Bc 2009

Chia sẻ bởi Ngô Sỹ Tiến | Ngày 16/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: bc 2009 thuộc Địa lí 9

Nội dung tài liệu:

SỞ Y TẾ TỈNH VĨNH PHÚC
CHI CỤC DÂN SỐ- KHHGĐ
________

Số: 02/BC- CCDS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
_______________________

Vĩnh Yên, ngày 09 tháng 02 năm 2010


BÁO CÁO
TỔNG KẾT CÔNG TÁC DÂN SỐ- KHHGĐ NĂM 2009
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2010
__________________

Trong những năm quạ công tác Dân số và kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân được nâng lên rõ rệt; cơ cấu dân số dần được ổn định, mức sinh thay thế (trung bình mỗi phụ nữ có 2 con) được duy trì từ năm 2001 đến nay, bình quân số con của một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 1,98 con, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 8,8%; chất lượng dân số được nâng lên, cơ cấu dân số trẻ là điều kiện thuận lợi, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh.
Năm 2009 là năm thứ 2 công tác DS-KHHGĐ được chuyển giao cho ngành y tế quản lý, điều hành. Được triển khai trong bối cảnh cụ thể với những thuận lợi và khó khăn sau:
Thuận lợi
Công tác DS-KHHGĐ luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể các cấp. Sự chỉ đạo, giúp đỡ của Bộ Y tế bằng các Chỉ thị, Nghị quyết.
Việc chuyển chức năng, nhiệm vụ DS-KHHGĐ sang ngành y tế tạo thuận lợi trong việc gắn kết công tác truyền thông giáo dục với việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ và huy động toàn ngành y tế tham gia thực hiện công tác DS-KHHGĐ.
- Tổ chức bô máy làm công tác DS-KHHGĐ đã được các cấp quan tâm củng cố kiện toàn và bổ sung cán bộ cũng như đảm bảo các điều kiện hoạt động và tô chức thực hiện các mục tiêu chương trình.
- Là năm triển khai Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 1/4/2009, đánh giá kết quả công tác DS-KHHGĐ giai đênh 1999-2009
Khó khăn:
Bên cạnh các thuận lợi nêu trên, công tác DS-KHHGĐ còn nhiều khó khăn và thách thức:
- Hiện tại số người trong độ tuổi sinh đẻ của Vĩnh Phúc cao, mỗi năm có khoảng 18 nghìn phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ. Là tỉnh phát triển nhanh về công nghiệp thu hút nhiều lao động từ ngoài tỉnh vào và chủ yếu là người trẻ tuổi. Nhận thức của một số người dân còn hạn chế, vẫn còn tâm lý muốn sinh nhiều con và phải có con trai. Công tác quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ có nơi, có lúc chưa được quan tâm một cách đúng mức.
- Việc triển khai Nghị định 13,14/2008/NĐ-CP của Chính phủ và các hướng dẫn của trung ương trong quá trình củng cố. Tổ chức bộ máy DS-KHHGĐ kéo dài, cán bộ DS-KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở tâm tư, làm việc cầm chừng, chờ ổn định tổ chức, một số huyện, thị đã điều động cán bộ, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác DS-KHHGĐ cho cơ quan khác gây không ít khó khăn cho công tác DS-KHHGĐ.
- Hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành DS-KHHGĐ bị gián đoạn do cán bộ tuyến huyện biến động, máy tính được bàn giao cho ngành khác dẫn tới việc thực hiện cập nhật thông tin không đầy đủ.
Nhiều vấn đề mới về DS và SKSS nảy.sinh như: Quy mô dân số 1ớn, mật độ dân số cao và vẫn tiếp tục tăng; cơ cấu dân số biến động mạnh; mất cân băng giới tính khi sinh ngày càng nghiêm trọng; tỷ lệ người cao tuổi tăng nhanh; chất lượng dân số còn thấp; nhiều vấn đề về sức khoẻ sinh sản chưa được giải quyết.
Trong năm 2009. Với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Sở Y tế. Chi cục DS-KHHGĐ đã tham mưu, hướng dẫn phối hợp với các huyện, thị, thành phố trong quá trình củng cố, ổn định tổ chức bộ.máy, chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ công tác DS-KHHGĐ đạt được một số kết quả như sau:

PHẦN THỨ NHẤT
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC DS-KHHGĐ NĂM 2009
_______________

I. CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC:
* Ở tỉnh:
Năm 2009. Chi cục DS-KHHGĐ đã tham mưu trình Sở Y tế và các cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về công tác DS-KHHGĐ như:
Ngày 25/3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Sỹ Tiến
Dung lượng: 116,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)