Cập nhật chính sách về xây dựng NTM

Chia sẻ bởi Nguyên Văn Bình | Ngày 12/10/2018 | 90

Chia sẻ tài liệu: Cập nhật chính sách về xây dựng NTM thuộc Kĩ thuật 5

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ ĐẠI BIỂU VỀ THAM DỰ LỚP TẬP HUẤN ĐÀO TẠO CÁN BỘ CẤP XÃ, THÔN THỰC HIỆN CT.MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NĂM 2013

Phú Hòa, tháng 10/2013
CẬP NHẬT MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI





Nội dung trình bày
Cập nhật một số chính sách về xây dựng NTM:
Kinh nghiệm một số địa phương trong XD NTM
Những nhiệm vụ trọng tâm năm 2013
Cập nhật một số chính sách về xây dựng NTM
Chợ nông thôn (Tiêu chí số 7);
Thu nhập (tiêu chí 10);
Cơ cấu lao động (Tiêu chí 12);
Giáo dục (Tiêu chí số 14);
Y tế (Tiêu chí số 15)
QUYẾT ĐỊNH 342/QĐ-TTg, NGÀY 20/02/2013
SỬA ĐỔI 05 TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI
SỬA ĐỔI TIÊU CHÍ 7 CHỢ NÔNG THÔN

SỬA ĐỔI TIÊU CHÍ 10 THU NHẬP
QĐ 491/QĐ-TTg: TNBQ đầu người/năm so với mức bình quân chung của tỉnh: 1,4 lần.

II. QĐ 342/QĐ-TTg: TNBQ/người khu vực NT (tr.đ/người).
1. Cả nước Vùng DHNTB
- Năm 2012: 18 16
- Năm 2015: 26 23
- Năm 2020: 44 40
2. Chỉ tiêu từng năm giữa các giai đoạn do Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ KH&ĐT hướng dẫn chi tiết.
SỬA ĐỔI TIÊU CHÍ 10 THU NHẬP
SỬA ĐỔI TIÊU CHÍ 12 CƠ CẤU LAO ĐỘNG

SỬA ĐỔI TIÊU CHÍ 14 GIÁO DỤC
VÀ TIÊU CHÍ 15 Y TẾ
Quyết định 498/QĐ-TTg về bổ sung cơ chế đầu tư đặc thù trong NTM
“Đối với công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản: áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù”
Cơ chế đầu tư đặc thù:
Không phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật (không bắt buộc phải thuê tư vấn, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian);
Sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cấp có thẩm quyền ban hành;
Chỉ lập dự toán đơn giản;
Chỉ định người dân và cộng đồng trong xã tự làm
Quyết định 498/QĐ-TTg về bổ sung cơ chế đầu tư đặc thù trong NTM
UBND cấp huyện ban hành danh mục các công trình được áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù:
Giao thông: đường liên thôn, liên xóm, ngõ xóm, GT nội đồng;
Nhà văn hoá thôn, buôn;
Công trình thuỷ lợi nhỏ (nội đồng);
UBND cấp tỉnh hướng dẫn chi tiết, ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình; tạo điều kiện cho các xã triển khai và tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện. (Đề án bê tông GTNT)
Thông tư 41/2013/TT-BNNPTNT, ngày 04/10/2013 về hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

Có hiệu lực từ ngày 20/11/2013

(Thay thế Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21/8/2009 về hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới)
Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
Xã đạt tiêu chí khi đáp ứng đủ 03 yêu cầu
1.1 Có quy hoạch nông thôn mới được lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT.

1.2. Các bản vẽ quy hoạch được niêm yết công khai;
hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo quy hoạch được duyệt.

1.3 Có Quy chế quản lý quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quy hoạch
Tiêu chí 2: Giao thông
Xã đạt tiêu chí khi đáp ứng đủ 04 yêu cầu
2.1. Đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt tỷ lệ 100%;

2.2. Đường trục thôn được cứng hoá đạt tỷ lệ 70%.

2.3. Đường ngõ, xóm được cứng hóa, không lầy lội vào mùa mưa đạt tỷ lệ 100%.

