CD4 Hoan thien

Chia sẻ bởi Đàng Năng Nhanh | Ngày 28/04/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: CD4 Hoan thien thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
Đề nghị các thầy cô cho biết thông tin về sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học vào sơ đồ KWL dưới đây
Nghiên cứu bài học có nghĩa là nghiên cứu và cải tiến bài học cho đến khi nó hoàn hảo

Là hoạt động SHCM mà ở đó GV tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như: HS học ntn? HS đang gặp khó khăn gì trong học bài này? ND và PP DH có gây hứng thú cho HS không, KQHT của HS có được cải thiện không? cần điều chỉnh điều gì và điều chỉnh như thế nào?
SHCM theo NCBH không tập trung vào việc ĐG giờ học, xếp loại GV mà nhằm khuyến khích GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS học chưa đạt KQ như mong muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng DH
Sinh hoạt chuyên môn
theo nghiên cứu bài học là gì?
Sinh hoạt chuyên môn
theo nghiên cứu bài học để làm gì?
Nghiên cứu bài học là gì?
Thảo luận về bài dạy: Tiến trình thế nào, tập trung vào vấn đề gì? Người chủ trì làm gì?
Mục đích: để làm gì, tập trung vào việc gì?
Thiết kế bài dạy: ai thiết kế, thiết kế như thế nào?
Việc sinh hoạt TCM ở trường đ/c thường được thực hiện như thế nào? (15 phút)
Dạy minh họa: Dạy như thế nào?
Dự giờ: vị trí ngồi dự, quan sát ai, cái gì? Ghi chép điều gì?
NHỮNG KHÁC BIỆT CỦA SHCM THEO NCBH - 1
NHỮNG KHÁC BIỆT CỦA SHCM THEO NCBH - 2
NHỮNG KHÁC BIỆT CỦA SHCM THEO NCBH - 3
NHỮNG KHÁC BIỆT CỦA SHCM THEO NCBH - 4
NHỮNG KHÁC BIỆT CỦA SHCM. NCBH - 5
3. Các bước thực hiện của một buổi sinh hoạt chuyên môn theo NCBH
BƯỚC 1: THIẾT KẾ BÀI DẠY MINH HỌA
- Nhóm GV trong TCM cùng nhau thiết kế, trao đổi kế hoạch bài dạy.
Bài dạy minh họa nên lựa chọn phù hợp cho việc áp dụng các PP, kỹ thuật DH tích cực hoặc các PP, kỹ thuật DH mới để thử nghiệm các sáng kiến kinh nghiệm
- Nhóm thiết kế tự lựa chọn ND, PP, kỹ thuật DH để đạt được MT/ chuẩn kiến thức KN của bài học
Không phụ thuộc quá nhiều vào ND SGK, vào các bước dạy trong sách GV, mà dựa vào khả năng, kinh nghiệm và vốn kiến thức của HS. Đặc biệt đối với VKK, có thể lựa chọn các VD và ngữ liệu gần gũi với HS để đạt được MT bài học.












12
THẢO LUẬN NHÓM
Thầy/cô hãy xây dựng kế hoạch cho bài dạy minh họa dựa trên nghiên cứu một bài học cụ thể.
Chia lớp thành 6 nhóm:
2 Nhóm thuộc các môn Toán, Lý
1 Nhóm thuộc các môn Sinh, Hóa
2 Nhóm thuộc các môn Văn, Sử
1 Nhóm thuộc các môn khác
YÊU CẦU CỦA KẾ HOẠCH
BÀI DẠY MINH HỌA
Tên bài dạy
Đối tượng
Mục tiêu
Quan điểm, phương pháp, kỹ thuật DH
Thiết bị dạy học
Tiến trình DH (Nêu rõ ý tưởng tổ chức tiết dạy)

(Mỗi nhóm cử đại diện báo cáo - Sản phẩm làm ra
giấy Ao hoặc máy tính)

CHUẨN BỊ GIỜ DẠY MINH HỌA THẾ NÀO?

Yêu cầu của bài dạy minh họa
- Mục tiêu cần đảm bảo có ý nghĩa hơn với HS, có thể khác tài liệu hướng dẫn chung hiện nay.
- ND có thể điều chỉnh cho phù hợp với HS.
- Ý tưởng sáng tạo về tổ chức HĐ học tập nhằm nâng cao chất lượng bài học của HS.
MT, ND và PP dạy bài minh họa do nhóm GV thiết kế và GV dạy minh họa quyết định.
BƯỚC 2: TỔ CHỨC DẠY MINH HỌA
BƯỚC 2: TỔ CHỨC DẠY MINH HỌA
VỊ TRÍ DỰ GIỜ SHCM THEO NCBH
Quan sát hành vi học sinh của người Nhật
Quan sát hành vi học sinh của người Hàn
Quan sát hành vi học sinh của người Mỹ
Quan sát hành vi học sinh của người Canada
Quan sát hành vi học sinh của người Việt xưa
Quan sát hành vi học sinh của Bác Hồ
Dự giờ
Quan sát hành vi học sinh của chúng ta
Bước 3: Suy ngẫm và thảo luận về giờ học
Bước 1: Người chủ trì nêu mục đích thảo luận.
Bước 2: Giáo viên dạy minh họa phát biểu
MT cần đạt của bài học, những ý tưởng thay đổi về ND, PP, đồ dùng DH để phù hợp với HS và cảm nhận sau khi dạy, sự hài lòng, những băn khoăn hay khó khăn khi thực hiện bài dạy.
Bước 3: Giáo viên dự giờ chia sẻ ý kiến về giờ học.
Câu hỏi gợi ý bước thảo luận
Những điều học được qua bài dạy minh họa?
Những khó khăn của HS trong giờ ? (vẻ mặt, thái độ, hoạt động, sản phẩm...)
Nguyên nhân và giải pháp khắc phục những khó khăn?
Bài học có gì mới/ sáng tạo so với SGK, sách GV, điều này được thể hiện qua KQHT của HS như thế nào?
Các ND/HĐ HT có phù hợp với khả năng nhận thức của HS không
Các PP, kỹ thuật DH có làm HS hứng thú và mang lại hiệu quả thực sự không? Tại sao?
HS được quan tâm/ hỗ trợ như thế nào? (học sinh tích cực, học sinh yếu kém, học sinh hay bị “bỏ quên”...).
Bước 4. Áp dụng vào thực tiễn dạy học

