CÁCH ỨNG PHÓ KHI CÓ ĐỘNG ĐẤT

Chia sẻ bởi Hồ Thăng Ty | Ngày 28/04/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: CÁCH ỨNG PHÓ KHI CÓ ĐỘNG ĐẤT thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN VÙNG HUYỆN BẮC TRÀ MY

TẬP HUẤN
PHÒNG NGỪA GIẢM NHẸ THIÊN TAI
DIỄN TẬP ỨNG PHÓ ĐỘNG ĐẤT
Bắc Trà My, ngày 12/ 10/ 2012
Mục tiêu Hội thảo
Nhằm nâng cao kỹ năng và phương pháp trong công tác phòng ngừa và ứng phó với thiên tai
Biết được khái niệm, nguyên nhân và đặc điểm của động đất
Biết những việc cần làm trước và khi có động đất xảy ra
Xây dựng kế hoạch diễn tập PNGNTT, ứng phó với động đất tại trường học và cộng đồng
Nắm được diễn tiến và quá trình hoạt động của 1 hoạt động diễn tập
Biết được các hành động Sơ cấp cứu và kỹ thuật sơ cứu tai nạn thường xảy ra khi sơ tán
Như: Sơ cứu chảy máu, Xử trí choáng, Kỹ thuật băng bó - Cố định gãy xương và Vận chuyển nạn nhân
1. Động đất là gì
a. Khái niệm: động đất là sự rung động của mặt đất, được tạo ra bởi các dịch chuyển đột ngột của các khối địa chất trong lòng đất, các vụ nổ núi lửa, các vụ trượt lở đất, sụp đổ hang động…

Động đất hay địa chấn là một sự rung chuyển hay chuyển động lung lay của mặt đất. Động đất thường là kết quả của sự chuyển động của các phay (geologic fault) hay những bộ phận đứt gãy trên vỏ của Trái Đất hay các hành tinh cấu tạo chủ yếu từ chất rắn như đất đá. Tuy rất chậm, mặt đất vẫn luôn chuyển động và động đất xảy ra khi ứng suất cao hơn sức chịu đựng của thể chất trái đất. Hầu hết mọi sự kiện động đất xảy ra tại các đường ranh giới của các mảng kiến tạo là các phần của thạch quyển của trái đất (các nhà khoa học thường dùng dữ kiện về vị trí các trận động đất để tìm ra những ranh giới này). Những trận động đất xảy ra tại ranh giới được gọi là động đất xuyên đĩa và những trận động đất xảy ra trong một đĩa (hiếm hơn) được gọi là động đất trong đĩa.
Đặc điểm