2.4. Đường trục chính nội đồng được cứng hóa, đạt tỷ lệ 70%.
Giao thông nông thôn
Tiêu chí 3: Thủy lợi
Xã đạt tiêu chí khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu
3.1. Đạt tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương từ 70% trở lên.
3.2. Có hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh.
Tiêu chí 4: Điện
Xã đạt tiêu chí khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu
4.1. Có hệ thống đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện
4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt từ 98%.
Tiêu chí 5: Trường học
Xã đạt tiêu chí trường học khi có tỷ lệ trường học các cấp có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia đạt từ 80%.
Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa
Xã đạt tiêu chí khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu
6.1. Có nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010
6.2. 100% thôn hoặc liên thôn có nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011
- Trường hợp sử dụng trụ sở thôn, đình làng hoặc nhà rông có trang thiết bị và nội dung hoạt động theo tiêu chuẩn nhà văn hóa thì cũng được công nhận đã có nhà văn hóa thôn.
Cơ sở vật chất văn hóa
Tiêu chí 7: Chợ nông thôn
Xã đạt tiêu chí khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu
7.1 Về công trình kỹ thuật: Có đủ các công trình của chợ nông thôn do xã quản lý (chợ hạng 3) được quy định trong TCVN 9211: 2012 Chợ -Tiêu chuẩn thiết kế ban hành tại Quyết định 3621/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia.

7.2 Điều hành quản lý chợ:
- Có tổ chức quản lý;
- Có Nội quy chợ do UBND xã quy định và niêm yết công khai để điều hành hoạt động, xử lý vi phạm;
- Có sử dụng cân đối chứng, thiết bị đo lường để người tiêu dùng tự kiểm tra về số lượng, khối lượng hàng hóa;
- Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Chợ
Tiêu chí 8: Bưu điện
Xã đạt tiêu chí khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu
8.1. Có ít nhất 01 (một) điểm cung cấp được 02 dịch vụ bưu chính và viễn thông đạt tiêu chuẩn ngành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tại Quyết định số 463/QĐ-BTTTT ngày 22/3/2012 về việc ban hành hướng dẫn thực hiện tiêu chí ngành thông tin và truyền thông về xây dựng nông thôn mới.

8.2 Có phủ sóng hoặc mạng để truy cập internet.
Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư
Xã đạt tiêu chí khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu
9.1. Trên địa bàn không còn hộ gia đình ở trong nhà tạm, nhà dột nát.

9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng đạt từ 80%.
Tiêu chí 10: Thu nhập
Xã được công nhận đạt tiêu chí thu nhập khi có mức thu nhập bình quân đầu người/năm đạt:
- Năm 2012: 16 triệu đồng;
- Đến năm 2015: 23 triệu đồng.
- Đến năm 2020: 40 triệu đồng.

Mức thu nhập bình quân đầu người/năm của xã sẽ do xã tự điều tra, thu thập thông tin và tính toán theo hướng dẫn thống nhất của Tổng cục Thống kê. Chi cục Thống kê huyện có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ các xã điều tra, đồng thời thẩm định trình UBND huyện công nhận .
Tiêu chí 11: Hộ nghèo

Xã được công nhận đạt tiêu chí hộ nghèo khi có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%.

Hộ nghèo nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người theo chuẩn hộ nghèo được Thủ tướng Chính phủ quy định áp dụng cho từng giai đoạn
Tiêu chí 12: Tỷ lệ LĐ có việc làm thường xuyên

Xã được công nhận đạt tiêu chí này khi có tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt từ 90% trở lên

Lao động có việc làm thường xuyên của xã là những người trong độ tuổi có khả năng lao động, có đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã, có thời gian làm việc bình quân 20 ngày công/tháng trở lên trong năm cả ở trong và ngoài địa bàn xã.
Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên là tỷ lệ phần trăm giữa số người lao động có việc làm thường xuyên trong tổng số dân trong độ tuổi lao động của xã.
Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất
Xã được công nhận đạt tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất khi có ít nhất 01 hợp tác xã hoặc tổ hợp tác có đăng ký, hoạt động đạt hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo Luật, có hợp đồng liên kết với doanh nghiệp
Tiêu chí 14: Giáo dục
Xã đạt tiêu chí khi khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu
14.1 Đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở;
14.2 Đạt tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học từ 85% trở lên.
14.3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 35% trở lên.
Tiêu chí 15: Y tế
Xã đạt tiêu chí y tế khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu
15.1 Trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia;
15.2 Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đạt từ 70% trở lên.
Tiêu chí 16: Văn hóa
Xã được công nhận đạt tiêu chí văn hóa khi có từ 70% thôn trở lên được công nhận và giữ vững danh hiệu “Thôn văn hóa” liên tục từ 05 năm trở lên
Tiêu chí 17: Môi trường
Xã đạt tiêu chí khi đạt được 05 yêu cầu
17.1 Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy định đạt từ 85% trở lên;
17.2 90% cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môi trường. (10% còn lại tuy có vi phạm nhưng đang khắc phục);
17.3 Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường;
17.4 Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch;
17.5 Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo qui định
Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức CTXH vững mạnh
Xã đạt tiêu chí khi đáp ứng đủ 04 yêu cầu
18.1. 100% cán bộ, công chức xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ tại Thông tư số