28
SHCM THEO NCBH LÀ NHÌN VÀO
CHIỀU SÂU CỦA BÀI HỌC
Phần nhìn thấy thực tế của BH
Phần nhìn thấy nhờ NCBH
SUY NGẪM VÀ THẢO LUẬN
Bực mình quá đi mất!!!
Người ta không muốn … mà …
T?t c? ch? l� tuong d?i.
Liờn h? QTDH: Dụi khi ta tin l� b�i d?y dó t?t nhung th?c t? khụng ph?i nhu v?y => Luụn c?n ph?i suy nghi tỡm cỏch d?y thớch h?p d? d?t k?t qu? nhu mong mu?n.
Một số kỹ thuật chủ trì sinh hoạt chuyên môn
Hoạt động 1. Chuẩn bị bài dạy minh họa
- Trực tiếp hỗ trợ hoặc phân công người hỗ trợ nhóm GV thiết kế bài học và dạy minh họa. GV dạy minh họa cần được luân phiên để được thể hiện khả năng CM.
- Khuyến khích những ý tưởng sáng tạo, những thử nghiệm về điều chỉnh ND/ ngữ liệu, áp dụng các PPDH tích cực, sử dụng tiếng mẹ đẻ hỗ trợ cho việc học tiếng Việt. Không phụ thuộc một cách thụ động vào SGK, sách GV, quy trình, các bước trong sách...
- Tuyệt đối không để GVdạy trước hay luyện tập cho HS trước rồi dạy lại trong buổi SHCM.
Hoạt động 2. Dạy minh họa - Dự giờ
- Nhắc nhở GV đứng ở vị trí quan sát, không nói chuyện, không làm phiền người dạy và người học (không ngồi cùng ghế với HS, không mượn SGK, đồ dùng, không đứng che khuất tầm nhìn của HS...).
- Hướng dẫn GV cách quan sát và ghi chép tập trung vào người học.
- Cử người quay phim ghi hình giờ học (tập trung vào các HĐ trọng tâm của bài học, các tình huống tiêu biểu cần được phân tích trong quá trình thảo luận).
Hoạt động 3. Thảo luận
Sử dụng hình ảnh đã được chụp hoặc ghi hình trong tiết học một cách hiệu quả. Có thể yêu cầu người phụ trách kĩ thuật tua đi, tua lại, hoặc dừng lại ở một số hình ảnh để làm minh chứng cho các ý kiến nhận xét, đảm bảo tính khách quan.
Định hướng các ý kiến tập trung vào VĐ cần quan tâm, điều chỉnh kịp thời khi xuất hiện các ý kiến mang tính chỉ trích, áp đặt, chủ quan.
Khi nhắc nhở nên hết sức nhẹ nhàng, tinh tế, vui vẻ, có thể hài hước (không đối đầu với người có ý kiến trái ngược, không làm cho không khí trở nên căng thẳng, trầm lắng, tạo tâm lý ngại phát biểu).
Hình thành KN lắng nghe và phản hồi mang tính XD, đặt mình vào vị trí người dạy để có sự chia sẻ tích cực, không biến người dạy thành MT phê phán, làm cho người dạy ấm ức, nảy sinh các ý nghĩ tiêu cực, mâu thuẫn cá nhân...
Người chủ trì khơi gợi để các GV được nói ý kiến của mình, do đó không nên nói nhiều, không áp đặt ý kiến chủ quan của mình lên người khác, không lên lớp bắt buộc người nghe phải chấp nhận, không nên chốt lại, nhắc lại ý kiến vừa phát biểu làm mất thời gian, gây nhàm chán.
Người chủ trì cần lắng nghe tích cực, ghi chép và đặt câu hỏi nhẹ nhàng để khơi gợi các ý kiến tập trung vào vấn đề trọng tâm.
Ví dụ: khi GV ngại phát biểu thường nói: ý kiến của tôi trùng với ý kiến của các đ/c vừa phát biểu. (???)
Trong tình huống này người chủ trì nhẹ nhàng yêu cầu: Vậy đ/c có thể nói rõ hơn ý kiến của mình hoặc nhắc lại ý kiến mà bạn đồng tình...
Tạo cơ hội cho tất cả GV đều được phát biểu, khuyến khích GV đưa ra nhiều ý kiến, kể cả ý kiến trái chiều. Tránh tình trạng chỉ có ý kiến chung chung, hoặc chỉ khen, hoặc một số người nói quá nhiều lấn át ý kiến của người khác.
KẾT LUẬN
Lộ trình đổi mới SHCM truyền thống sang NCBH là lâu dài, nhiều khó khăn, nhiều rào cản.
SHCM theo NCBH là trụ cột của phát triển nhà trường
Kết quả của SHCM theo NCBH là nâng cao chất lượng học của HS, chất lượng dạy của GV. Xây dựng văn hóa nhà trường thân thiện, tích cực.
Các biểu hiện hành vi của học sinh trong giờ học
Tại sao HS có những hành vi khác nhau trong lớp học?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đàng Năng Nhanh
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)