Động đất xảy ra hằng ngày trên trái đất, nhưng hầu hết không đáng chú ý và không gây ra thiệt hại. Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng và gây tử vong bằng nhiều cách. Động đất có thể gây ra đất lở, đất nứt, sóng thần, nước triều giả, đê vỡ, và hỏa hoạn. Tuy nhiên, trong hầu hết các trận động đất, sự chuyển động của mặt đất gây ra nhiều thiệt hại nhất. Trong rất nhiều trường hợp, có rất nhiều trận động đất nhỏ hơn xảy ra trước hay sau lần động đất chính; những trận này được gọi là dư chấn. Năng lực của động đất được trải dài trong một diện tích lớn, và trong các trận động đất lớn có thể trải hết toàn cầu. Các nhà khoa học thường có thể định được điểm mà các sóng địa chấn được bắt đầu. Điểm này được gọi là chấn tiêu. Hình chiếu của điểm này lên mặt đất được gọi là chấn tâm.
Nguyên nhân:
có 3 nhóm nguyên nhân gây ra các trận động đất:
Do hiện tượng sụt lở các lỗ rỗng trong vỏ quả đất;
Do núi lửa phun trào;
Do các vận động bên trong trái đất làm tích tụ năng lượng tại vùng phát sinh động đất và được gọi là động đất kiến tạo. Trên 90% các trận động đất quan trắc được đều thuộc loại động đất kiến tạo
Nguyên nhân
Nội sinh: liên quan đến vận động phun trào núi lửa, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm, các hoạt động đứt gãy.
Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào Trái Đất, các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn.
Nhân sinh: Hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt hoặc áp suất chất lỏng, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất.
Ngoài ra còn phải kể đến hoạt động âm học, đặc biệt là kỹ thuật âm thanh địa chấn.
Vậy động đất là gì? Tại sao nó nguy hiểm như vậy?
Trước hết ta phải biết rằng động đất thường phát sinh trong những vùng không bền của vỏ trái đất. Nguyên nhân của nó là do những chuyển động bất thình lình bên trong lòng đất. khi bộ phận nào đó bên trong vỏ trái đất, không chịu được nữa thì xảy ra động đất.Sóng chấn động chuyển đến mặt đất, mặt đất sẽ bị rung động, khi nghiêm trọng có thể dẫn tới tai hoạ.
người ta nhận thấy có những cuộc động đất không gây thiệt hại nào cả. nhưng cũng có nhiều cuộc động đất rất khủng khiếp, làm sụp đổ cả toà nhà vĩ đại và giết nhiều sinh mạng.
Khi động đất xảy ra, khởi đầu người ta nghe thấy?
những tiếng động ở dưới đất nghe vang dội như sấm. tiếp đó đất bỗng nhiên rung chuyển và chuyển động theo nhiều cách:
   Chuyển động thẳng: bàn, ghế, tủ, giường, nhà cửa và mọi thứ bị bắn tung lên. Tuy nhiên đây lại là hiện tượng rất hiếm thấy.
   Chuyển động nằm ngang: vách tường, cột đèn điện, cây cối nằm xuống theo cùng một phương, rồi lại đứng dậy.
   Chuyển động gợn sóng: mặt đất uốn éo như những gợn sóng, đường xe lửa trở nên ngoằn ngoèo.
   Chuyển động xoay tròn: là do sự phốI hợp của ba chuyển động trên: các cột trụ, bức tường bị xoay tròn nhưng vẫn còn thẳng đứng.sau đó, mặt đất trở lại yên lặng nhưng ta vẫn nghe thấy những chấn động phụ tiếp diễn trong thời gian dài.
Độ Richter

1–2 trên thang Richter: Không nhận biết được
2–4 trên thang Richter: Có thể nhận biết nhưng không gây thiệt hại
4–5 trên thang Richter: Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể
5–6 trên thang Richter: Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng bị nứt
6–7 trên thang Richter: nhà cửa hư hại nhẹ
7–8 trên thang Richter
Mạnh, phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc hiện tượng sụt lún trên mặt đất.
8–9 trên thang Richter: Rất mạnh, phá hủy gần hết cả thành phố hay đô thị, có vết nứt lớn, vài tòa nhà bị lún
>9 trên thang Richter: Rất hiếm khi xảy ra
>10 trên thang Richter: Cực hiếm khi xảy ra
Độ lớn của động đất M:
-  Những trận động đất có M > 7 không xảy ra khắp mọi nơi mà thường tập trung ở những vùng nhất định, gọi là đới hoạt động địa chấn mạnh.
Mức độ nguy hiểm của động đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và huyện Bắc Trà My:
SƠ ĐỒ KHU VỰC THEO DÕI CẢNH BÁO SÓNG THẦN TRÊN BIỂN ĐÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 264/2006/QĐ-TTg
ngày 16 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