06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012.
18.2 Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở;
18.3 Đảng bộ xã đạt tiêu chuẩn "Trong sạch, vững mạnh" theo quy định của Ban Tổ chức Trung ương tại Hướng dẫn số 07-HD/BTCTW ngày 11/10/2011;
18.4 Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của xã được công nhận đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.
Tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội
Xã đạt tiêu chí khi đạt 04 yêu cầu
19.1. Không có tổ chức, cá nhân hoạt động chống Đảng, chính quyền, phá hoại kinh tế; truyền đạo trái pháp luật, khiếu kiện đông người kéo dài;
19.2. Không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội và không phát sinh thêm người mắc các tệ nạn xã hội trên địa bàn;
19.3. Trên 70% số thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự;
19.4. Hàng năm Công an xã đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến trở lên.
Nghị quyết số 76/2013/NQ-HĐND, ngày 29/3/2013 của HĐND tỉnh Phú yên về quy định mức hỗ trợ vốn trực tiếp từ NSNN để thực hiện các nội dung CT. MTQG XDNTM giai đoạn 2013-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Kinh nghiệm của một số địa phương trong xây dựng NTM: Thái Bình
Thái Bình là tỉnh điển hình cách làm về qui hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với dồn điền đổi thửa và ứng dụng cơ giới hoá nông nghiệp.
Chủ động, linh hoạt ban hành nhiều cơ chế chính sách đi trước các văn bản của Trung ương: ví dụ như hướng dẫn công tác qui hoạch, hướng dẫn xây dựng nông thôn mới; quyết định về ban hành cơ chế, chính sách triển khai các công trình cơ sở hạ tầng (có qui định cụ thể mức hỗ trợ, định mức cho từng công trình như trạm y tế, phòng học, đường giao thông nông thôn các cấp, v.v);
Chủ động lựa chọn một số “nút thắt” cơ bản trong xây dựng nông thôn mới để tác động nên đã tạo ra hiệu quả to lớn và được người dân nông thôn hưởng ứng nhiệt tình: qui hoạch nông thôn mới gắn với dồn diền đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng;
Rất chú trọng công tác tuyên truyền, Ban CĐ các cấp đều thành lập Tiểu ban Tuyên truyền (ở tỉnh do 01 đ/c Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng tiểu ban tuyên truyền Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn nên nhiều nơi người dân và cộng đồng đã thực sự vào cuộc;
Kinh nghiệm của Thái Bình về PTSX
Chính sách hỗ trợ cơ giới hoá: đẩy mạnh cơ giới hoá nông nghiệp để giảm bớt nhu cầu LĐNN (vì vấn đề thiếu lao động do di cư đi làm thuê). Chính sách hỗ trợ cơ giới hoá của tỉnh: hỗ trợ 50% giá trị đối với máy nông nghiệp (máy bừa, máy gặt đập, máy làm đất…) sản xuất trong nước; đối với máy nông nghiệp NK thì hỗ trợ tương đương 50% của giá trị máy trong nước cùng loại; đối với máy đã qua sử dụng còn chất lượng tốt của Nhật Bản và Hàn Quốc thì hỗ trợ tương đương 30% giá trị của máy trong nước.
Dồn điền đổi thửa gắn với qui hoạch lại đồng ruộng và qui hoạch NTM: đến nay đã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa với mức bình quân 1,79 thửa/hộ.
Xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn”: NSNN hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng, thí điểm mô hình doanh nghiệp thuê đất dài hạn của người dân (người dân vẫn giữ quyền sử dụng đất và được tuyển vào làm thuê ngay trên mảnh đất của mình, được trả tiền thuê đất hàng năm và tiền nhân công lao động) hoặc mô hình dân góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất trong liên kết với DN.
