Cảm nhận về hình ảnh người lính trong bài thơ "Đồng chí"
Chia sẻ bởi Phăn Văn Tuân |
Ngày 16/10/2018 |
75
Chia sẻ tài liệu: Cảm nhận về hình ảnh người lính trong bài thơ "Đồng chí" thuộc Địa lí 9
Nội dung tài liệu:
Đề bài:
Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. BÀI LÀM Bài thơ thiên về khai thác đời sống nội tâm, tình cảm người lính, vẻ đẹp của “Đồng chí” là vẻ đẹp của đời sống tâm hồn người lính mà nơi phát ra vầng ánh sáng lung linh nhất là mối tình đồng đội, đồng chí hoà quyện vào tình giai cấp. Người lính nông dân đã đi vào thơ ca bằng những hình ảnh chân thật và đẹp trong “Nhớ” của Hồng Nguyên, “Cá nước” của Tố Hữu... nhưng tiêu biểu hơn cả là bài “Đồng chí” của Chính Hữu. Bài thơ được sáng tác vào năm 1948 là năm cuộc kháng chiến hết sức gay go, quyết liệt. Trong bài thơ này, tác giả đã tập trung thể hiện mối tình keo sơn gắn bó, ngợi ca tình đồng chí giữa những người lính trong những năm kháng chiến chống Pháp.
Cảm nhận đầu tiên của chúng ta khi đọc bài thơ là hình ảnh người lính hiện lên rất thực, thực như trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan của họ. Ngỡ như từ cuộc đời thực họ bước thắng vào trang thơ, trong cái môi trường quen thuộc bình dị thường thấy ở làng quê ta còn đói nghèo lam lũ:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua,
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.
Quê hương xa cách nhau, mỗi người mỗi nơi. Người quê ở miền biển “nước mặn đồng chua”, người ở vùng đồi núi “đất cày lên sỏi đá”. Song dù xa cách nhau, dù khác nhau, nhưng đều là quê hương của lam lũ, vất vả, đói nghèo. Chữ nghĩa bình thường mà như đang cựa quậy khi cuộc sống thực đã ùa vào câu thơ đem đến những cảm nhận sâu sắc về quê hương người lính.
Tuy ở những phương trời khác nhau, “chẳng hẹn quen nhau”, nhưng cùng sống và chiến đấu với nhau trong một đội ngũ, những người lính đã tự nguyện gắn bó với nhau:
“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
Cái rét ở rừng Việt Bắc đã nhiều lần vào trong thơ bộ đội chống Pháp vì đó là một thực tế ai cũng nếm trải trong những năm chinh chiến ấy. Có điều lạ là câu thơ nói đến cái rét gợi cho người đọc một cảm giác ấm cúng của tình đồng đội, nghĩa đồng bào. Câu thơ của Chính Hữu đã diễn tả tình đồng chí thật cụ thể và cô đọng, sự gắn bó giữa những người đồng chí cùng chung nhau chiến đấu “súng bên súng”, cùng chung một lí tưởng “đầu sát bên đầu”. Sự gắn bó mỗi lúc lại càng thêm sâu sắc: Là súng bên súng đến đầu bên đầu, rồi thân thiết hơn nữa là đắp chung chăn, thành tri kỉ.
Đoạn thơ đầu của bài thơ kết thúc bằng hai chữ “Đồng chí” làm sáng tỏ thêm nội dung, ý nghĩa của cả đoạn thơ. Nó giải thích vì sao người lính từ bốn phương trời xa lạ, không hẹn gặp nhau mà bỗng trở thành thân thiết hơn máu thịt. Đó là sự gắn bó giữa những người anh cùng chung một lí tưởng chiến đấu, là sự gắn bó kì diệu, thiêng liêng và mới mẻ của tình đồng chí.
Những người lính, những đồng chí ấy ra đi chiến đấu với tinh thần tự nguyện:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Họ vốn gắn bó sâu nặng với ruộng nương, với căn nhà thân thiết, nhưng cũng sẵn sàng rời bỏ tất cả để ra đi. Nhà thơ đã dùng những hình anh quen thuộc và tiêu biểu của mọi làng quê Việt Nam như biểu tượng của quê hương những người lính nông dân. Giếng nước, gốc đa không chỉ là cảnh vật mà còn là làng quê, là dân làng. Cảnh vật ở đây được nhân cách hoá, như có tâm hồn hướng theo người lính.
