Cach ve cac loai bieudo thcs

Chia sẻ bởi Phan Thanh Tân | Ngày 16/10/2018 | 103

Chia sẻ tài liệu: cach ve cac loai bieudo thcs thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

PHƯƠNG PHÁP
VẼ VÀ NHẬN XÉT CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ LỚP 9
=======================
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Môn địa lý là một bộ phận khoa học tự nhiên nghiên cứu về trái đất thiên nhiên và con người các châu lục núi chung và thiên nhiên con người Việt Nam nói riêng.
Đối với môn địa lý 9 mục tiêu của bộ môn là nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản về dân cư, các ngành kinh tế. Sự phân hóa lãnh thổ về tự nhiên, kinh tế xã hội của nước ta và địa lý tỉnh, thành phố nơi em đang sinh sống và học tập. Để đạt được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải nắm vững phương pháp, nội dung chương trình để dạy bài kiến thức mới, bài thực hành, bài ôn tập hệ thống hóa kiến thức từ đó giúp học sinh nắm kiến thức một cách hiệu quả tốt nhất.
Đối với sách giáo khoa cũng như chương trình địa lý 9 THCS mới đòi hỏi kỹ năng vẽ biểu đồ rất cao, đưa ra nhiều dạng biểu đồ mới và khó so với sách giáo khoa lớp 9 THCS cũ. Nhiều dạng biểu đồ học sinh còn trừu tượng như biểu đồ miền, đường..... Vì vậy mỗi giáo viên phải tìm ra phương pháp vẽ các dạng biểu đồ một cách thích hợp dễ nhớ, dễ hiểu đảm bảo tính chính xác, tính mĩ quan. Hình thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản cần thiết áp dụng cho việc học tập cũng như cuộc sống sau này. Trong khi dạy bài kiến thức mới có nhiều loại biểu đồ mà học sinh phải dựa vào đó nhận xét, phân tích để tìm ra kiến thức mới sau đó đi đến một kết luận địa lý và ngược lại
Trong các tiết thực hành, ôn tập, kiểm tra học sinh phải căn cứ vào bảng số liệu để lựa chọn biểu đồ thích hợp, tính cơ cấu......chuyển từ bảng số liệu thành biểu đồ từ đó học sinh nhận xét, kết luận các yếu tố địa lý được dễ dàng hơn thông qua các biểu đồ.
Thông qua đề tài này giúp tôi hoàn thành bài giảng kiến thức mới, bài thực hành, ôn tập kiểm tra được tốt hơn.
Đối với học sinh lớp 9, kỹ năng vẽ biểu đồ chính xác, đảm bảo tính mỹ quan chỉ được thực hiện ở học sinh khá giỏi, còn học sinh trung bình và yếu kỹ năng còn hạn chế.Vì vậy với một số phương pháp vẽ biểu đồ này giúp học sinh yếu và trung bình có kỹ năng vẽ biểu đồ tốt hơn.
Ý nghĩa của đề tài:
Giúp chúng ta tìm ra phương pháp vẽ và nhận xét biểu đồ có hiệu quả nhất.
Giáo viên hoàn thành tốt bài giảng theo phương pháp đổi mới hiện nay.
Học sinh có kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ thành thạo để nắm bắt kiến thức nhanh, có hứng thú say mê môn học.
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Chương 1. Phương pháp vẽ các dạng biểu đồ
* ) Có 6 dạng cơ bản:
- Biểu đồ cột
- Biểu đồ tròn
- Biểu đồ miền
- Biểu đồ thanh ngang
- Biểu đồ cột chồng
- Biểu đồ đường
Đối với mỗi dạng biểu đồ đều có phương pháp vẽ khác nhau. Tuy nhiên yêu cầu chung cho các dạng biểu đồ là :
Biểu đồ gồm đơn vị, năm, tên biểu đồ, bảng chú giải......
Biểu đồ phải có tính mỹ quan và đảm bảo chính xác.
Trong khi làm bài tập, bài kiểm tra nếu đề bài yêu cầu vẽ cụ thể là biểu đồ tròn, cột ... thì chúng ta theo thứ tự các bước dể thực hiện, còn nếu đề bài chưa yêu cầu vẽ cụ thể thì học sinh phải căn cứ vào bảng số liệu để lựa chọn biểu đồ sao cho phù hợp với nội dung, yêu cầu của đề bài.
*) Cách lựa chọn biểu đồ:
- Nếu bảng số liệu cho 1 hoặc 2 năm (đơn vị là %) thì ta vẽ biểu đồ hình tròn hoặc cột chồng.
- Nếu bảng số liệu cho nhiều năm (đơn vị là %) thì ta vẽ biểu đồ miền hoặc đường.
- Nếu bảng số liệu cho nhiều năm, năm gốc là 100% thì ta vẽ biểu đồ đường.
I ) Biểu đồ cột : Là dạng biểu đồ mà học sinh được làm quen từ lớp 8 nên viêc tiếp thu của học sinh tương đối thuận lợi
1. Yêu cầu chung:
- Biểu đồ gồm hệ trục tọa độ ox, oy vuông góc với nhau
+ Ox biểu thị đơn vị
+ Oy biểu thị năm hoặc vùng miền.....
- Tên biểu đồ
- Bảng chú giải
2. Cụ thể:
Ví dụ: dựa vào bảng 18.1 vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiều vung Đông Bắc và Tây Bắc.
Bảng 18.1: Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung Du và miền núi Bắc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thanh Tân
Dung lượng: 158,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)