Biển đảo

Chia sẻ bởi Nguyễn Trương Yến Nhi | Ngày 28/04/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: biển đảo thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN THANH KHÊ

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN TRÃI
ĐỀ TÀI :

BIỂN ĐẢO
Học sinh: Huỳnh Thị Khánh Vy
Lớp : 9/3
Năm học : 2012 - 2013
Nội dung
* Vị trí địa lý
* Khí hậu
* Khoáng sản
* Kinh tế
-Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, giữ vị trí chiến lược về địa – chính trị và địa – kinh tế mà không phải quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài hơn 3.260 km trải dài từ Bắc tới Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, đảo quốc trên thế giới
-Bên cạnh nhiều đảo lớn nhỏ khác, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã thuộc về lãnh thổ Việt Nam. Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô và bãi cạ
-Quần đảo Trường Sa nằm giữa Biển Đông về phía Đông Nam nước ta, phía Nam quần đảo Hoàng Sa,


+ Việt Nam có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.

+ Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô nằm giữa Biển Đông. Từ lâu Hoàng Sa cũng như Trường Sa đã thuộc lãnh thổ Việt Nam với tên Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa.

+ Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo trong vùng biển rộng khoảng 15.000 km2 chia ra làm 2 nhóm

Khí hậu:
-Biển đảo Việt Nam có khí hậu nhiệt đới,nắng gió thất thường
-Điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng của Hoàng Sa và Trường Sa rất khắc nghiệt: nắng gió, giông bão thường xuyên, thiếu nước ngọt, nhiều đảo không có cây.
-Quần đảo Trường Sa không chỉ là vị trí quân sự chiến lược án ngữ phía Đông Nam nước ta, bảo vệ vùng biển và hải đảo ven bờ, mà còn là một vùng có trữ lượng lớn phốt phát khá lớn, có nhiều loại động thực vật và có thể có nhiều dầu.



Khoáng sản:
- Biển Việt Nam có nhiều khoáng sản quý như :
+ San hô
+ Cát thủy tinh
+ Đá   
- Dưới đáy biển nước ta có nhiều khoáng sản quý như: thiếc, ti tan, đi-ri-con, thạch anh, nhôm, sắt, măng gan, đồng, kền và các loại đất hiếm. Muối ăn chứa trong nước biển bình quân 3.500gr/m2.
- Một số mỏ sa khoáng có ý nghĩa kinh tế như các mỏ có chứa Inmenit, Rutin,Monazit, Ziacon và các biểu hiện Manhêtit, Caxiterit, Vàng, Crôm, Corindon, Topa, Spiner,...Những mỏ đang khai thác là Quảng Xương, Thanh Hóa mỏ Cẩm Hoà ,mỏ Kẻ Ninh ,mỏ Kẻ Sung,mỏ Đề Gi, mỏ Hàm Tân
- Mỏ sắt: Lớn nhất Việt nam là mỏ Thạch Khê nằm ở ven biển Hà Tĩnh có trữ lượng 532 triệu tấn.

Linmonit và glauconit tồn tại dưới dạng kết vón phân bổ trên diện rộng có chiều dày 0,2- 1,5m ở độ sâu 20 – 30m nước, những vùng tập trung đã được khoanh định, nhưng chưa nghiêncứu sâu và đánh giá tiềm năng.

Tiềm năng phát triển kinh tế:
- Hải sản: Ở vùng biển nước ta đến nay có khoảng 2.040 loài cá gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có giá trị kinh tế cao khoảng 110 loài. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 3 triệu tấn/năm.
Rong biển: Trên biển nước ta có trên 600 loài rong biển là nguồn thức ăn có dinh dưỡng cao và là nguồn dược liệu phong phú.
- Dầu mỏ: Vùng biển Việt Nam rộng hơn l triệu km2 trong đó có 500.000km2 nằm trong vùng triển vọng có dầu khí. Trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam có thể chiếm 25% trrữ lượng dầu dưới đáy biển Đông. Có thể khai thác từ 30-40 ngàn thùng/ngày (mỗi thùng 159 lít) khoảng 20 triệu tấn/năm. Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn quy dầu. Ngoài dầu Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khoảng ba nghìn tỷ m3/năm.
Giao thông-du lịch:
Giao thông: Bờ biển nước ta chạy dọc từ Bắc tới Nam theo chiều dài đất nước, với 3.260km bờ biển có nhiều cảng, vịnh… rất thuận liện cho giao thông, đánh bắt, hải sản. Nằm liên trục giao thông đường biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương, trong tương lai sẽ là tiềm năng cho ngành kinh tế dịch vụ trên biển (đóng tàu, sửa chữa tàu, tìm kiếm cứu trợ, thông tin dẫn dắt...).
- Du lịch: Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vụng, vịnh, hang động tự nhiên đẹp, là tiềm năng du lịch lớn của nước ta.

    
+ Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội. Đó là các đảo như: Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc.
+ Các đảo ven bờ gần có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và cũng là căn cứ để bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta. Đó là các đảo thuộc huyện đảo Cát Bà, huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), huyện đảo Côn Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu), huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang)...    
+ Hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên các đảo có thể lập những căn cứ kiểm soát vùng biển, vùng trời nước ta, kiểm tra hoạt động của tàu, thuyền, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta. Đó là các đảo, quần đảo như: Hoàng Sa, Trường Sa, Chàng Tây, Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cô Tô, Bạch Long Vĩ...
Cuộc sống của những người lính:
- Cuộc sống của các chiến sĩ trên đảo rất khó khăn, gian khổ nhưng họ vẫn có niềm vui tuổi trẻ và luôn yêu đời. Họ sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc vì độc lập - tự do và điều đó là niềm tự hào của một con người Việt nam.





Trước kia, tình hình biển đông giữa ta và Trung Quốc rất căng thẳng, có nguy cơ chiến tranh, chúng ta chỉ thương lượng với chúng để giảm bớt căng thẳng. Hiện nay, tình hình biển Đông đã dần ổn định nhưng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta nản lòng, các anh lính trên hai quần đảo này vẫn ra sức để bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Chúng ta phải cảm ơn những người lính nay và cố gắng ra sức học thật giỏi để trở thành người có ích cho xã hội





Phần trình bày của em đến đây kết thúc.
Kính chúc Thầy sức khỏe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trương Yến Nhi
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)