Cac phuong phap chung minh hinh hoc

Chia sẻ bởi Anh Tuấn | Ngày 16/10/2018 | 53

Chia sẻ tài liệu: cac phuong phap chung minh hinh hoc thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

I. Chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau.  1. Hai cạnh tương ứng của hai tam giác bằng nhau. (lớp 7)  2. Hai cạnh bên của tam giác cân, hình thang cân.(lớp 7) 3. Sử dụng tính chất trung điểm.(lớp 7)  4. Khoảng cách từ một điểm trên tia phân giác của một góc đến hai cạnh của góc.(lớp 7)  5. Khoảng cách từ một điểm trên đường trung trực của một đoạn thẳng đến hai đầu đoạn thẳng.(lớp 7)  6. Hình chiếu của hai đường xiên bằng nhau và ngược lại. (lớp 7)  7. Dùng tính chất bắc cầu.  8. Có cùng độ dài hoặc cùng nghiệm đúng một hệ thức.  9. Sử dụng tính chất của các đẳng thức, hai phân số bằng nhau.  10. Sử dụng tính chất đường trung tuyến của tam giác vuông, đường trung bình trong tam giác.(lớp 8)  11. Sử dụng tính chất về cạnh và đường chéo của các tứ giác đặc biệt.(lớp 8)  12. Sử dụng kiến thức về diện tích.(lớp 8)  13. Sử dụng tính chất hai dây cách đều tâm trong đường tròn.(lớp 9)  14. Sử dụng tính chất hai tiếp tuyến giao nhau trong đường tròn.(lớp 9)  15. Sử dụng quan hệ giữa cung và dây cung trong một đường tròn.(lớp 9) Các phương pháp chứng minh trong hình họcII. Chứng minh hai góc bằng nhau.  1. Hai góc tương ứng của hai tam giác bằng nhau. (lớp 7)  2. Hai góc ở đáy của tam giác cân, hình thang cân.(lớp 7,8)  3. Các góc của tam giác đều.(lớp 7)  4. Sử dụng tính chất tia phân giác của một góc.(lớp 7)  5. Có cùng số đo hoặc cùng nghiệm đúng một hệ thức.  6. Sử dụng tính chất bắc cầu trong quan hệ bằng nhau.  7. Hai góc ở vị trí đồng vị, so le trong, so le ngoài.(lớp 7) 8. Hai góc đối đỉnh.(lớp 7)  9. Sử dụng tính chất hai góc cùng bù, cùng phụ với một góc khác.(lớp 6)  10. Hai góc tương ứng của hai tam giác đồng dạng.(lớp 8)  11. Sử dụng tính chất về góc của các tứ giác đặc biệt.(lớp 8)  12. Sử dụng tính chất của tứ giác nội tiếp.(lớp 9)  13. Sử dụng tính chất của góc ở tâm, góc nội tiếp, góc giữa tia tiếp tuyến và dây cung cùng chắn một cung trong đường tròn hay hai đường tròn bằng nhau.(lớp 9)  III. Ch. minh một đoạn thẳng bằng ½ đoạn thẳng khác.  1. Sử dụng tính chất trung điểm.  2. Sử dụng tính chất đường trung tuyến trong tam giác vuông.  3. Sử dụng tính chất đường trung bình trong tam giác.  4. Sử dụng tính chất tam giác nửa đều.  5. Sử dụng tính chất trọng tâm của t.giác.  6. Sử dụng hai đồng dạng với tỉ số ½.  7. Sử dụng quan hệ giữa bán kính và đường kính trong một đường tròn.  III. Ch. minh một đoạn thẳng bằng ½ đoạn thẳng khác.  1. Sử dụng tính chất trung điểm.  2. Sử dụng tính chất đường trung tuyến trong tam giác vuông.  3. Sử dụng tính chất đường trung bình trong tam giác.  4. Sử dụng tính chất tam giác nửa đều.  5. Sử dụng tính chất trọng tâm của t.giác.  6. Sử dụng hai đồng dạng với tỉ số ½.  7. Sử dụng quan hệ giữa bán kính và đường kính trong một đường tròn.  IV. Chứng minh một góc bằng nửa góc khác.  1. Sử dụng tính chất tam giác nửa đều.  2. Sử dụng tính chất tia phân giác của một góc.  3. Sử dụng số đo tính được hay giả thiết cho.  4. Sử dụng quan hệ giữa góc ở tâm, góc nội tiếp và góc giữa tia tiếp tuyến và dây cung cùng chắn một cung trong đường tròn.  V. Chứng minh hai đường thẳng vuông góc.  1. Hai đường thẳng đó cắt nhau và tạo ra một góc 900.  2. Hai đ. thẳng đó chứa hai tia phân giác của hai góc kề bù.  3. Hai đường thẳng đó chứa hai cạnh của tam giác vuông.  4. Có một đường thẳng thứ 3 vừa song song với đường thẳng thứ nhất vừa vuông góc với đường thẳng thứ hai.  5. Sử dụng tính chất đường trung trực của đoạn thẳng.  6. Sử dụng tính chất trực tâm của tam giác.  7. Sử dụng tính chất đường phân giác, trung tuyến ứng với cạnh đáy của tam giác cân.  8
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Anh Tuấn
Dung lượng: 52,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)