vua solomon
7.TÔN GIÁO CÁC BỘ TỘC
Với 300 triệu tín đồ phân bố ở Châu Á và Ấn Độ.
Tập tục khạc nhổ vào nhau trong những ngày lễ
Tập tục sống chung với người chết
8.ĐẠO SIKH
Khoảng 23 triệu tín đồ phân bố ở Ấn Độ,Pakistan,Canada,Mỹ,Anh
Golden temple-ngôi đền linh thiêng nhất
9.Đạo Jain
Có khoảng 4,2 triệu người phân bố ở Ấn Độ,Pakistan,Canada,Mỹ, Anh.
Sarnath- nơi hành hương của các tín đồ.
10.ĐẠO CAO ĐÀI
Khoảng 2 triệu người chỉ có ở Việt Nam.
11.ĐẠO HÒA HẢO
Có khoảng 1,8 triệu tín đồ tập trung ở Việt Nam
An Hòa tự
12.TÔN GIÁO TRUYỀN THỐNG CHÂU PHI
Khoảng 100 triệu tín đồ phân bố hầu hết ở Châu Phi,Châu Mỹ.
13.ĐẠO SHINTO
Với khoảng 4 triệu dân tập trung ở Nhật Bản
Mikoshi-đền thờ di động
14.BAHA’I GIÁO
Có khoảng 7 triệu tín đồ phân bố rải rác nhiều nơi trên thế giới.
Đền hoa sen
Chính sách Tôn giáo của Nhà nước Việt Nam
Đoàn kết tôn giáo, hoà hợp dân tộc.
Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo là những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo.
Hồ Chí Minh cho rằng, đoàn kết lương giáo là đoàn kết lâu dài và toàn diện, là vấn đề chiến lược. Thái độ chân tình, cởi mở, bao dung và luôn thấu hiểu nỗi trăn trở, suy tư của đồng bào của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng tín đồ các tôn giáo.
Chủ trương, chính sách của ĐCS VIET NAM đối với tín ngưỡng, tôn giáo.
Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo trong giai đoạn mới phải nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giao.
Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo
Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật
the end
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Kim Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)