 Bắc Vịnh Bắc Bộ
 Nam Vịnh Bắc Bộ
 Vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi
 Vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận
Vùng biển từ Bình thuận đến Cà Mau
 Vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang
 Vịnh Thái Lan
 Bắc biển Đông
 Giữa biển Đông
 Nam biển Đông
Thảo luận nhóm
Hãy xác định những việc cần làm
Trước khi có động đất xảy ra
Khi có động đất xảy ra
Sau khi có động đất xảy ra
Ứng phó với động đất:
Trước khi xảy ra động đất:
Dự trữ nước uống, đồ ăn đóng hộp, đèn pin, pin, radio, bông băng, thuốc chữa bệnh thông thường, thay đổi khi hết hạn sử dụng;
Không đặt các vật nặng lên giá đỡ cao; không đặt giường ngủ sát cửa kính;
Những vật dụng trong nhà dễ ngã đổ, rơi xuống, nên được gắn chặt vào tường nhà để khi lung lay cũng không rơi xuống đất gây thương tích;
Các đồ đạc nặng như kệ sách, tủ, chén bát…. nên đặt xa khỏi các cửa ra vào, các nơi thường lui tới để khi ngã đổ vẫn không chắn lối ra và nên gắn chặt vào tường nhà;
Theo dõi thông báo và chỉ dẫn của cơ quan phòng chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn.
Trong lúc động đất
Nếu động đất xảy ra trong lúc trong nhà, chui xuống một gầm bàn lớn hay giường nếu nó có thể chịu được nhiều vật rớt. Như thế khi nhà sập vẫn có khí thở. Nếu bàn chuyển động, đi theo bàn.
Nếu không có gầm bàn thì tìm góc phòng hay cửa mà đứng. Tránh cửa kính.
Tránh xa những vật có thể rơi xuống.
Che mặt và đầu để khỏi bị các mảnh vụn trúng.
Nếu điện cúp, dùng đèn pin. Đừng dùng nến hay diêm vì chúng có thể gây hỏa hoạn.
Nếu động đất xảy ra trong lúc ở ngoài đường, tránh xa các tòa nhà và dây điện. Tìm chỗ trống mà đứng.
Nếu động đất xảy ra trong lúc lái xe, ngừng xe ở lề đường. Tránh các cột điện, dây điện, và đường cầu.
Đăc biệt, nếu đang ở trong các tòa nhà cao tầng:
Tuyệt đối không được dùng thang máy vì khi có động đất thì hay kèm theo mất điện và nếu dùng thang máy thì sẽ bị kẹt.
Cũng nên tránh xa các khu vực có cửa kính, đèn điện treo.
Nghiên cứu cho thấy có khá nhiều người bị thương là do cố ra khỏi tòa nhà cao tầng ngay lập tức hoặc chạy sang các chỗ khác cùng tòa nhà. Hầu hết thương vong liên quan tới động đất do bị tường đổ, các mảnh kính bị vỡ và văng vào người.
Khi xảy ra động đất:

Nếu động đất xảy ra khi đang ở trong nhà, ngay lập tức chui xuống gầm bàn hay gầm giường để tránh các vật rơi xuống đầu và nếu nhà sập vẫn có không khí để thở. Nếu không có gầm bàn thì chạy đến góc phòng mà đứng, không chạy ra khỏi nhà khi có chấn động do động đất gây ra. Sau khi chấn động ngừng mới rời khỏi phòng, nhà nếu cần;
-     Khi di chuyển ra khỏi nhà cần lấy các vật che trên đầu như gối, cặp sách, cặp tài liệu;
-     Nếu động đất xảy ra khi đang ở ngoài đường thì phải lánh nạn ở những bãi đất trống, chạy tránh xa các tòa nhà, tường cao, cây to và đường dây điện để tránh sập đổ;
-     Nếu động đất xảy ra khi đang ở gần bờ biển thì phải đề phòng sóng thần do động đất xảy ra ở đáy biển;
-     Sau chấn động đầu tiên thường có thời gian yên tĩnh, sau đó mới có chấn động mới, do đó không nên hoảng sợ. Chấn động mới có thể xảy ra sau vài phút, vài giờ thậm chí sau vài ngày tùy thuộc động đất mạnh hay yếu.
Sau Khi xảy ra động đất:

Kiểm tra thử có ai bị thương không. Đừng di chuyển người bị thương trừ khi họ ở gần dây điện hay những nguy hiểm khác. Gọi cấp cứu nếu có người tắt thở. Nếu bị nhà sập, gây tiếng động để kêu cứu.
Chuẩn bị cho các trận dư chấn, những trận động đất gây ra bởi trận động đất vừa xảy ra. Tuy chúng nhỏ hơn, chúng vẫn có thể gây ra thương tích.
Mở rađiô để xem có tin tức khẩn cấp không.
Động đất có thể làm đứt dây điện, gas, hay nước. Nếu ngửi thấy có mùi hôi, mở cửa sổ và tắt đường gas, đừng tắt mở máy nào hết, và ra ngoài. Thông báo các nhà chức trách.
Đến nơi đã chọn để tụ họp và tính đầy đủ.
Hãy ghi nhớ 10 điều sau để giúp bạn bình tĩnh trong khi động đất xảy ra
Nguyên tắc1: Bảo vệ bản thân và gia đình mình!
Những sự rung lắc mạnh đầu tiên của trận động đất chỉ diễn ra trong một vài phút. Hãy nấp dưới những cái bàn vững chắc như bàn ăn, bàn làm việc… để chống đỡ và bảo vệ đầu mình khỏi những đồ vật rơi xuống.
Nguyên tắc 2: Ngắt các nguồn ga, lò sưởi dầu… ngay khi bạn cảm thấy động đất, nếu lửa bùng ra, cần dập tắt nhanh chóng !
Hành động nhanh của bạn khi dập lửa sẽ ngăn ngừa những thảm họa lớn. Hãy tạo thành thói quen tắt nguồn ga thậm chí cả trong những trận động đất nhỏ.
Nguyên tắc 3: Tránh việc vội vã đi ra khỏi nhà của mình !
Thật nguy hiểm để vội vã ra khỏi nhà. Kiểm tra cẩn thận tình hình xảy ra xung quanh mình và cố gắng hành động một cách bình tĩnh
Nguyên tắc 4: Mở cửa để đảm bảo lối thoát!
.
Đặc biệt trong những căn hộ bê tông cốt sắt, cửa có thể bị biến dạng do động đất mạnh và không thể mở ra, bạn có thể bị nhốt ở trong phòng. Để tránh tình trạng trên, phải mở cửa ngay lập tức để đảm bảo đường thoát ra ngoài.
Nguyên tắc 5: Khi ở ngoài trời, bảo vệ đầu và tránh xa khỏi những vật gây nguy hiểm.
Nếu bạn gặp phải động đất khi đang ở ngoài trời, bạn nên bảo vệ mình khỏi những khối tường bê tông đổ xuống và các đồ vật rơi xuống như các bộ phận của cửa sổ, các biển tên cửa hàng, biển quảng cáo. Trú ẩn tại tòa nhà an toàn hoặc nơi có không gian ngoài trời rộng
Nguyên tắc 6: Nếu bạn ở cửa hàng lớn, siêu thị, rạp hát hoặc các địa điểm tương tự, theo sự chỉ dẫn của nhân viên
Ở những nơi đông người, một vài người có thể hoảng sợ. Tránh để bị hốt hoảng theo và cần bình tĩnh
Nguyên tắc 7: Đỗ xe vào sát lề đường, Việc lái xe có thể bị cấm tại một số khu vực !
Lái xe vì những việc cá nhân, ích kỷ làm cho sự hỗn loạn trở nên tồi tệ hơn. Lắng nghe đài để có hành động phù hợp.
Nguyên tắc 8: Cẩn thận đá rơi, lở đất và sóng thần.
Tại những nơi có nguy hiểm vì đá rơi, lở đất và sóng thần, tìm nơi trú ẩn ở vị trí an toàn ngay.
Nguyên tắc 9: Di chuyển đến nơi trú ẩn bằng cách đi bộ hơn là đi xe ôtô, và chỉ mang theo những vật cần thiết!
Lái xe ôtô có thể gây ra tắc đường và gây trở ngại cho xe cứu hỏa và các hoạt động cứu viện cho người bị nạn. Vì vậy di chuyển đến nơi trú ẩn bằng cách đi bộ thay vì đi ôtô. Khi di chuyển, chỉ mang theo những vật bạn cần.
Nguyên tắc 10: Tránh việc hiểu nhầm vấn đề vì tin đồn sai, cố gắng thu thập và hành động theo những thông tin đúng!
Trong thảm họa con người thường có khuynh hướng hiểu nhầm vấn đề vì tin đồn sai và những thông tin không chính xác. Cố gắng có được thông tin chính xác được cung cấp bởi các phương tiện thông tin đại chúng, chính quyền sở tại, trạm cứu hỏa và cảnh sát .
Chuẩn bị
sơ tán
sơ tán để giúp người dân và chính quyền địa phương biết cách xử lý các tình huống liên quan đến hệ thống cảnh báo sớm trong bão, lũ, động đất và quy trình sơ tán