Tác giả tả rất thực về cuộc sống của người lính. Nhà thơ không che giấu mà như còn muốn nhấn mạnh để rồi khắc hoạ rõ nét hơn cuộc sống gian lao thiếu thốn của họ. Và phải là người trong cuộc thì mới vẽ lên bức tranh hiện thực sống động về người lính với một sự đồng cảm sâu sắc như vậy:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Ảo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Thơ ca kháng chiến khi nói tới gian khổ của người lính thường nói rất nhiều tới cái lạnh, cái rét. Đoạn thơ thứ hai này kết thúc bằng câu “Thương nhau tay nắm bàn tay”. Một sự cảm thông, chia sẻ vừa chân thành, vừa tha thiết làm sao. Người ta bảo bàn tay biết nói là thế. Hình ảnh kết thúc đoạn thứ hai
Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. BÀI LÀM Bài thơ thiên về khai thác đời sống nội tâm, tình cảm người lính, vẻ đẹp của “Đồng chí” là vẻ đẹp của đời sống tâm hồn người lính mà nơi phát ra vầng ánh sáng lung linh nhất là mối tình đồng đội, đồng chí hoà quyện vào tình giai cấp. Người lính nông dân đã đi vào thơ ca bằng những hình ảnh chân thật và đẹp trong “Nhớ” của Hồng Nguyên, “Cá nước” của Tố Hữu... nhưng tiêu biểu hơn cả là bài “Đồng chí” của Chính Hữu. Bài thơ được sáng tác vào năm 1948 là năm cuộc kháng chiến hết sức gay go, quyết liệt. Trong bài thơ này, tác giả đã tập trung thể hiện mối tình keo sơn gắn bó, ngợi ca tình đồng chí giữa những người lính trong những năm kháng chiến chống Pháp.
Cảm nhận đầu tiên của chúng ta khi đọc bài thơ là hình ảnh người lính hiện lên rất thực, thực như trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan của họ. Ngỡ như từ cuộc đời thực họ bước thắng vào trang thơ, trong cái môi trường quen thuộc bình dị thường thấy ở làng quê ta còn đói nghèo lam lũ:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua,
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.
Quê hương xa cách nhau, mỗi người mỗi nơi. Người quê ở miền biển “nước mặn đồng chua”, người ở vùng đồi núi “đất cày lên sỏi đá”. Song dù xa cách nhau, dù khác nhau, nhưng đều là quê hương của lam lũ, vất vả, đói nghèo. Chữ nghĩa bình thường mà như đang cựa quậy khi cuộc sống thực đã ùa vào câu thơ đem đến những cảm nhận sâu sắc về quê hương người lính.
Tuy ở những phương trời khác nhau, “chẳng hẹn quen nhau”, nhưng cùng sống và chiến đấu với nhau trong một đội ngũ, những người lính đã tự nguyện gắn bó với nhau:
“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
Cái rét ở rừng Việt Bắc đã nhiều lần vào trong thơ bộ đội chống Pháp vì đó là một thực tế ai cũng nếm trải trong những năm chinh chiến ấy. Có điều lạ là câu thơ nói đến cái rét gợi cho người đọc một cảm giác ấm cúng của tình đồng đội, nghĩa đồng bào. Câu thơ của Chính Hữu đã diễn tả tình đồng chí thật cụ thể và cô đọng, sự gắn bó giữa những người đồng chí cùng chung nhau chiến đấu “súng bên súng”, cùng chung một lí tưởng “đầu sát bên đầu”. Sự gắn bó mỗi lúc lại càng thêm sâu sắc: Là súng bên súng đến đầu bên đầu, rồi thân thiết hơn nữa là đắp chung chăn, thành tri kỉ.
Đoạn thơ đầu của bài thơ kết thúc bằng hai chữ “Đồng chí” làm sáng tỏ thêm nội dung, ý nghĩa của cả đoạn thơ. Nó giải thích vì sao người lính từ bốn phương trời xa lạ, không hẹn gặp nhau mà bỗng trở thành thân thiết hơn máu thịt. Đó là sự gắn bó giữa những người anh cùng chung một lí tưởng chiến đấu, là sự gắn bó kì diệu, thiêng liêng và mới mẻ của tình đồng chí.
Những người lính, những đồng chí ấy ra đi chiến đấu với tinh thần tự nguyện:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Họ vốn gắn bó sâu nặng với ruộng nương, với căn nhà thân thiết, nhưng cũng sẵn sàng rời bỏ tất cả để ra đi. Nhà thơ đã dùng những hình anh quen thuộc và tiêu biểu của mọi làng quê Việt Nam như biểu tượng của quê hương những người lính nông dân. Giếng nước, gốc đa không chỉ là cảnh vật mà còn là làng quê, là dân làng. Cảnh vật ở đây được nhân cách hoá, như có tâm hồn hướng theo người lính.
Tác giả tả rất thực về cuộc sống của người lính. Nhà thơ không che giấu mà như còn muốn nhấn mạnh để rồi khắc hoạ rõ nét hơn cuộc sống gian lao thiếu thốn của họ. Và phải là người trong cuộc thì mới vẽ lên bức tranh hiện thực sống động về người lính với một sự đồng cảm sâu sắc như vậy:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Ảo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Thơ ca kháng chiến khi nói tới gian khổ của người lính thường nói rất nhiều tới cái lạnh, cái rét. Đoạn thơ thứ hai này kết thúc bằng câu “Thương nhau tay nắm bàn tay”. Một sự cảm thông, chia sẻ vừa chân thành, vừa tha thiết làm sao. Người ta bảo bàn tay biết nói là thế. Hình ảnh kết thúc đoạn thứ hai
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phăn Văn Tuân
Dung lượng: 59,50KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)