Tỉnh ban hành cơ chế hỗ trợ xi măng (200 tấn/km), ống cống và phí quản lý (02 triệu đ/km) cho làm đường GTNT (trục xã, liên thôn, liên xóm, ngõ xóm);
Giao cho người dân và cộng đồng tự triển khai theo thiết kế mẫu;
Trong 02 năm 2011-2012, cả tỉnh làm mới 1.074 km;
Xã Mỹ Bằng (H. Yên Sơn): trong 02 năm làm được trên 100 km, người dân đóng góp hơn 60% (nhà nước chỉ hỗ trợ khoảng 300 triệu đ/km). Nếu làm theo định mức của nhà nước thì lên tới 120-130 tỷ đồng.
Kinh nghiệm của một số địa phương trong xây dựng NTM: Tuyên Quang
Kinh nghiệm của một số địa phương trong xây dựng NTM: Hà Tĩnh
Về huy động nguồn lực, đẩy mạnh công tác huy động từ nhiều phía, kêu gọi sự tài trợ của tổ chức, cá nhân, con em quê hương đang sinh sống trên mọi miền đất nước góp sức xây dựng NTM; Giao trách nhiệm cho các sở, ban ngành, tổ chức đoàn thể và các DN lớn đóng trên địa bàn tỉnh, mỗi tổ chức đơn vị nhận đỡ đầu ít nhất cho 1 xã. Sau 02 năm, đã có 115 tổ chức, đơn vị (trong đó 100% các sở, ban, ngành cấp tỉnh) nhận đỡ đầu, tài trợ xây dựng NTM cho 126 xã. Các ĐP đã vận động, kêu gọi sự hỗ trợ của con em xa quê và các tổ chức cá nhân khác, đạt được kết quả khá cao;
Tỉnh chủ động ban hành Quyết định chi tiết lồng ghép nguồn lực từ các Chương trình, dự án trên địa bàn nông thôn cho xây dựng nông thôn mới, trong đó bố trí vốn ưu tiên cho các xã điểm về đích năm 2015;
Về công tác chỉ đạo, quản lý: Thành lập VPĐP ở tất cả các huyện do đồng chí phó chủ tịch UBND huyện kiêm chánh văn phòng. Định kỳ hàng tuần, trực tiếp đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban CĐ tỉnh giành 1 ngày cuối tuần cùng các Ban, ngành lần lượt đi kiểm tra từng xã trong diện phấn đấu hoàn thành 2015 kịp thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho xã tại thực địa.
Ưu tiên hàng đầu cho công tác phát triển sản xuất sau khi đã hoàn thành qui hoạch và đề án cho các xã với những cơ chế, chính sách cụ thể linh hoạt:
Xác định rõ danh mục 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh làm căn cứ để qui hoạch sản xuất nông nghiệp cho các xã, căn cứ để tập trung nguồn lực của tỉnh để hỗ trợ các sản phẩm chủ lực, không hỗ trợ tràn lan. Căn cứ vào danh mục 13 sản phẩm chủ lực, tỉnh ban hành qui hoạch, đề án PTSX, phát triển sản xuất giống, chính sách hỗ trợ cho các sản phẩm chủ lực;
Hỗ trợ hạ tầng cho khu sản xuất tập trung: đường, điện, hệ thống cấp nước, nhà xưởng;
QĐ của UBND tỉnh về hỗ trợ lãi suất vay vốn để phát triển sản xuất với mức lãi suất tương đương lãi suất của Ngân hàng Chính sách Xã hội. Ưu tiên cho vay các hộ sản xuất qui mô lớn theo hướng tái cấu trúc lại nền nông nghiệp sản xuất tự túc sang nông nghiệp hàng hoá, phát triển các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị (như lúa hàng hoá mà không cần phải tích tụ ruộng đất mà theo hướng liên kết với Công ty Vật tư Nông nghiệp, mô hình trang trại chăn nuôi gia công cho tập đoàn CP của Thái Lan, mô hình sản xuất hàng hoá cho các sản phẩm chủ lực liên kết với Tập đoàn Coopmart BMC.
Kinh nghiệm của Hà Tĩnh về PTSX
Ban hành QĐ của UBND tỉnh về cơ chế hỗ trợ xi măng làm đường GTNT và kênh mương nội đồng:
qui định rõ ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đối với từng hạng mục: đường trục thôn, xóm; đường ngõ xóm; giao thông nội đồng; thuỷ lợi nội đồng; đường vào các khu sản xuất tập trung
Qui định mức hỗ trợ khác nhau theo từng nhóm xã;
Các Sở ban hành thiết kết mẫu cho từng loại công trình:
Sở Xây dựng: Nhà văn hoá xã, nhà văn hoá thôn,bản; trạm y tế xã;
Sở GTVT: đường GTNT (thôn, xóm, nội đồng);
Sở Nn và PTNT: thuỷ lợi nội đồng
Kinh nghiệm của Hà Tĩnh về
xây dựng hạ tầng
Thực hiện chủ trương lồng ghép các nguồn vốn ưu tiên cho xây dựng NTM, Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu các Sở, ngành của tỉnh hàng năm phải dành 50% kinh phí từ nguồn NSTW hỗ trợ và NS tỉnh cấp bổ sung thực hiện hỗ trợ đầu tư các tiêu chí NTM do ngành phụ trách; trong đó, ưu tiên đầu tư cho các xã điểm của tỉnh.
Để đơn giản hoá thủ tục thanh quyết toán, liên Sở: Nông nghiệp – PTNT, KHĐT, Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh đã ban hành Văn bản liên ngành hướng dẫn quản lý, sử dụng, thanh quyết toán nguồn vốn ĐTPT, vốn sự nghiệp của Chương trình NTM. Nhờ đó, việc quản lý sử dụng vốn đúng mục tiêu, tiết kiệm và thanh quyết toán thuận lợi, dễ dàng.
Kinh nghiệm của một số địa phương trong xây dựng NTM: An Giang
Một số kinh nghiệm chung về NTM
1) cần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động, bồi dưỡng tập huấn trên cơ sở có chương trình, nội dung, cách làm sát thực, bài bản nhằm nâng cao nhân thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên và người dân về xây dựng NTM từ đó giúp họ dám nghĩ, dám thay đổi, dám làm (hiến đất, góp công, góp sức).
(2) Xây dựng NTM là 1 công việc rất khó với khối lượng công việc rất lớn nên cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, cần Ban chỉ đạo các cấp và nhất là người đứng đầu có quyết tâm chính trị cao, sâu sát, thường xuyên tìm tòi, phát hiện những cách làm mới sáng tạo, hiệu quả cùng việc đúc rút sơ kết, tổng kết nhân ra diện rộng gắn việc phân cấp, phân quyền để tăng trách nhiệm, tính chủ động sáng tạo của cán bộ cơ sở và cộng đồng dân cư. Đồng thời hết sức coi trọng việc biểu dương, khen thưởng.
Một số kinh nghiệm chung về NTM (2)
(3) Cần vân động tổng lực các nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Trong đó sự hỗ trợ của nhà nước là quan trọng giữa vai trò vốn “mồi” và định hướng (chất xúc tác); nguồn lực huy động tại chỗ của cộng đồng dân cư là cốt yếu, nguồn huy động từ xã hội và doanh nghiệp là rất cần thiết, theo phương châm “dân làm nhà nước hỗ trợ”. (Muốn vậy cần có cơ chế huy động nội lực và khi dân đã bỏ tiền ra làm thì nhà nước không cần giám sát, không lo thất thoát).
(4) Nhận thức đúng là tiền đề; cán bộ tâm huyết là quyết định; 19 tiêu chí là định hướng; phát triển sản xuất là gốc; Xây dựng hạ tầng là khâu đột phá; nâng cao đời sống cho người dân là mục tiêu; lợi ích mang lại cho người dân là động lực; lòng dân đồng thuận là bí quyết thành công.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền gắn với vận động và thi đua xây dựng NTM;
Triển khai công tác đào tạo, tập huấn cán bộ xây dựng NTM;
Triển khai một số nội dung trọng tâm ưu tiên trong đề án xây dựng NTM: hỗ trợ phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu.
3. Những nhiệm vụ trọng tâm năm 2013
Cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyên Văn Bình
Dung lượng: 2,75MB| Lượt tài: 4
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)