Mục tiêu của diễn tập sơ tán
Mục tiêu cụ thể:
Sau khi tham gia diễn tập sơ tán, 90% trong tổng số số ……. người tham gia (với các vai trò khác nhau) sẽ:
Hiểu được các tín hiệu cảnh báo về lũ và động đất
Hiểu được cách thức truyền thông trong trường hợp khẩn cấp và những hành động ứng phó phù hợp
Biết cách quản lý thời gian trong trường hợp khẩn cấp
Biết cách quản lý thời gian trong trường hợp khẩn cấp
Cung cấp phương tiện để hỗ trợ những người cần sơ tán từ những khu vực có nguy cơ cao đến những nơi sơ tán đến đã được xác định trong kế hoạch (đặc biệt là những người dễ bị tổn thương)
Hỗ trợ sơ cấp cứu và cứu nạn trong suốt quá trình sơ tán .
Thực hiện biện pháp để phòng các bệnh liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường trong trường hợp bão, lũ, động đất .
Ai nên tham gia
Trưởng thôn & ban quân dân chính thôn (5 người)
Các thành viên của đội xung kích thôn (10 người)
Tình nguyện viên và những người đã được tập huấn sơ cấp cứu của thôn (25 người)
Các y tế thôn và một số người đã tham gia khóa tập huấn về nước sạch, vệ sinh (5 người )
1 trưởng thôn, 2 thành viên đội xung kích của các thôn khác, 2 YTT, 2 sơ cứu viên ở các thôn có nguy cơ cao, tổng cộng 35 người( chọn 5 thôn có nguy cơ cao)
Lãnh đạo xã
Đại diện BCH PCLB huyện (3 người)
Nhân viên Tầm nhìn Thế giới (2 người)
Dân trong diện phải sơ tán (100 người)
THẢO LUẬN NHÓM
Sắp xếp cho phù hợp theo chu trình cho phù hợp
Chu trình quản lý thiên tai

Tái thiết
Phòng ngừa
Phục hồi
Ứng phó
Giảm nhẹ HH
Thiên tai
THẢO LUẬN NHÓM
Chu trình quản lý thiên tai
Phục hồi
Tái thiết
Phòng ngừa
Ngăn ngừa, giảm nhẹ
Thiên tai
Ứng phó/
cứu trợ
Tái thiết
Phòng ngừa
Phục hồi
Ứng phó
Giảm nhẹ HH
MƠ HÌNH H?I T?
Thảm họa
HIỂM HỌA
TTDBTT
Lũ lụt
Hạn hán
Bão
Giông sét
Sạt lỡ
Ngập úng
.
Sự kiện châm ngòi
Điều kiện không an toàn
Tổn thất:
Tính mạng,
Nhà cửa, Tài sản và cơ sở hạ tầng
Xáo trộn cuộc sống
Ở những địa điểm nguy hiểm
Nhà ở không an toàn
Cách kiếm sống dễ gặp nguy hiểm
Nguồn sống không ổn định
Không có tiết kiệm
Thiếu kỹ năng
Thiếu các tổ chức ở địa phương
Thiếu sự đoàn kết, thống nhất
Tiêu cực,chấp nhận số phận
Chủ quan coi thường..
v.v...
Giới thiệu Phương châm 4 tại chỗ
Chỉ huy Tại chỗ
Lực lượng Tại chỗ
Phương tiện Tại chỗ
Hậu cần Tại chỗ
BCH PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO- HỘI CHỮ THẬP ĐỎ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN VÙNG
HUYỆN BẮC TRÀ MY - QUẢNG NAM

NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHO MỘT CUỘC DIỄN TẬP

BCH PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO- HỘI CHỮ THẬP ĐỎ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN VÙNG
HUYỆN BẮC TRÀ MY - QUẢNG NAM

THÀNH PHẦN THAM GIA DIỄN TẬP

BCH PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO- HỘI CHỮ THẬP ĐỎ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN VÙNG
HUYỆN BẮC TRÀ MY - QUẢNG NAM

NHỮNG PHƯƠNG TIỆN, VẬT TƯ CHO MỘT CUỘC DIỄN TẬP
Xin Chân thành Cám ơn!
Chúc thành công
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thăng Ty
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)